Thiện Tùng
25/7/2020
Muốn làm “Anh cả” thế giới, trước hết phải có
Uy tín, kế đến phải có sức mạnh về Kinh tế và Quân sự. Việc Mỹ có muốn tiếp tục
làm anh cả thế giới nữa hay không điều ấy chưa rõ, có điều chắc chắn rằng Mỹ
không muốn Trung Quốc làm anh cả thế
giới. Ví tham vọng bá quyền, khi làm anh cả, TQ sẽ gây thảm họa chẳng những đối
với Mỹ mà đối với cả nhân loại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng-Chủ Tập Cận Bình “sừng cồ”- Ảnh minh họa
|
Ghế anh cả thế giới Mỹ đang giữ, Trung Quốc
đang cố giành. Đây là cuộc tranh giành nẫy lửa, không khoang nhượng, có thể gây
tang tóc nếu không cho cả thế giới cũng từng khu vực, nhứt là khu vực Đông-Nam
Châu Á hiện nay.
Vai trò anh cả thế giới của Mỹ ngày một yếu
đi, nhất là từ khi Donald Trump lên làm Tổng thống nước Mỹ. Là anh cả mà nhỏ
mọn, so hơn tính thiệt từng ly từng tí với đàn em, nhứt là các nước đồng minh,
khiến cho đàn em không nễ phục, bất tuân.
Đây là cơ hội cho Trung Quốc cố vươn lên chiếm ghế anh cả thế giới để thực hiện mộng bá đồ
vương.
Trong
bối cảnh hiện nay, giữa Trung Quốc và
Mỹ, ai thu phục được ASEAN và làm chủ biển Đông Nam Á (Đông VN) (1) sẽ chắc chắn ngồi vào
ghế anh cả thế giới.
Lợi dụng lúc Mỹ đang dồn sức đối phó dịch
COVID 19, Trung Quốc lộng hành ở biển ĐNA, xâm phạm chủ quyền biển đảo các nước
ven biển nầy như VN, Phi, Mã, Indo, khiến cho các nước nầy “than trời trách
đất”, thưa gởi, tố cáo tùm lum.
Trước sự ngang ngược của Trung Quốc, Mỹ tung
hạm đội, tàu chiến… vào biển ĐNA, không
chỉ bảo vệ đường hàng hải quốc tế như Mỹ tuyên bố trước đây mà, theo báo Pháp
Luật TP HCM dẫn tin từ trang War on the Rock, sắp tới Mỹ sẽ thực hiện “Năm bước đi thông minh trên biển Đông VN”. Đó là: 1/ Trừng phạt kinh tế
Trung Quốc; 2/ Tăng cường tuần tra; 3/ Hộ trợ trực tiếp đồng minh và đối tác;
4/ Xây dựng năng lực của đồng minh và đối tác; 5/ Thúc đẩy các tuyên bố chung cứng
rắn. Được Mỹ hà hơi tiếp sức, các nước ASEAN nói
chung, các nước ven biển ĐNA nói riêng tin tưởng ở Mỹ hơn, đang kết thân với Mỹ
chống lại Trung Quốc.
Trước áp lực của Mỹ và cộng đồng ASEAN, dường
như TQ buộc phải thực hiện sách lược quen thuộc của mình “mềm nắn, rắn buông”. Gần đây, sau bước thách thức, răn đe không thành, TQ dịu giọng:
Yêu
cầu Mỹ xét lại thái độ và hành động của mình và cho Bộ ngoại giao bằng mọi cách
đường mật xoa dịu, lôi kéo các nước ASEAN đứng về phía mình.
Hổ thất vọng, bỏ cuộc săn mồi trước đàn Trâu quyết tử chiến - Ảnh minh họa
|
Về địa chính trị khu vực Đông Nam Á, VN tối
quan trọng đối với cả hai phía Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam ngã bên nào thì cán
cân nghiêng về bên ấy. Vì vậy bên nào cũng muốn lôi kéo Việt Nam đứng về phía
mình.
Trước diễn cảnh, có một số người lạc quan cho
rắng: “Coi như Việt Nam chấp nhận ngã về phía Mỹ để
“thoát Trung”.
Tôi cho rằng mơ ước, lạc quan đó là chình đáng
nhưng hơi sớm, có phần viễn vong, vì rằng: Trước sức ép của TQ, lãnh đạo VN giả
vờ ngã về phía Mỹ để mặc cả với TQ, diễn trò “đu dây” tạo thế cân bằng.
Trong lịch sử, không như những cường quốc
khác, Mỹ chưa hề thôn tính một nước nào nên không có thuộc địa. Dường như có
thói quen, khi thấy nước nào bị kẻ mạnh hà hiếp, Mỹ ra tay trợ giúp. Chính từ
đó phía đối địch gọi Mỹ là “Sen đầm” quốc tế (Cảnh sát quốc tế). Trước sức ép
ngày một nặng của TQ, đa số nhân dân VN muốn dựa vào Mỹ để giữ nước và phát
triển đất nước như Nhựt và Nam Hàn đã làm.
Vậy VN nên dựa vào Mỹ hay TQ?. Câu trả lời
chính xác là đa số người dân muốn dựa vào Mỹ, còn Đảng CSVN và số “ăn theo”
muốn dựa vào TQ. Bằng chứng là: Sau
khi kết thúc mật nghị cấp cao giữa 2 nước VN và TQ ở Thành Đô, Tổng Bí thư Đảng
CSVN Nguyễn văn Linh nói: “Tôi biết chớ, đi với TQ là mất nước, nhưng
mất nước còn hơn để mất Đảng”. Từ câu nói nầy của ông Linh, chẳng những
các Tổng Bí thư tiếp nối mà quan chức và hệ thống truyền thông VN đều khẳng
định như đinh đóng cột: “Đi với TQ mất nước, còn Đảng / Đi với Mỹ mất
Đảng, còn nước” . Muốn còn cả hai, từ lâu Đảng CSVN chủ trương “đu
dây” giữa Mỹ và TQ và thực hiện “3 không”: không cho đặt căn cứ quân
sự/ không liên minh / không dựa nước nầy chống nước kia.
Nhận
định như thế là cạn suy, nghĩ kỹ lại xem:
- Đi
với TQ mất Nước còn Đảng ư? – Mất tất
cả: mất nước, mất dân, mất Đảng, mất cả quốc kỳ, quốc ca. Mất nước có nghĩa là
“nhập Trung”, khi đã nhập Trung thì 2 chữ Việt Nam sau những danh xưng, danh
hiệu không còn tồn tại, ngay cả ngôi sao cờ Việt Nam cũng sẽ hòa nhập vào tóp
nhỏ cờ TQ. Khi Đảng CSVN nhập vào Đảng CSTQ
thì nó không còn là nó. Lúc đó Đảng CSTQ sẽ áp dụng triết lý thực dụng: “Con chó và người đi săn”- có nghĩa là khi con chó hết khả năng săn thì
người đi săn phải biết ăn thịt chó.
- Đi
với Mỹ còn Nước, mất Đảng ư? - Còn tất
cả: Đi với Mỹ còn Nước, còn Dân, còn
Đảng, còn Quốc kỳ, Quốc ca. Như đã nói, trong lịch sử, Mỹ không hề lấn chiếm
nước người. Vì vậy đi với Mỹ còn tất cả, kể cả Đảng Cộng sản. Bằng chứng là
hiện nay Đảng CS vẫn tồn tại ở nhiều nước, có cả ở một số nước lớn Phương
Tây. Do uy tín kém, Đảng CS không dám ra
tranh cử hoặc ra tranh cử chỉ có thua nên nó bị lu mờ. Mỹ là nước tôn trọng
nhân quyền, dân quyền, dân chủ. Đi với Mỹ, Đảng CS vẫn được quyền tồn tại, được
quyền cử người ra tranh cử trong các kỳ bầu cử phổ thông đầu phiếu. Nếu đắc cử
không được nhơn danh Đảng mà nhơn danh Nhà nước, sắp xếp lại bộ máy cầm quyền
quản lý xã hội theo nhiệm kỳ. Đi với Mỹ không được tự tôn, độc trị. Về chính
trị phải áp dụng thể chế Dân chủ Đa nguyên, Nhà nước Dân chủ Pháp quyền, Xã hội
Dân sự / Về kinh tế không được cộng, nhứt là về tư liệu sản xuát.
Trong khi TQ đang lâm vào cảnh “tứ bề thọ
địch”, đây là cơ hội VN “thoát Trung”, nhưng dường như Đảng CSVN lại tiếp tục
“đi đêm” với TQ?. Những ngày gần đây, Trung Quốc nói những gì với các nước
trong khối chưa rõ. Riêng đối với VN, ngoài trưởng Ban Tuyên Giáo Võ văn Thưởng
sang TQ “trao đổi lý luận” theo định kỳ, trong cuộc họp trực tuyến hôm 16/7/2020,
thứ trưởng Bộ ngoại giao TQ La Chiêu Huy trao đổi với thứ trường Bộ ngoại giao
VN Lê Hoài Trung về giải pháp thương lượng song
phương ở biển Đông VN và ngân hàng AIIB của TQ hứa sẽ cho VN vay 100 triệu USD. Và theo báo Người Việt News, cũng bằng cuộc họp trực
tuyến, Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh nói với đồng nhiệm Bộ trưởng
Ngoại giao TQ Vương Nghị: “Việt
Nam ủng hộ TQ về việc xử lý Tân Cương và Hồng Kông; VN Chấp nhận hợp tác song
phương với TQ” . Hợp tác song phương về việc gì
không nói rõ, có lẽ hợp tác khai thác chung dầu khí ở ven biển VN sau khi đình
hợp tác với Tập đoàn Rosneft Nga ở Bãi Tư Chính? . Rõ ràng, TQ lại dở trò: chưa thịt được VN thì để nó đó làm con mồi
dư trữ, trước mắt dụ nó, lợi dụng nó,
công khai hữu hảo với nó để ly gián nó với ít nhứt với Mỹ và ASEAN… Khi không
còn không còn chỗ dựa, VN sẽ phải chui vào nách TQ mà thôi.
Qua con đường ngoại giao những ngày qua, Việt
Nam và Trung Quốc “thì thầm, to nhỏ” với nhau khiến cho các nước, nhứt là các
nước ASEAN nghi ngờ VN lại “đi đêm” với TQ. Điều đáng lo ngại nhứt, với tính
khí bất thường, Tổng thống Trump có thể ra lịnh cho quân đội Mỹ rút khỏi biển
ĐNA nếu có việc gì đó làm ông không hài lòng. Nếu Mỹ rút khỏi biển ĐNA thì, các
nước tính sau, trước mắt TQ nhai nuốt VN không nhả xương. Nhớ lại xem, trước
khi chấp chánh, ngày 12/11/2016, Tổng
thống Mỹ Donald Trump trả lời những câu hòi của ký giả về quan hệ Mỹ với Việt
Nam, Ông nói:
“Đảng
Cộng sản Việt Nam ư?. Tôi nói thật, bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò
nước đôi, đi dây giữa chúng ta và Trung Quốc”.
“Họ
kêu gọi Mỹ và các nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển Đông và các vấn đề xung
đột liên quan đến Trung Quốc, nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Quốc
như một sứ giả chư hầu thời Phong kiến”.
“Tôi
là người ngay thẳng và không ưa những kẻ “2 lưỡi”. Những tay lãnh đạo Đảng CSVN
thậm chí còn có 3-4 lưỡi”.
“Không
có TPP gì cả. Không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả. Không cho xuất nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa... Và nếu
họ còn chơi trò lợi dụng nữa, chúng ta nên rút quân khỏi biển Đông… để cho “anh
em chúng nó xé xác nhau”. Cứ mặc xác nó,
để cho anh em nó xé xác nhau”.
Chuyện Quốc gia, Thế sự biến đổi không ngừng.
Tùy thuộc vào quan điểm, lập trường riêng tư, mỗi người có quyền cảm nhận nó
theo ý nghĩ chủ quan. Việc đúng sai hạ hồi phân giải ?. -/-
------------
Chú thích
(1)
Biển Đông Nam Á hay biển Đông Bắc Á là nói chúng nằm hướng nào của Châu Á.
Riêng Biển Đông Nam Á có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vị trí từng nước:
Trung quốc gọi là biển Nam Hải, Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippine gọi là
BiểnTây, Malaysia, Indonessia, Brunei gọi là Biển Bắc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire