21/05/2021

“Dân chủ tào lao” gây xôn xao dư luận

Thiện Tùng

20/5/2021

 

Có quan niệm chưa chắc đúng “Khi người ta chăm chú nhìn mình, quan tâm đến mình, đó là điều hạnh phúc. Để có hạnh phúc, những người bình thường, thậm chí tầm thường ví dụ như: Một cô gái sắc diện kém, cố nâng cấp bằng cách mặc, trang điểm lạ thường để câu khách nhìn / Một cầu thủ ra sân cỏ phải mặc sắc phục như đồng đội, chỉ còn hớt, nhuộm, để tóc theo kiểu nầy kiểu nọ cho khác biệt những cầu thủ khác để kháng giả chú ý đến mình / Một học giả hay chính trị gia… cũng cố tạo dấu ấn cho riêng mình. Ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Thủ tướng, tân Chủ tịch nước CHXHCNVN  dường như cũng thích làm điều đó?.

Chiều 9/5/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ứng cử viên Quốc hội khóa XV tiếp xúc, vận động cử tri tại đơn vị bầu cử số 10 thuộc huyện Củ Chi – TPHCM.


Ngoài phô diễn về cử chỉ, phong thái, chẳng biết có quá đáng không, nếu phong danh hiệu “nhà sáng tạo ngôn ngữ” cho ông Nguyễn Xuân Phúc?. Ông sáng tác những câu nói để đời:

Khi làm thủ tướng

- Trong trong một cuộc hội nghị, khi đọc bài phát biểu, ông Phúc đọc 3 chữ viết tắt với 3 âm tự “Vờ, Cờ, Lờ” (V,C,L) khiến cho người nghe ngơ ngác không biết V,C,L có ý nghĩa gì. Khi ngẫm nghĩ mới hiểu ra đó là 3 chữ viết tắt  3 nước Đông Dương: Việt Nam, Campuchia, Lào. 

 

- Việt Nam phải là thủ phủ Tôm của thế giới. (khi ông nói về xuất khẩu Tôm). 

 

- Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới.

 

- Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước.

 

- Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghệ cao.

 

- Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam.

 

- Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

 

- Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo.

 

- Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hồng Kông.

 

- Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới.

 

- Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh.

 

- Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới.

 

- Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo.

 

- Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước.

 

- Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại.

 

- Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.

 

- Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài.

 

- Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế.

 

- Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam.

 

- Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên.

 

- Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện.

 

- Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước.

 

- Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ.

 

- Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

 

- Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên.

 

- Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông.

 

- Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế cả nước.

 

Khi làm Chủ tịch nước

 

Vừa ngồi vào ghế Chủ tịch nước, Đảng giới thiệu ông Phúc ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Ông tự chọn ứng thí ở Sài Thành, đơn vị bầu cử Củ Chi . Vào chiều 9/5/2021, khi tiếp xúc cử tri nơi đây, Ông hứa hẹn thì ít, chỉ đạo hơi nhiều. Phần nói về Dân chủ, Ông cho ra đời cụm từ “Dân chủ tào lao”. Khiến mấy ngày qua “phe ta” và “phe địch” khen chê về cụm từ “Dân chủ tào lao” nầy mà có phần xao lãng nạn  dịch Corona Vũ Hán.

 

Qua theo dõi, thấy chư vị bàn về Dân chủ chưa lột tả được bản chất của Dân chủ Cộng sản và Dân chủ Tư sản, tôi có một số ý kiến bổ sung:  

 

Dân Chủ Cộng sản (XHCN)

 

Dân chủ XHCN là dân chủ có lãnh đạo - đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN theo nguyên tắc xin - cho, chẳng hạn:

 

- Ai muốn ra ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp  phải được Đảng cho phép, bằng không khi hội nghị “hiệp thương” Mặt trận, cánh tay nối dài của Đảng, sẽ tìm mọi cách loại ra tại vòng 1 – còn gọi là vòng “gởi xe”.

 

- Tuy không nói ra, nhưng “Đảng chọn, Dân bầu” đã trở thành nguyên tắc bất di bất dịch. Dường như được phân công rạch ròi: Chỉ Đảng mới có nhiệm vụ chọn người, Dân chỉ có nhiệm vụ đi đông, bầu đủ, bầu đúng – đủ là đủ số lượng theo quy định, đúng là đúng người có đức có tài.  Chọn người chỉ trong phạm vi danh   sách được Đảng chọn lựa và ghi danh – không được ghi thêm người vào danh sách ứng cử…

 

- Đảng cho nói mới được nói. Đảng bảo nói gì thì nói nấy không được trái lịnh. Được nói bất cứ chuyện gì miễn có lợi cho Đảng, không được ngược lại…

 

- Muốn ra báo tư nhân, muốn xuất bản ấn phẩm nào đó phải xin phép, khi Đảng cho mới được làm… - chưa bao giờ thấy Đảng cho. 

 

- Muốn lập hội hè gì đó, dầu mang tính chất “Xã hội Dân sự” cũng phải xin phép và chỉ được lập khi được cho -  trong thực tế không thấy cho, chỉ thấy cấm…

 

- Muốn hội họp bàn việc gì hay biều biểu tình yêu sách nọ kia phải được Chính quyền cho phép… 

 

 Điểu 25 Hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 2013) có ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…” Cuối điều 25 nầy có mở ngoặc “Việc thực hiện các quyền nầy do pháp luật quy định”.

 

Dư luận xã hội đã và đang thắc mắc:

- Chính Đảng CSVN thông qua và đưa ra Hiến pháp ghi rõ như thế, rồi cũng chính Đảng CSVN “khắc khe” với dân như nói trên, vậy có phải Đảng CSVN vi phạm Hiến Pháp không?

 

Trách nhiệm trả lời  thắc mắc nầy thuộc về Ban Tuyên Giáo Đảng. Nhân đây tôi dự đoán: Có lẽ Hiến Pháp của Việt Nam chủ yếu dành cho đối ngoại? Nhưng điều 25 Hiến pháp 2013  cũng có mở ngoặc “Việc thực hiện các quyền nầy do luật quy định”. Khi chưa có luật thì phải rán chờ thôi?.

 

- Việc không ra được luật đâu phải lỗi của người dân? – cũng là một thắc mắc.

 

 Đúng rồi - theo tôi: Đó là quyền và trách nhiệm của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan Lập pháp do  Đảng cử, Dân bầu ra đó chớ ai?. Họ không làm tốt chức tránh, phía cử chịu một phần, phía bầu cũng phải chịu một phần, còn đỗ lỗi cho ai, than phiền nỗi gì?!.

 

Dân chủ Tư sản

 

Lúc còn sống, Hồ Chí Minh thường nói: Trăm điều phải có Thần linh Pháp quyền”. Ý Cụ cụ muốn nói: Ra Hiến pháp hay Luật dầu có trăm ngàn điều đi chăng nữa cũng không được thiếu “Thần linh Pháp quyền” . Thần linh Pháp quyền mà Cụ nói là Tạo hóa – Tạo hóa sinh ra con người đồng thời  Tạo hóa cũng ban cho mỗi người quyền làm người (nhân quyền), họ có quyền tự do mưu sinh và hạnh phúc.

 

Dân chủ Tư sản cao rộng hơn Nhân quyền,  nó bao gồm: Nhân quyền (do Tạo hóa ban )  +  Dân quyền  (do pháp luật  Xã hội Tư sản ban) trở thành “Dân chủ Tư sản”. Dưới thể chế Dân chủ Tư sản, dân sống thoải mái, được làm bất cứ chuyện gì Pháp Luật (1) không cấm.

 

 Độc tài kiểu vua chúa ngày xưa “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” – trãm. 

Ông Nguyễn Xuân Phúc đứng ở góc độ Chủ tịch nước của một quốc gia theo thể chế chính trị Độc tài, ít nhiều còn ảnh hưởng vua chúa Phong kiến ngày xưa nên Ông cho rằng Dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cần quyền theo kiểu xin – cho là ưu việt hơn so với Dân chủ Tư sản tào lao. Cũng có thể ông rũa những người đòi thực hiện Dân chủ  Tư sản  là bọn tao lao? –  dùng từ ngữ dân gian  chửi khéo.

 

Độc tài bao giờ cũng luôn đối chọi với Dân chủ. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn Dân thì khao khát và đòi thiết lập thể chế chính trị Dân chủ, cỏn Đảng CSVN thì cố giữ thể chế chính trị Độc đảng, Độc tài. Đảng CSVN xem những người đòi Dân chủ là “thế lực thù địch”, cử người chửi rủa bằng những từ thô tục, kém văn hóa, chẳng hạn như: gánh Dư luận viên gọi  họ  đám Rận chủ”, số ăn theo, tát nước theo mưa, rảnh là, với vẻ bậm trợn, chửi một cách thô lỗ, trong số nầy tôi còn nhớ mặt gã MC Việt Cường được VTV1 rước lên đài truyền hình chủi tắt bếp những người góp ý, phê phán gẫm ra cũng có lý có tình: “Nếu Hành pháp khuyết nơi nào bổ nhiệm nơi ấy là cần thiết, nên làm, còn đàng nầy cùng một lúc bổ nhiệm mới toàn bộ hệ Hành pháp là không hợp pháp lý – kiểu đặt cày trước trâu. Thử hỏi, chỉ còn hơn tháng nữa là bầu Quốc hội, sao không chờ kết quả bầu cử rồi hãy bổ nhiệm?. Bổ nhiệm cả bộ máy trước nếu những ai đó rớt cử tính sao?. Đó là chưa nói họp tới họp lui, cử tới cử lui, ngoài  hao tốn tiền công quỷ  còn dễ gây mất đoàn kết nội bộ?..v.v…”  .

MC Việt Cường

 


Tôi  thấy và hiểu sao nói vậy, còn việc xác định Dân chủ Cộng sản hay Dân chủ Tư sản loại nào tốt hơn và nên theo loại nào đó là lập trường, quan điểm riêng tư của mỗi người. Có điều, cùng là người Việt Nam, nên nói năng nhã nhặn với nhau,  ngày tới tối cứ chửi bới nhau khiến cho thế giới chê cười?.-/- 

--------

Chú thích:

(1)  Theo tôi hiểu “Pháp Luật” là từ ghép. Pháp là Hiền Pháp, Luật là những Luật cụ thể hóa Hiếp pháp (Hiến Pháp là mẹ, các Luật là con). Nếu viết hay nói  Hiến pháp và Pháp luật dường như có sự trùng lập nhau dễ  ngộ nhận –  Nều viết thường thì thường hết, viết hoa thì hoa hết.

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire