13/07/2020

“CÔNG LÝ ĐẾN TỪ TÒA ÁN”?


Thảo Ngọc
 
Tiếp xúc cử tri huyện Đức Hòa, Long An, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ  Trương Hòa Bình cho rằng đối với vụ án Hồ Duy Hải chưa có cơ sở nói oan hay không oan.
Tại buổi tiếp xúc này, cử tri đã đặt câu hỏi về nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải mới được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm.


Trao đổi với cử tri, ông Trương Hòa Bình cho biết vụ án này Chủ tịch Quốc hội khi tiếp xúc với cử tri tại Cần Thơ cũng đã nói rõ. "Chúng ta chưa có cơ sở nói oan hay không oan nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng phán quyết của tòa án, xã hội văn minh  bao giờ cũng phải tôn trọng phán quyết của tòa án".
Theo ông Bình, tòa án xét xử trải qua nhiều cấp, phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bằng một thông tin, một phản ánh nào đó rồi nhận xét đánh giá oan hay không oan mà theo trình tự quy định của pháp luật từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm. Còn dư luận thì chỗ này lên án, chỗ kia nói oan, người này nói đúng, người kia nói sai. Việc này nói đúng sai thì công lý vẫn từ tòa án ra phán quyết chứ không tự mình nói ra được và phải theo trình tự thủ tục mà chúng ta phải tôn trọng(1).

Xin trao đổi với Phó Thủ tướng TrươngHòa  Bình  mấy nội dung sau:
1: Câu “Nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng phán quyết của tòa án, xã hội văn minh bao giờ cũng phải tôn trọng phán quyết của tòa án", không phải do bà CTQH NguyễnThị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ như ông nói.
BáoVietnamnet ra ngày 24/6/2020 có bài: “Chủ tịch Quốc hội trả lời cử tri về vụ án Hồ Duy Hải”.
Theo đó: Sáng 24/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri tại đây.
Cử tri Nguyễn Xuân Xinh, Trung tướng Công an, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Công an Cần Thơ trình bày: "Dư luận cho rằng các cơ quan tố tụng đã bỏ sót một số chứng cứ như tấm thớt, con dao… Như tôi đã nói ở trên vụ án này đặc biệt nghiêm trọng, được xã hội và cử tri quan tâm. Trước tình hình như thế, tôi xin hỏi quan điểm của UB Thường vụ Quốc hội trong vụ án Hồ Huy Hải”?
CTQH  trả lời:“Trước tình hình đó, UB Thường vụ Quốc hội đã họp và có chỉ đạo Uỷ ban Tư pháp xem lại báo cáo thẩm tra. Và, chúng tôi đã có một báo cáo gửi lên cơ quan có thẩm quyền để đề nghị họp lại, ngồi nghe lại một lần nữa. Việc này đang được các cơ quan xem xét nên hôm nay tôi chưa báo cáo kết quả như thế nào. Chúng ta cũng không có cơ sở nào để nói có oan hay không oan. Xin với cử tri là để cơ quan có trách nhiệm, chức năng xem xét đúng với pháp luật và sẽ có báo cáo”(2).

Trong câu trả lời của bà Ngân, không hề có câu “Nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng phán quyết của tòa án, xã hội văn minh bao giờ cũng phải tôn trọng phán quyết của tòa án".
Vậy mà ông Trương Hòa Bình đã “nhét” vào mồm bà Ngân câu nói này là có ý gì?  Phải chăng đây là cách mà theo dân gian thường nói là “Mượn oai hùm rung nhát khỉ”?
2: Ông Bình nói: “Việc này nói đúng sai thì công lý vẫn từ tòa án ra phán quyết chứ không tự mình nói ra được và phải theo trình tự thủ tục mà chúng ta phải tôn trọng”.
Vậy xin hỏi ông Bình: Chỉ cần nêu 3 trong số rất nhiều vụ án oan tại nước ta trong những năm qua, thì công lý có phải từ tòa mà ra không?
a: Vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Cái mà ông Bình gọi là “công lý” ấy, đã kết án  ông Nguyễn Thanh Chấn như thế nào? May là ông Chấn  là con liệt sĩ nên chỉ bị kết án chung thân. Và ông Chấn đã phải ngồi tù oan hơn 10 năm trời, chịu biết bao cay đắng tủi nhục. Sau này nhờ sự tố giác của gia đình ông Chấn, người ta bắt được chính hung thủ giết người là Lý Nguyễn Chung, nên ông Chấn mới được minh oan.
Nếu ông Nguyễn Thanh Chấn không phải là con liệt sĩ, thì chắc chắn  sẽ bị kết án tử hình. Nếu như ông Chấn bị tử hình thì ai là người đền mạng?
b: Vụ Hàn Đức Long ở Bắc Giang:
Trong vụ án này, ông Hàn Đức Long đã bốn lần bị tòa án cấp sơ thẩm (2 lần) và cấp phúc thẩm (2 lần) tuyên án tử hình, mặc dù tại các phiên tòa này thì ông Long đều kêu oan. Năm 2014, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm lần hai, tuyên hủy cả bản án hình sự sơ thẩm lần hai và phúc thẩm lần hai, và yêu cầu điều tra lại để làm rõ 6 vấn đề còn mâu thuẫn của vụ án. Sau đó, Viện KSND tỉnh Bắc Giang không làm rõ được các vấn đề này nên không đủ căn cứ buộc tội. Vì vậy, đến ngày 20 tháng 12 năm 2016,  sau 12 năm ngồi tù,  ông Hàn Đức Long được  thả.
Sau khi ra tù, ông Hàn Đức Long đã “vui vẻ” nhận “Huy hiệu 30 năm tuổi đảng”. Không biết khi ở trong tù, ông Hàn Đức Long sinh hoạt đảng ở chi bộ nào?
c:Vụ Huỳnh Văn Nén.
 BáoTuổi trẻ ra ngày 03/12/2015 có bài : Huỳnh Văn Nén: Vụ oan sai chưa từng có trong tố tụng”.
Bài báo viết: “ Bị buộc là hung thủ gây hai vụ giết người nhưng cuối cùng ông đã được minh oan - lịch sử tố tụng Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận một vụ oan sai kỳ lạ như ông Huỳnh Văn Nén”(3).

Trong vụ này, ông Nén có đến 50 lời khai nhận tội cơ đấy. Nhưng cuối cùng đã được minh oan. Vậy thì 50 lời khai nhận tội của ông Nén là do đâu? Vì ông Bình từng trưởng thành từ ngành công an, chắc là ông biết quá rõ câu trả lời rồi chứ?
Điều buồn cười là 12 đảng viên liên quan vụ án oan Huỳnh Văn Nén “thoát” kỷ luật về Đảng, chỉ  “rút kinh nghiệm sâu sắc” là xong.
Nói thêm về tiểu sử ông Trương Hòa Bình:
Theo Wikipedia:Trương Hòa Bình (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1955). Cha ông là Trương Văn Bang, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1954, ông Bang tập kết ra Bắc, công tác ở Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 5/1975, nghỉ hưu ở thành phố Hồ Chí Minh và mất tại đây năm 1981.



Mẹ ông là Nguyễn Thị Nho (tức Nguyễn Thị Một). Năm 1955, bà được phân công làm Chánh văn phòng Xứ ủy Nam Bộ, giúp việc trực tiếp cho ông Lê Duẩn khi ông Lê Duẩn còn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ(4).



Có 3 điểm đáng lưu ý:

1: Cha ông Bình ra Bắc năm 1954, ông Bình sinh 1955. Có nên đặt câu hỏi ở đây không?

2: Trong tiểu sử của ông Bình, phần về người cha thì ghi sơ sài, nhưng về người mẹ lại ghi rõ ràng chi tiết: Là người giúp việc trực tiếp cho ông Lê Duẩn từ năm 1955, nghĩa là ở kề cạnh ông Lê Duẩn những năm tháng  khi chồng bà đi xa?

3: Đã là Chánh văn phòng thì đương nhiên là người kề cận nhất, có mặt mọi lúc mọi nơi, luôn bên cạnh thủ trưởng của mình. Mà thời đó hoạt động trong rừng, có khi là dưới hầm bí mật nữa.



Mặc dù nhìn ông Bình có nhiều nét hao hao giống ông Lê Duẩn, nhưng không mấy người để ý. Tuy nhiên  tại sao tiểu sử của ông lại nhấn mạnh câu: “Giúp việc trực tiếp cho ông Lê Duẩn khi ông Lê Duẩn còn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ”?


Trở lại câu nói của ông Trương Hòa Bình tại Long An.
Bình luận về câu nói của ông Trương Hòa Bình, có người cho rằng: “ Ông Trương Hòa Bình nói sai rồi. Công Lý không phải đến từ tòa án, mà Công Lý đến từ Nhà hát kịch Hà Nội. Vì diễn viên hài Công Lý, người vừa được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, hiện là Phó giám đốc của nhà hát này”.
Tóm lại: Công Lý tại Việt Nam chỉ là một diễn viên hài.
 
Chú thích:
(1):(https://plo.vn/phap-luat/pho-thu-tuong-truong-hoa-binh-noi-ve-vu-an-ho-duy-hai-920499.html)
(2):(https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-tra-loi-cu-tri-ve-vu-an-ho-duy-hai-651386.html)
(3):(https://tuoitre.vn/huynh-van-nen-vu-oan-sai-chua-tung-co-trong-to-tung-1013980.htm).

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire