25/08/2020

Chuyện trò với anh PHUS


Thiện Tùng

23/8/2020

Sau khi dự cuộc họp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành  Công an Nhân dân Việt Nam (19/9/1945-19/9/2020), anh PHUS đến tôi thăm chơi và nhờ tôi tìm bài viết  “Chuyện về một đại tá Công an” của Lê Hồng Lâm  viết về anh được đăng trên báo điện tử Ấp Bắc. Vừa là đồng hương Bến Tre, vừa là bạn thân trong thời chinh chiến, tôi vui vẻ nhận lời, hứa sẽ gở ra và in màu cho anh 10 bộ.

Đại tá Công an Lê văn Phú (Lê Thân), sinh 27/9/1931,
ngụ 36/11 Lê Lợi, Phường 1, TP Mỹ Tho – Tiền Giang


Tên anh là Lê văn Phú, Bí danh là Lê Thân. Trong thời chiến gánh điện đài chúng tôi gọi chết danh anh là Ba PHUS – S là ký hiệu dấu sắc, thay vì đánh dấu sắc cho chữ s vào  trở thành Ba PHUS – nghe có vẻ Tây.

Trước khi về hưu, anh Phú là phó Chánh Thanh tra Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an), Nhà nước địa phương Tiền Giang hóa giá cho anh một căn nhà cấp 4 ở trong hẽm, cách nhà tôi khoảng 100m đường chim bay.

Cũng phải thôi, vì tuổi cao, bộ nhớ của anh hạn chế tiếp nhận cái mới, mỗi khi gặp nhau, anh hỏi có chuyện gì mới không?”. Tôi nói chuyện mới anh ghi nhận hơi khó, lần quầng anh làm chủ “sân cỏ”, cao hứng tuôn ra bao chuyện đời xưa tôi nghe biết mệt luôn!.

Có lẽ, đọc báo, nghe/xem đài Quốc doanh riết cũng chán, anh sắm điện thoại thông minh khổ nắm hở tay . Anh may cái túi rút bỏ điện thoại vào đó, thương xuyên đeo trên cổ, khi rảnh móc ra vuốt săn tìm tin tức.  Khổ nỗi, già tay đâu còn mềm mại, anh vuốt trật lên trật xuống, đôi khi tự cằn nhằn, trông thật đáng thương.

Khi tôi giao 10 bộ bài viết về anh của Lê Hng Lâm, anh mừng ngó thấy. Anh đưa cho tôi xem phong bì của thủ trưởng anh gởi thăm và tặng cho anh 3 triệu đồng. Tôi hỏi:

-  Nếu bỏ phiếu lãnh đạo Công an anh bỏ cho ai?.

-  Dĩ nhiên là ông nầy – Anh khẳng định.

Tôi nói gần xa gợi suy: “ Ở đất nước người ta, khi sử dụng công quỷ để thực hiện chính sách Xã hội, họ giao cho cơ quan chức năng làm việc ấy; Còn ở Việt Nam ta không giống ai, chia khối ngân quỷ ấy ra cho từng quan chức đương quyền, với danh nghĩa cá nhân tặng trực tiếp cho người mình muốn tặng.  Thử hỏi, tại sao không giao việc nầy cho ngành chủ quản? Bộ định tạo uy tín cá nhân để kiếm phiếu thì trong các kỳ bầu cử sao?”.

Nghe tôi nói thế, anh “không hoan hô cũng không đả đảo”, cau mày giây lâu rồi khẳng định:

-  Cán bộ thanh tra bao giờ cũng ngay ngắn, liêm khiết.

-  Không hẳn như thế đâu anh Ba ơi – tôi nói: Với anh là đúng, với  Tổng Thanh tra  Trần văn Truyền là sai.

-  Ờ hén!. Vậy thì câu nói dân gian “người có người vầy người khác, người có lác người không” vẫn còn có giá trị?
– Anh gợi suy.

 -  Chớ sao. Ở nước ta hiện nay, quan chức tham nhũng không còn là cá biệt. Tiện đây tôi kể chuyện ông Bao Chửng cho anh nghe rồi về, nay con cháu tôi từ Sài Gòn về thăm:

"Theo lịch sử thời nhà Tống bên Tàu, Bao Chửng tự là Hy Nhân, còn gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Hắc Tử. Ông nầy được vua Tống giao cho nhiệm vụ vừa Thanh tra vừa Xét xử, có quyền “tiền trảm hậu tấu”. Ông Chửng là ông quan liêm chính, xử tội không có “vùng cấm”. Tội chết: đối với Dân “Cẩu đầu trảm”; với quan cấp thấp “Hổ đầu trảm”; với quan cấp cao hay Vương tộc “Long đấu trảm”- biểu trưng: đầu Chó ngự trên dao là chém Dân; đầu Hổ ngự trên dao là chém quan thấp; đầu Rồng ngự trên dao là chém quan cao.

Bao Thanh Thiên (Bao Chửng)


Một hôm ông ngồi trên kiệu đi thanh tra một vụ án gì đó, hai Nông dân đứng ép bên lề đường, một người nói: “Đây là ông Bao Công, một ông quan thanh liêm có một không hai”. Người kia nói lại: “Anh nói sao tôi nghe vậy. Nhưng hãy chờ xem, chớ trên đời nầy hễ quan thì tham”."

Thôi anh nghỉ, tôi về, chắc lũ nhỏ đã về tới rồi.  -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire