Thảo Ngọc
Đại tướng Lương Cường
Nói “trôi dạt” bởi vì sau Kỳ họp QH thứ 11
vừa qua, chúng ta thấy với những màn “miễn nhiệm” ngang xương khi chưa hết
nhiệm kỳ theo luật, và những đề bạt mới, thì những vị trí quan trọng quanh
chiếc “mâm vàng” đã hết chỗ. Ghế Trưởng ban Tổ chức TƯ, Trưởng ban Tuyên giáo
TƯ, và Trưởng ban Dân vận TƯ, Chủ tịch UB Mặt trận.v.v. là những chức mà ông
Lương Cường có thể nắm giữ với một UVBCT, đã có chủ.
Thế nhưng màn kịch “miễn nhiệm” cũng không trọn vẹn, khi có hai người nhất quyết “làm đúng luật”, ngồi hết nhiệm kỳ. Đó là Phó TT Trương Hòa Bình và Phó CTQH Đỗ Bá Tỵ. “Bao giờ có QH mới tao mới hết nhiệm vụ. Tao không chịu rút trước thì làm gì tao”?
Từ khi ĐH 13 ĐCSVN kết thúc, nhìn bộ QP có 2 UVBCT, ai cũng nghĩ ông Lương Cường sẽ lên làm BTQP như Ngô Xuân Lịch trước đây. Để cho tướng chỉ huy trận mạc Đỗ Bá Tỵ sang QH “ngồi chơi xơi nước”. Dư luận đặt câu hỏi rằng, giả sử chiến tranh nổ ra thì sẽ lấy “ông BTQP không đọc được bản đồ tác chiến, và ông Đại tướng không biết bắn súng” ( lời của tướng Lê Mã Lương) ra chống giặc ư?
Thế nhưng những chiếc loa của hệ thống truyền thông quốc doanh đang mở hết công suất ca ngợi sự “thành công tốt đẹp” của kỳ họp quốc hội vừa qua, tán tụng bộ máy mới, những gương mặt đầy triển vọng, đầy chất anh hùng ca, thậm chí còn khai thác những hình ảnh thời chăn trâu cắt cỏ, tuổi thơ dữ dội của đương sự. Chỉ chưa thấy đồng chí nào học đèn đom đóm xuất hiện mà thôi. Tất cả chỉ nhằm nói rằng, kỳ này đã “sáng suốt hơn những kỳ trước”, đã lựa chọn được những nhân vật xứng đáng, mở ra một tương lai cực kỳ sán lạn, và tiếp tục ca bài “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay”.v.v.
Nhưng, nếu chúng ta để ý, thì hầu như đại hội đảng hoặc kỳ họp quốc hội nào cũng “thành công rực rỡ ”, không có đại hội/kỳ họp nào dở cả, không có sự lựa chọn nào không sáng suốt cả. Thế nhưng đằng sau cái sáng suốt của mỗi kỳ đại hội hay bầu cử, thì mặt trái của nó dần dần được phơi bày khi bộ máy đi vào vận hành. Trước đó, có ai dám nói đảng và quốc hội kém sáng suốt, chọn nhân sự sai đâu. Cuối cùng vẫn tòi ra một lũ mọt nước hại dân, từ UVBCT cho đến UVTƯ, từ bộ trưởng cho đến tướng lĩnh, thi nhau đục khoét và “ăn không từ một thứ gì của dân. Cuối cùng lần lượt phải tra tay vào còng.
Nội các chính phủ hiện nay có 2 người là giáo sư, tiến sĩ, 3 người là phó giáo sư, tiến sĩ . Ngoài ra, có 9 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, chỉ có 1 cử nhân. Rất hoành tráng.
Nhưng người dân hy vọng gì khi một bộ trưởng GTVT có cái BOT Cai Lậy vô lý chặn huyết mạch nuôi sống cả nước mà suốt bao nhiêu năm không giải quyết nổi. Cái con rắn Cát Linh - Hà Đông đầy tai tiếng và tốn kém, sau hơn chục năm trễ hẹn vẫn chưa dám đưa vào hoạt động. Thế mà Thể cá tra vẫn tại vị.
Người dân hy vọng gì khi một bộ trưởng TN&MT vẫn ủng hộ việc phá rừng làm thủy điện, mặc cho lũ lụt và lở đất gây nên những thảm họa kinh hoàng, đã bị một phụ nữ dân tộc vặn cho cứng họng?
Người dân hy vọng gì khi một bộ trưởng Bộ Công thương xuất thân từ cán bộ đoàn, làm bí thư tỉnh mà để Đường Nhuệ lộng hành trong địa phương mình hàng chục năm. Nay nhờ nịnh thối một phát mà phất lên?
Trở lại vấn đề ông Lương Cường. Hiện Thượng tướng Phan Văn Giang(sinh năm 1960) đã là BTBQP. Chắc chắn sẽ lên đại tướng, nhưng dù sao vẫn là đàn em ông Lương Cường (sinh năm 1957) cả tuổi đời và cấp bậc.
Vậy chẳng lẽ ông Lương Cường chịu giữ chức cũ, là Chủ nhiệm TCCT, chấp nhận khom lưng làm cấp dưới cho đàn em mình? Nếu vậy thì BQP có 2 UVBCT. Không thể “một rừng hai cọp” được.
Kể cả dù muốn làm một bộ trưởng nào đó cũng không còn chỗ. Hay phải chấp nhận làm phó cho một ban nào đó cho hết nhiệm kỳ và về vườn?
Phải chăng phải có một vụ té lầu, hay sự xâm nhập bất ngờ của virus lạ, mới giải quyết được vụ này?
Không biết khi duyệt nhân sự các thành viên của BCT khóa này, “Anh bạn vàng Bốn tốt” có tính đến tình huống éo le này không nhỉ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire