Thiện Tùng
12/04/2020
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh- Nhà “Cách mạng không ngừng” |
Đọc Hồi ký “Rồng Rắn” của tướng Trần Độ tôi càng nễ trọng ông
hơn. Chỉ duy nhứt một điều tôi không tán đồng với ông, đó là “từ
nay không nên dùng 2 từ “Cách mạng”.
Tôi biết chớ, ông Trần Độ là người trí thức yêu nước, Ông hiến
dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức bất
công. Có lẽ vì Ông không hài lòng đối với những người nhơn danh “Cách mạng” mà
làm quá nhiều điều sai trái, nên Ông “dị ứng” với hai chữ “Cách mạng” theo
nghĩa hẹp ấy mà thôi. Chớ là một vị tướng, một trí thức tên tuổi, làm gì Ông
không hiểu 2 chữ cách mạng theo nghĩa rộng trên mọi lãnh vực: Cách mạng về Khoa học Kỹ
thuật, cách mạng về Chính trị Tư tưởng, cách mạng về Văn hóa, Xã hội…
Cách mạng là “thay
cũ đổi mới, cái mới phải tiến bộ hơn cái cũ”-
dẫm chân tại chỗ đã là phản cách mạng.
Nhờ nhận thức đúng 2 chữ “Cách mạng” nên về Khoa học Kỹ thuật
phát triển không ngừng / Về Chính trị Tư tưởng, thể chế chính trị Dân chủ Đa
nguyên, Nhà nước Pháp quyền thắng áp đảo đối với thể chế chính trị Độc tài
Phong kiến / Về Văn hóa Xã hội, những tệ tục, hủ tục…(1) phải nhường chỗ cho Văn
hóa đặc thù, truyền thống, văn minh tiên tiến.
Từ định nghĩa trên, nói “Cách mạng không ngừng” có lẽ xác đáng hơn nói “Cách mạng đến cùng”. Nếu nói cách mạng đến cùng là có điểm dừng, theo cảm nhận hay ý
muốn chủ quan. Ví như: Theo học thuyết Cộng sản,
xã hội loài người tất yếu phải trải qua 4 chế độ: Nô lệ, Phong kiến, Tư bản và
Cộng sản – Cộng
sản là chế độ ưu việt, là chế độ tột cùng, nó tồn tại miên viễn. Có lẽ vì nhận thức
chủ quan, phản khoa học như vậy, Đảng CSVN coi như mình đã đi tới đích của xã hội
loài người (Cộng sản), mới tung ra câu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”.
Ở lãnh vực khoa học không có tận cùng, có thể nói “chưa biết” chớ
không được nói “không thể biết”. Nghe nói nhưng chẳng biết có quả thật vậy
không: Ông
Nguyễn Trường Tộ đi Tây về báo với vua Tự Đức “bên Tây xe không ngựa mà chạy, đèn không dầu
mà cháy…”. Vua Tự Đức nổi trận lôi đình, cho đó là xàm ngôn, khi quân…,
hành tội ông Tộ. Nếu hiện nay vua Tự Đức còn sống chắc ông ngỡ ngàng không chỉ đèn
không dầu mà cháy, xe không ngựa mà chạy (?!).
Lâu nay, nhứt là lớp trẻ sanh sau 1975, trong đó có con tôi, thắc
mắc: Sao ngày càng có
nhiều người theo Đảng làm cách mạng, giờ đây lại “chỏi” lại Đảng? Đó có phải là hành động phản bội không? ..v.v…”.
Có áp bức bất công người ta mới làm Cách mạng để cải tạo xã hội. Gẫm lại xem, tuy không dùng 2 chữ Cách mạng,
nhưng tiền nhân, hết thế hệ nầy đến thế
hệ khác, thay phiên nhau chống áp bức bất công, cải tiến mọi mặt đời sống xã hội,
có nghĩa là tiền nhân đã làm cách mạng chớ không phải đợi đến khi có Đảng Cộng
sản.
Dân theo Đảng hay Đảng theo Dân? - Điều đó còn đang tranh luận.
Dựa vào thực tế, ý kiến “ăn khách” nhứt:”Đảng CS khai thác, lợi dụng lòng yêu nước của các từng
lớp nhân dân lập quyền và áp đặt chủ thuyết Cộng sản…”. Sở dĩ người ta phải chỏi lại Đảng CS là vì, khi cầm quyền, Đảng
để cho đảng viên của mình làm quá nhiều điều hại nước hại dân. Truy tìm xem, chỏi
lại Đảng phần lớn là những đảng viên lảo thành chân chính, theo đường lối Dân tộc,
chống độc đảng, độc tài, độc tôn, độc trị…độc ác, hèn với giặc ác với dân. Họ
phê phán, lên án Đảng CS có chứng cứ. không có sự phản bội Đảng ở đây, ngược lại
thì có.
Cách đây hơn năm, tôi có viết bài “Nợ Dân chủ khó đòi” với hàm ý Đảng CSVN còn thiếu nhân dân VN món nợ Dân chủ, đòi
hoài không trả, còn ỷ thế cậy quyền đánh đập, bắt nhốt những người đeo đòi nợ
Dân chủ.
Muốn biết rõ đâu là sự thật,
tôi xin lướt qua ngắn gọn chặn đường lịch sử: Nhơn danh Đảng Cộng sản Đông dương
“không ăn khách”, thất bại trong các cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Xô Viết Nghệ Tĩnh,
Nam kỳ Khởi nghĩa…, năm 1946, chính Hồ Chí Minh chớ không ai khác, tuyên bố giải
tán Đảng CS Đông Dương, đưa ra đường lối “Cách mạng Dân tộc Dân chủ” và “Đa
nguyên Chính trị”. Chủ trương nầy phù hợp với nguyện vọng của nhân dân,
được đại đa số nhân dân cả nước đồng tình, tham chiến, theo tiếng gọi “hồn
thiêng sông núi”:
Đã đứng dậy bao lần thất bại
trong căm hờn, trong uất hận
vô biên
ngày lại ngày như suối chảy
triền miên
chuông đã đánh âm thanh
vang khởi nghĩa.
Nguồn u uất vùng lên trong
nghĩa địa
trong nấm mồ Tổ quốc rêu
xanh
trong bao nhiêu xương máu
dân lành
trong nước mắt mồ hôi nhân
loại…
Từ năm 1951, ngoài Đảng CS Đông Dương lộn kiếp thành Đảng Lao động
VN, còn có Đảng Dân chủ, Đảng Xã Hội, Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam, Phái
Bình Xuyên, Cao Đài giáo và Hòa Hảo giáo lần lượt ra đời. Các Đảng Phái Đạo
giáo nầy cùng với đại đa số nhân dân Việt Nam cộng lực tiến hành cuộc “Cách mạng
Dân tộc Dân chủ” suốt 30 năm (1945-1975).
Năm 1975 coi như cuộc Cách mạng hoàn thành được vế Dân tộc (loại được ngoại xâm), lẽ ra phải
tiếp tục thực hiện vế Dân chủ mới
hoàn thành trọn vẹn cuộc “Cách mạng Dân
tộc Dân chủ”, Đàng nầy, tại Đại hội lần thứ tư năm 1976, Đảng Lao Động VN lại
lộn kiếp thành Đảng CSVN, nhận lớp vế Dân
chủ, giải tán về mặt tổ chức các đảng phái “chiến hữu”, kết tập đảng viên
các đảng bị giải thể nầy vào Đảng CSVN. Từ đó Đảng CSVN trở thành tạp chủng, hiện
tượng đồng sàng dị mộng xuất hiện ngày một đậm độ. Khi chiếm được quyền, một
mình một chợ, Đảng CSVN nhanh chóng hình thành hệ thống chính trị gồm Đảng +
Nhà nước chuyên chính + các Đoàn thể quốc doanh, mọi chi phí cho hệ thống chính
trị nầy đều từ tiền thuế của dân đóng góp. Khi hình thành được bộ máy chính quyền
chuyên chính, Đảng CSVN tha hồ tự tung tự tác: về đối ngoại lệ thuộc
ngày càng sâu vào Trung Quốc cả về chính trị và kinh tế; về đối nội cướp
bóc, hà khắc đối với nhân dân – “hèn với giặc, ác với dân” là câu nói ngắn gọn,
lột tả bản chất chế độ chính trị hiện hành?.
Đảng CSVN vốn tạp chủng
như đã nói ở trên, ngày càng tạp chủng hơn: từ năm 1976 đến nay những người xin
và được vào Đảng CSVN không phải vì mục tiêu lý tưởng Cộng sản, mà phần lớn họ
vào Đảng CS vì danh vọng, bạc tiền. Nếu không như vậy, hà cớ gì Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng luôn miệng nói chống “tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa” và luôn
tay “đốt lò” thiêu mà chắc không bao giờ hết những đảng viên thoái hóa, biến chất.
Bao giờ cũng vậy, hễ gian thì dối – nói dối đầy đàng thì đã có
gian đầy ngõ.
Người thì có người vầy người khác, người có lác (hắc lào) người
không. Chung quy chỉ có 3 hạng người:
1/ Thấy đúng bảo vệ, thấy sai đấu tranh – đáng nễ trọng.
2/ Thấy sao hay vậy, nắng bề nào che bề nấy, nịnh hót, theo đớm
ăn tàn – đáng chê trách.
3/ Bất chấp pháp lý, đạo lý (phải trái), ỷ thế cậy quyền, nhơn
danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng, dẫm lên xác đồng loại để
mưu danh, đạt lợi – đáng chửi rủa.
Vậy là hạng người thứ nhứt (thấy đúng bảo vệ, thấy sai đấu
tranh) là những người chân chính đáng nễ trọng. Họ quên mình, làm “cách
mạng không ngừng” chống lại áp bức bất công, dầu nó xuất phát từ thể chế
chính trị, băng nhóm hay cá nhân. Nếu đấu tranh “cải cách” không được thì “cải tổ” dầu phải hy sinh
tính mạng.
Người Cách mạng chân chính, hễ thấy đúng thì bảo vệ, thấy sai
thì đấu tranh không phân biệt thể chế chính trị, không phân biệt “có râu hay
không có râu”. Họ chỉ có công chớ không có tội. Họ “thi ân bất cầu báo”.
Chú thích:
(1) Ở lãnh vực Văn hóa, phong tục, tập tục cố giữ. Tệ tục, hủ tục đấu
tranh xóa bỏ càng sớm càng tốt. -/-
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire