25/08/2021

“Y chang”

Thiện Tùng

24/8/2021

“Y chang” là “y trang” – tôi nhái  kiểu nói ngọng ở miền Bắc Việt Nam cho vui vậy thôi.

Cuộc chiến 20 năm (1955-1975) ở Việt nam và cuộc chiến 20 ở Afghanistan (2001-2021) giống nhau như đúc. Đây là 2 cuộc 

Nội chiến mang yếu tố Cục bộ - đàng sau nó có những cường quốc Tư bản và Cộng sản hậu thuẫn.  


CHIẾN TRANH 20 NĂM Ở VIỆT NAM (1955-1975)

Bối cảnh: Ở Việt Nam, do Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc “Trường kỳ Kháng chiến” chống xâm lược Pháp và triều đại Phong kiến kéo dài 9 năm (1945-1954). Cuộc chiến nầy kết thúc bằng hiệp định Genève 1954, giữa một bên là Việt Minh, một bên là Pháp và vua Bảo Đại – có sự giám sát quốc tế. Uỷ ban giáp sát thực hiện hiệp định gồm có: đại diện phía Tư bản là Canada, đại diện phía Cộng sản là Ba Lan, đại diện phía Trung lập là Ấn Độ. Nội dung  cốt yếu  của hiệp định nầy: “VN tạm thời chia làm 2 miền Nam và Bắc, lấy vị tuyến 17 lành ranh, 2 năm sau (1956) hai miền hiệp thương tổng tuyển cử thống nhứt đất nước Việt Nam”.

 

Sau khi ký kết hiệp định Genève, nhiều chính khách Phương Tây và cả Tồng thống Mỹ đưa ra nhận định: “Nếu thực hiện Tổng tuyển cử, 80% dân chúng Việt Nam sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh. Nếu Việt Minh thắng cử thì làn sóng đỏ (Cộng sản) sẽ tràn xuống các nước Đông Nam Á ở phía Nam”. Vì vậy, Phương Tây, trực tiếp là Mỹ, quyết không để Tổng tuyển cử xảy ra, thực hiện kế sách: Đưa chính trị gia Ngô Đình Diệm, do Mỹ nuôi dưỡng từ lâu vế Nam VN, gian lận trong “Trưng cầu Dân ý”, truất phế Bảo Đại, dựng lên thể chế Chính trị “Việt Nam Cộng hoà” (VNCH), ông Diệm thủ vai Tổng thống.

 

1/ Nội chiến ở Nam VN

 

Nội chiến đơn phương:

Khi lên làm Tổng thống, ông Diệm thực hiện chế độ “Độc tài Gia đinh tri” và mở ra “cuộc chiến đơn phương”: Tảo thanh các giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên; Chèn ép Phật giáo; Ra luật 10/59 truy sát những người “Kháng chiến cũ”.

Nội chiến song phương:

Khi sức chịu đựng hết hạn, những lực lượng đối lập ở Nam VN liên minh liên kết với nhau nổi dậy, bắt nguồn từ cuộc Đồng khởi chống “Chế độ Độc tài Gia đình trị Ngô Đình Diệm và can thiệp Mỹ” long trời lở đất vào đêm 17/1/1960 trên cả tỉnh BếnTre rồi dần dần lan ra cả Nam VN. Thế là từ cuộc nội chiến đơn phương trở thành cuộc chiến song phương giữa một bên là Việt Nam Công hoà, có Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, một bên là  Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (Mặt trận), có Bắc VN, Liên Xô, Trung Quốc và phe Xã hội Chủ nghĩa hậu thuẫn.

 

 Dầu được Mỹ và đồng minh chi viện về mọi mặt, dù núp dưới thể chế VNCH, chế độ Gia đình trị Ngô Đình Diệm không được lòng dân, chậm lớn, còn Mặt trận được lòng dân mau lớn. 

Mặt trận áp dụng  chiến tranh Du kích, từ đương lối 2 chân (chính trị vũ trang) đến 3 mũi giáp công (Chính trị, vũ trang, binh vận), chỉ trong vòng 4 năm (1960-1964), đi từ không đến có, từ có ít đến có nhiều. Để thay đổi cục diện, tương quan lực lương giữa 2 phía, Quân Giải phóng miềm Nam tập trung lực lượng hình thành những tiểu, trung đoàn mở những cuộc tấn công lớn gây chấn động như các trận: Ấp Bắc, Bình Giả, Ba Gia, Phước Thành, Dương Liễu, Đèo Nhông… đẩy Quân đội VNCH vào thế bị động đối phó.

 

Trước tình cảnh, Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ định đổ quân vào tiếp sức với Quân đội VNCH, nhưng ông Diệm không đồng ý. Không thể tiếp tục hao tài tốn của chi viện cho gã đệ tử cứng đầu đang lãnh đạo một chế độ độc tài gia đình trị thúi nát, mất lòng dân, Mỹ chủ trương cho các tướng lĩnh VNCH đảo chánh, xoá sổ họ Ngô, lập nên Đệ nhị VNCH, một chính quyền Quân sự. Báo giới Phương Tây gọi cuộc đảo chánh nầy là Mỹ “thay ngựa giữa dòng”.

 

2/ Chiến tranh Cục bộ  ờ Nam VN

 

Chiến tranh Cục bộ về qui mô hẹp hơn Chiến tranh Thế giới cả về lượng nước tham gia và khu vực địa lý.

Mỹ đổ quân ào ạt vào Nam VN:

Được các tướng lĩnh Quân đội VNCH (Đệ nhị VNCH) đồng thuận, Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ đổ quân vào Nam VN. theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia):

 

<< Sau khi đã đưa một đại đội máy bay F-105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa “Hốc” vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965  (ngày Phụ nữ Qốc tế), Mỹ đổ 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 9 lính thủy đánh bộ từ Ô-ki-na-oa vào Đà Nẵng, mở đầu cho việc đưa quân chiến đấu vào  Nam VN. Ngày 1-4-1965,Tổng thống Giôn-xơn quyết định tăng thêm từ 18-20 nghìn quân yểm trợ Mỹ, đồng thời đổ thêm 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ vào Nam VN.  Đến ngày 17-7-1965, Giôn-xơn tiếp tục thông báo đưa thêm 44 tiểu đoàn lính Mỹ vào Nam VN và chấp nhận kế hoạch “Tìm diệt và Bình địnhcủa Oét-mô-len. Tính đến cuối tháng 9-1965, quân Mỹ và chư hầu có mặt ở  Nam VN đã lên tới 20 vạn quân, cùng với 7 vạn lính hải quân, không quân Mỹ  đang túc trực ở các căn cứ tại Gu-am, Phi-líp-pin, Thái Lan và Hạm đội 7 cũng trực tiếp tham chiến trên chiến trường Nam VN >>.

Ngày 8/3/1965, Mỹ đổ toán quân đầu tiên vào Đà Nẵng  - Nhựt ký 8/3/1965

Trận chiến ác liệt đầu tiên diễn ra tại Vạn Tường (Quảng Ngãi):

 <<Trận Vạn Tường là trận đánh chính trong cuộc hành quân Starlite do quân đội Mỹ tiến hành để thử nghiệm chiến thuật tìm diệt (search and destroy) diễn ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1965 tại thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách Căn cứ Chu Lai của quân đội Mỹ 17 km. Đây là trận đánh quy mô lớn đầu tiên giữa quân đội Mỹ và Quân Giải phóng Miền Nam VN trên bộ. Phía Mỹ thường gọi đây là Trận Chu Lai (Battle of Chu Lai)>>(cũng theo Wikipedia).

Từ 18 đến 24/8/1965, Thuỷ quân lục chiến (TQLC) Mỹ mở chiến dịch Starlite, tiêu  diệt Trung đoàn 1 chủ lực quân Giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Ngày15/8/2015, Kỷ niệm 50 năm trận chiến Vạn Tường, báo Quân đội Nhân dân VN viết: “Trung đoàn 1 chủ lực của Quân khu V Quân Giải phóng Miền Nam VN, do Lê Hữu Trữ làm Trung đoàn trưởng và Nguyễn Đình Trọng làm Chính ủy chỉ huy. Sau các trận giao chiến với các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Vùng I trong Chiến dịch Ba Gia (Sơn TịnhQuảng Ngãi), Trung đoàn nầy di chuyển về đóng quân ở khu vực Vạn Tường để nghỉ chỉnh đốn và bổ sung quân. Ngày 18 tháng 8 năm 1965, Mỹ mở cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” (Starlite) để thử nghiệm chiến thuật “tìm diệt” tại thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách Căn cứ Chu Lai của quân đội Mỹ 17 km. Đây là trận đánh quy mô lớn đầu tiên giữa quân đội Mỹ và Quân Giải phóng Miền Nam VN trên bộ. Phía Mỹ thường gọi đây là Trận Chu Lai (Battle of Chu Lai)”.

Ngày 19/8/1965, TQLC Mỹ bị thương trong chiền dịch Starlite khi giao chiến với Trung đoàn 1 chủ lực Quân Giải phóng tại Vạn Tường (Quảng Ngãi) – Times Page

Hết bước chọi nhau bằng súng đạn, đến bước chõi nhau bằng mồm mang yếu tố tâm lý chiến. Sau những ngày đọ sức “Nai vạt móng Chó cũng le lưỡi” nầy, mỗi bên thông tin một chiều không biết đâu mà rờ: Phía Mật trận tuyên bố “đã hạ được 900 binh lính Mỹ, 22 xe tăng, xe bọc thép, 13 máy bay bị bắn hỏng”. Phía Mỹ tuyên bố “đã tiêu diệt 614 Du kích Việt Công”.

Cuộc chiến tranh Cục bộ giữa 2 phe: Phía Mặt trận có Bắc VN, Nga, Tàu và các nước XHCN hậu thuẫn; Phía VNCH có Mỹ và một số nước đồng minh Mỹ hậu thuẫn. Về chiến thuật hai phía chõi nhau: Phía Mặt trận chủ yếu là dựa vào chiến tranh Du kích, khi cấn đánh lớn tập trung, sau đó phân tán áp dụng chiến thuật Du kích “xuất quỷ nhập thần”, đảm bảo chiến đấu dài hơi; Phía VNCH và Mỹ dựa vào phương tiện hiện đại với chiến thuật biển người, tốc chiến tốc thắng, không thể dài hơi. Khi bị đối phương gài vào thế chiến tranh Du kích, “như chó gậm vẻ rách”, càng gậm càng mắc răng. Chỉ sau 5 năm (1965-1970) Mỹ và đồng minh hao người, tốn của một cách vô lý, tỏ ra uể oải, tìm cách thương nghị với đối phương để rút quân trong danh dự.Thực tế cho thấy, chiến tranh bằng vũ khí, phương tiện hiện đại, với chiến thuật biển người chỉ có thể thắng khi đối phương chấp nhận trận địa chiến, chớ đối phương áp dụng chiến thuật chiến tranh Du kích “xuất quỷ nhập thần”… khó mà  đối phó, sớm muộn gì cũng  phải chào thua.

 

3/ Cuộc Nội chiến lần thứ hai ờ Nam VN (1973-1975).

 

Từ lâu VHCH sống nhờ thở hùn lỗ mũi với Mỹ, sau khi Mỹ và chư hầu rút quân và cắt viện trợ ( coi như rút ống thở), VNCH chỉ thở thì khịt, chờ tử vong.

Nếu thực hiện Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhứt đất nước theo tinh thần Hiệp định Paris (hay Genève) VNCH sẽ thua nhưng chắc chắn còn kiếm được chút cháo (một số ghế), còn đánh thì sẽ thua trắng tay. Điều đó Tổng thống Nguyễn văn Thiệu rõ hơn ai hết, nhưng “khóc nhục, than hen, rên yếu đuối”, Ông quyết chiến dầu phải “da ngựa bộc xương”. Ông chủ trương không thực hiện Hiếp định Paris, xua quân lấn chiếm vùng Mặt trận kiểm soát (gọi là xoá da beo). Khi đối phương phản ứng, Quân đội VNCH không thể chống cự. Đáng nói là không có tiền trả lương cho Quân đội, nhiều sư đoàn án binh bất động. Trước cảnh tình, ông Thiệu công khai đề nghị Chính phủ Mỹ viện trợ khẩn cấp 750 triệu đô-la để trả lương cho quân đội, Quốc hội Mỹ lắc đầu khiến ông Thiệu bực mình lên đài nói: “Đánh không đánh, đưa tiền cho người ta đánh cũng không đưa!”. Thế là ông Thiệu từ chức, bỏ “mặc xác tụi bây tiền… thầy bỏ túi” lên chuyên cơ đào vong - có lẽ trên chuyên cơ, ông Thiệu tiếc hùi hụi vì không kịp chở hơn 16 tấn vàng còn để lại tại kho.

Quân đội VNCH lâm vào thảm cảnh: Không đủ tiền trả lương cho binh sĩ / Phương tiện chiến tranh hư hỏng không có chuyên gia sửa chữa / Cơ số đạn các loại súng bị cạn kiệt dần / Tinh thần binh sĩ hoang mang tột độ / Nhiều sư đoàn không còn khả năng chiến đấu, chưa đọ sức với đối phương đã  tan rã như cơm nếp mắc mưa. Thế là Quân Giải phóng chưa đánh lớn mà Quân đội VNCH đã đầu hàng vô điều kiện. Cuộc Nội chiến lần thứ 2 kết thúc trưa 30/4/1975 không có tiếng súng, phần thắng thuộc về “Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam” (Mặt trận), cờ nửa đỏ nửa xanh, ngôi sao vàng ở giữa của Mặt trận thay cho cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH.

 

II.- CHIẾN TRANH 30 NĂM Ở AFGHANISTAN

 

Thế giới chiến lần thư 2 là Chiến tranh nóng. Sau Chiến tranh nóng là Chiến tranh lạnh mang ý thức hệ Tư bản và Cộng sản. Lạnh ở vỏ bề ngoài chớ bên trong nóng như núi lửa, sẽ phun lửa ở một nơi nào đó khi không thể kềm chế.

Sợ làn sóng đỏ-xanh tràn qua lại, “núi lửa” bùng phát ờ Nam VN kéo dài suốt 20 năm bắt đầu từ 1955 đến và tắt lịm vào 30/4/1975. Cũng sợ làn sóng đỏ-xanh tràn qua lại, “núi lửa” lại bùng phát ở nước Hồi giáo Afghanistan suốt 30 năm. 

 

1/ 10 năm Liên Xô và khối Liên minh Quân sự Vác-xa-va can thệp vào Afghanistan (1979-1989)

 

Những năm cuối của thập niên 70, cuộc nội chiến giữa nhiều phe phái ở Afghanistan ngày một tăng cao, ước tính có hàng triệu dân thường chết và số đông khác di tản ra nước ngoài.

Sợ Chính quyền Hồi giáo và các phe phái ngã về phương Tây, Liên bang Xô Viết (LX), phỏng tay trên, tìm mọi cách nhanh chóng đưa quân vào Afghanistan:

Tháng 12/1978, LX và Chính phủ Cộng hoà Dân chù Afghanistan họp song phương, ký Hiệp ước Hữu nghị có nội dung: “Cho phép Quân đội LX triển khai quân trên lãnh thổ Afghanistan trong trường hợp khi có yêu cầu từ phía Cộng hoà Dân chủ Afghanistan”.

Ngày 25/12/1979, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) Brezenev ra lịnh cho Quân đội LX và khối Liên mnh Quân sự Vác-xa-va chuẩn bị đưa quân vào Afghanistan trợ giúp cho Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Afghanistan theo yêu cầu của Chính phủ nầy.

Khi vào hùng hổ cờ, hoa

 Ngày 26/12/1979 LX đưa quân vào Afghanistan. Đến giữa thập năm 1980, Liên Xô tăng quân số ở đây lên đến 108.800 ngàn. Cuộc chiến tranh ngày một lan rộng ra toàn Afghanistan. Phái Taliban phải lui về căn cứ địa củ ở phía Nam, dựa lưng vào nước Pakistan.

Sau 19 lần bổ sung quân vẫn không thoát cảnh sa lầy. Khi đã sa lầy càng quậy càng lún sâu tận cổ.  Khi nhận ra hao người tốn của chẳng lợi ích gì, LX  cố vắt óc tìm giải pháp rút quân trong danh dự.

Sau khi Tổng Bí thư Brezhnev qua đời, Gorbachyov lên thay. Ông nầy một mặt chủ trương mở cửa giao thương với nước ngoài, mặt khác thúc đẩy việc rút quân ra khỏi Afghanistan để tránh tai tiếng. Được nội bộ thống nhứt, ấn định lịch rút quân từng bước, đợt cuối cùng vào ngày 15/2/1989.

 

Khi ra âm thầm, lăng lẽ
 ( Quân đội Liên Xô đã phải rút khỏi cuộc chiến hao người tốn của kéo dài 10 năm. Nguồn: wikipedia.org)

Vì sao LX phải hộc tốc rút quân?.  Cũng dễ lý giải: Một là kinh tế LX lụn bại / Hai là sa lầy không lối thoát /  Ba là đối nội và đối ngoại ngày một xấu hơn / Bốn là các Đảng CS Châu Âu , kể cả Liên bang Xô Viết trên đà sụp đổ..v.v... 

 

2)  20 năm Mỹ và Nato can thiệp vào Afghanistan ( 2001-2021) 

 

Sau vụ bọn khủng bố dùng máy bay tấn công vào Trung tâm Thương Mại ở thủ đô Washington vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Khi biết được bọn khủng bố nầy thuộc tổ chức Hồi giáo có tên al Qaida, do Osama Bin Laden cầm đầu đang đồn trú tại Afghanistan do Taliban nuôi dưỡng,Tổng Thổng Mỹ George W. Bush yêu cầu Chính quyềnTaliban phải giao nộp Bin Laden.Taliban từ chối dẫn độ bin Laden, từ đó khiến Mỹ tức giận, mở chiến dịch “Tự do Bền vững”, ào ạt đổ quân vàp Afghanistan để trửng trị Chính quyếnTaliban và bọn khũng bố  al Kaida đang đồn trú trên lãnh thổ Afghanistan. – Đó là lý/cớ để Mỹ và Nato đổ quân vào Afghanistan.

Sau khi Taliban thất thủ, Mỹ đạo diễn cho nước nầy tổ chức bầu cử dựng lên chính quyền mới. Ông Ashraf Ghani đắc cử Tổng thống với  55% phiếu thuận. 

 

Những điều cần biết vềTaliban. Theo VOA và nhiều nguồn tin đáng tin cậy được tóm gọn bằng những câu hỏi đáp: 

 

- Taliban là lực lượng nào?

Taliban là một trong những thành phần chiến đấu trong cuộc nội chiến ở Afghanistan trong những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết rút lui. Tổ chức này nổi lên vào năm 1994 chung quanh thành thố Kandahar, miền Nam Afghanistan. Người sáng lập ra tổ chức  nầy là ông Mullah Mohammad Omar, một giáo sĩ địa phương trong thành phố, lãnh đạo các phần tử chủ chiến Taliban cho đến khi ông từ trần vào năm 2013.

 

 - Taliban được thành lập như thế nào, có quan hệ gì với Hoa kỳ?

Lúc đầu Taliban tuyển mộ các thành viên từ các cựu chiến binh kháng chiến Afghanistan, thường gọi là mujahedeen, được Mỹ yểm trợ trong cuộc chiến chống các lực lượng Xô Viết trong những năm 1980.

 

- Làm thế nào Taliban nắm được quyền hành?

Tiếp theo việc Quân đội Liên bang Xô Viết và quan khối Vác-xa-va rút khỏi Afghanistan vào năm 1989 và kéo theo sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan, nước này tiếp tục lâm vào cảnh nội chiến. Taliban tạo được sự ủng hộ của Mỹ với những lời hứa khôi phục trật tự và công lý. Vào năm 1994, Taliban kiểm soát được thành phố Kandahar với ít kháng cự, và đầu năm 1996, phe này chiếm được thủ đô Kabul, lên cầm quyền cả đất nước Afghanistan từ đó (1996).

 

- Taliban cai trị đất nước Afghanistan như thế nào?

Khi cầm quyền, từ năm 1996 đến năm 2001,Taliban áp đặt hình thức cai trị nghiêm khắc của luật Hồi giáo lên nước này.Taliban cai trị theo cách giải thích khắc nghiệt luật Hồi giáo Shariah. Xử tử và đánh đòn tại nơi công cộng là phổ biến, và phụ nữ hầu như bị cấm làm việc hay học hành và bị buộc phải mang burqa, một loại trang phục che kín toàn thân tại nơi công cộng. Taliban cấm phim ảnh và sách báo nước ngoài và hủy hoại những cổ vật văn hóa của các truyền thống khác, bao gồm một tượng Phật khổng lồ có từ 1.500 năm nay tại thung lũng Bamiyan ở miền Trung nước nầy.

 

- Sự liên hệ của Taliban với al-Qaida như thế nào?

Taliban cung cấp nơi trú ẩn cho tổ chức chủ chiến al-Qaida, lúc bấy giờ do Osama Bin Laden lãnh đạo. al-Qaida lập các trại huấn luyện tại Afghanistan để chuẩn bị cho các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới, kể cả cuộc tấn công ngày 11/9/2001 vào nước Mỹ.

 

- Làm thế nào Taliban mất quyền hành?

Tổ chức khủng bố al-Qaida dùng không quân tấn công liều chết huỷ diệt Trung tâm Thương mại của Mỹ tại thủ đô Washington vào ngày 11/9/2001. Sau đó chưa đầy một tháng, Mỹ và khối Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây dương (Nato) đưa quân vào Afghanistan trừng phạtTaliban về tội chứa chấp tổ chức khủng bố al-Qaida do Bin Laden cầm đầu. Thế là lịch sử ghi nhận Hoa kỳ đổ quân can thiệp vào Afghanistan vào năm 2001.

Dưới sự đạo diễn của Mỹ, ngày 9/10/2004, Afghanistn tổ chức tổng tuyển cử, ông Ashraf Ghani đắc cử nhậm chức Tồng thống nước nầy – Được biết, ông Ghani nầy không mấy có tài đức lại cón tính tham lam. Nhờ có Mỹ đỡ đầu và gian lận trong bầu cử, nhưng Ông   cũng chỉ đạt được 55% phiếu thuận.

Đầu tháng 12, chính phủ Taliban sụp đổ, lui về phía Nam, dựa vào nước Pakistan chống can thiệp Mỹ, Nato và chính quyền do Mỹ dựng lên do ông Ghani làm tổng thống.

 

- Những chuyện gì xảy ra kế tiếp?

Sau khi thất bại, các lãnh đạo Taliban chạy về các căn cứ địa vững chắc của họ tại miền nam và miền đông Afghanistan hay vượt biên giới sang Pakistan.Tổ chức chủ chiến này sau đó lãnh đạo cuộc nổi dậy chống chính phủ Afghanistan do Mỹ mới dựng lên, dùng cách đánh bom tự chế và những cuộc tấn công tự sát.

Trong chiến dịch bí mật của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, ngày 2/5/2011, lực lượng đặc nhiệm nầy tấn công vào nơi trú ần (thuộc địa phận Pakistan) diệt được Bin Laden, đầu sỏ tổ chức khủng bố al-Qaida.

Sau khi diệt được Bin Laden, giữa năm 2012, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố sẽ rút quân khỏi Afghanistan. Trước khi rút quân, Mỹ tăng cường quân số tại đây lên gấp đôi để trừng phạt tận gốc al-Qaida và vô hiệu hoá Taliban.

Ngày 29-2-2020, tại Doha, đại diện cho chính phủ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã ký một hiệp ước bao gồm 4 điểm với Taliban, trong đó: (1) Taliban hứa không dung chứa các tổ chức khủng bố chống lại Hoa Kỳ và Đồng Minh trên lãnh thổ Afghanistan /  (2) Quân Mỹ và Đồng Minh sẽ rút khỏi Afghanistan / (3) Sau khi Hoa Kỳ và Đồng Minh công bố và bảo đảm lịch trình rút quân trong vòng 14 tháng, phía Taliban sẽ tiến hành các cuộc thảo luận nội bộ với các phe nhóm trong nước, nhứt là với chính phủ hiện hành do ông Ghani làm Tổng thống / (4) Lịch trình ngưng bắn lâu dài và toàn diện sẽ là một đề tài trong các cuộc thảo luận nói trên.

 

Năm 2014, Nato rút quân ra khỏi Afghanistan.

Trong một tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra: Tổng thống Joe Biden đã ra lịnh điều khoảng 5.000 lính Mỹ đến Afghanistan để đảm bảo "một cuộc rút quân trật tự và an toàn". Ông ra lịnh rút tất quân chiến đấu Mỹ ra khỏi Afghanistan trong tháng 5/2021 .

Đầu tháng 5/2021, Mỹ bắt đầu rút quân thì ngày 4/5/2021, Taliban bắt đầu mở đợt tấn công quy mô lớn vào  các tỉnh miền Nam Afghanistan, hướng về Thủ đô Kabul.

Bộ Ngoại giao Mỹ ra lịnh cắt giảm nhân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Kabul và kêu gọi tất cả người Mỹ ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này hãy rời đi lập tức. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã phê chuẩn việc triển khai thêm 1.000 quân tới Afghanistan, nâng tổng số binh sĩ còn hiện diện tại đây lên 6.000 quân, nhằm hỗ trợ quá trình sơ tán cũng như bảo vệ an ninh cho sân bay quốc tế Kabul, nơi nhập cảnh và xuất cảnh trọng yếu của thành phố. Vậy là ngày 15/8/2021, Mỹ vẫn làm chủ sân bay Kabul để di tản lực lượng, còn lực lượng Taliban để mặc cho Mỹ làm gì đó ở sân bay, tiến vào chiếm thủ đô Kabul không có sự phản kháng nào. Tin mới nhứt cho biết:Taliban đang  tập hợp quan chức cấp cao để chuẩn bị bầu cử bộ máy cầm quyền mới.

 

-  Vì sao Chính phủ và Quân đội Afghanistan chịu thua dễ dàng như thế?.

Đại sứ quán Nga tại Afghanistan cho biết: “Tổng thống Ghani đã được hộ tống rời Kabul với 4 xe ô-tô chất đầy tiền mặt”.

Phát ngôn viên sứ quán Nga tại Afghanistan hôm 16/8/2021 còn cho biết: "Về sự sụp đổ của chế độ, nó được thể hiện rõ ràng nhất qua cách Ghani bỏ trốn khỏi Afghanistan với 4 xe ô-tô chất đầy tiền. Họ cố gắng nhét số tiền vào trực thăng, nhưng không hết, nên một số tiền đã bị bỏ lại trên đường băng". “Sẽ là ngây thơ nếu cho rằng sự sụp đổ của chế độ Ghani là điều ăn may đối với Taliban”.

 

 Một báo cáo của BBC trước đó:

  “Taliban đã tích cực hiện diện ở vài khu vực, với dân số khoảng 15 triệu người (gần bằng nửa dân số toàn Afghanistan) sống trong các khu vực do phiến quân Taliban kiểm soát. Trong nhiều năm, Taliban duy trì một hệ thống chính quyền ngầm, tồn tại song song với chính quyền của ông Ghani;

“Nhóm Taliban không chỉ đạt được các thỏa thuận ở Doha (Qatar); họ còn bí mật tiếp cận các lãnh đạo quan trọng và các quan chức của lực lượng quốc phòng-an ninh Afghanistan ở cấp làng, khu và tỉnh thông qua gia đình, bạn bè, và bộ lạc;

“Có báo cáo cho hay: tỉnh trưởng Ghazni Daud Laghmani - chỗ bạn thân với Tổng thống Ghani, ngày 15/8/2021 đã chào đón chỉ huy của Taliban khi vào Kabul bằng hoa; còn một đồng minh khác của ông Ghani lại được Taliban bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng Kabul”.

Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại thủ đô Washington, Mỹ, hôm 25/6 - Ảnh: AFP.

Nhiều chính trị gia lý giải:

 Đại sứ Mỹ Mc Kinley ở Afghnistan từ 2014-2016 cho biết: Theo sổ sách ghi 352.000 quân của Chính phủ Afghanistan,  thực ra trong đó có đến hàng chục ngàn quân “ma” (có tên để chỉ huy lãnh lương chớ không có người thật); Vũ khí, quân trang, quân dụng… do Mỹ cấp bị phung phí (đem bán ở chợ trời); Một số khá đông binh sĩ nhiều tháng không được trả lương đã đào ngũ nhưng vẫn còn tên trong danh sách…”.

Nhiều chính trị gia bình luận:“Không chỉ quân đội mà cả nhân dân Afghanistan từ lâu đã chán chê cả chế độ và cá nhân Tổng thống Ashraf Ghani”.

 

Phía Mỹ còn cho biết: “Khi quân Taliban tiến vào ngoại vi Kabul,Tồng thống Ashraf Ghani bỏ chạy, quân đội Chính phủ số thì rút chạy, số thì đầu hàng quân Taliban, kho vũ khí khổng lồ của quân đội Mỹ để lại cho quân đội Afghanistan cũng đã lọt vào tay Taliban”.

 

Trực thăng quân sự tham gia di tản các nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán Mỹ ở Kabul. Ảnh: AP

Các thành viên Taliban bên trong dinh tổng thống Ghani Afghanistan đêm 15/8/2021 - Ảnh: Reuters

- Vì sao Mỹ phải rút quân?

Khi bàn đến chuyện rút quân, phía Mỹ nhận ra 20 năm tham chiến ở Afghanistn chỉ trợ giúp cho lũ ăn hại, thiệt hại người  và của vô lý: “ Nhiều ngàn tỉ đô la Mỹ đã tiêu tốn ở quốc gia này cùng với hơn 3.000 binh sĩ Mỹ và Đồng Minh thiệt mạng ở đây”.- Dù thiệt hại không bằng cuộc chiến 20 năm ở Nam VN, nhưng để lại nhiều hậu quả. 

Mỹ hạ cờ, rút quân khỏi Afghanistan- Ảnh Tài chính Quốc tế
 

-  Quốc gia nào đã công nhận Taliban?


Mặc dầu mấy ngày qua Taliban tuyên bố sẽ cỡi mở hơn, tôn trọng nhân quyền hơn, ban giao với thế giới rộng hơn…, nhưng cho đến nay, ngoài Trung Quốc, chưa thấy một nước thứ hai nào chính thức công nhậnTaliban cầm quyền ở Afghanistan. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken còn nói: “Afghanistan sẽ trở thành một quốc gia bị loại khỏi cộng đồng quốc tế nếu Taliban nắm quyền bằng vũ lực và tàn bạo”. 

 

Không thể chối cãi, Mỹ đã thất bại về chiến lược trong 2 cuộc chiến ở Việt Nam  trước kia và ở Afghanistan sau nầy. Việc đưa quân Mỹ tham chiến ở 2 quốc gia này không giúp chấm dứt được nội chiến tại đây, chỉ làm chỗ dựa và bao cấp cho Chính quyền và Quân đội hai nơi nầy. Khi Mỹ không cho dựa và bao cấp nữa thì họ sẽ sụp đổ, đó là điếu tất yếu?.   

 

Dùng chiến tranh chính quy hiện đại tốc chiến tốc thắng chống chiến tranh Dụ kích khó tránh hỏi hụt hơi. Cũng như chống Dịch, dùng biện pháp thô bạo sẽ rơi vào “quân ta đánh quân mình”, khó tránh khỏi rối loạn.  

 

Đúng là “Y chang”:

 

- Cuộc Nội chiến ở Nam Việt Nam và Afghanistan, mỗi bên đều có những cường quốc trực tiếp tham chiến hoặc ở phía sau hà hơi tiếp sức.

- Nam Việt Nam và Afghanistan thở hùn lỗ mũi Mỹ, khi Mỹ “rút ống” nghẹt thở chết ngay. Chẳng hạn như: Chính phủ VNCH ở Nam VN  do Mỹ đỡ đầu trước kia hay 2 Chính phủ do LX và  Mỹ đỡ đầu ở Afghanistan sau nầy đều yếu như bún thiêu,  khi mất chỗ dựa thì s sụp đỗ ngay ?  

 

- Tổng thống VNCH và Tổng thống Afghanistan đều không đủ tài đức, không được quân đội và dân chúng tín nhiệm. Tổng thống mà cơ hội, tham nhũng,  thuộc hạng người “thắng làm vua, thua ôm tiền… chạy bỏ “mặc xác tụi bây, tiền…thầy bỏ túi”. Một  Chế độ, một Tổng thống như thế chỉ có kẻ khùng mới thí thân đứng ra bảo vệ khi có biến?.

 - Nam Việt Nam cũng như Afghanistan chỉ say sưa dựa các cường quôc để hưởng thụ chớ không lo xây dựng để tự lực tự cường. Khi mất chỗ dựa thì hoảng loạn, số thì bỏ chạy, số thì đầu hàng đối phương vô điều kiện. Đến nỗi  kho vũ khí và phương tiện chiến tranh khổng lồ Long Bình ở Biên Hoà do Mỹ để lại mà Quân đội VNCH cũng không giữ được để sớm lọt vào tay Quân Giải phóng /  Kho vũ khí Mỹ  để lại cho Quân đội Afghanistan cũng sớm rơi vào tay Taliban.

 

..v.v…

 

Thực tế cho thấy:  Chiến tranh Hiện đại, với vũ khí, phương tiện tiên tiến, dùng chiến thuật biển người không thể thắng được Chiến tranh Du kích. Bởi vì, Chiến tranh Hiện đại chỉ thích ứng trận địa chiến, tốc chiến tốc thắng, không thể dài hơi; còn Chiến tranh Du kích không chấp nhận trận địa chiến, đánh theo kiểu xuất quỷ nhập thần, lấy ít đánh nhiều theo kiểu hốt cát vãi bào bụi tre không trúng cây nầy củng trúng cây khác, đánh dài hơi không cụt hơi và không thể hụt hơi. Chiến tranh hiện đại chọi với Chiến tranh Du kích như chó gậm vẻ rách, càng gậm càng mắc răng?. -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire