28/09/2021

Bộ GTVT và ĐSVN đừng manh nha trút trách nhiệm cho Thủ tướng !

     TS TRẦN ĐÌNH BÁ: " Chuyện thật như đùa  : Chỉ có  310 m3 đá dăm không đúng theo yêu cầu của nhà đầu tư trên dự án  BOT  đường bộ Trung Lương - Mỹ Thuận  bộ Giao thông vận tải đã lập báo cáo xin ý kiến  Thủ tướng.

      Nay, lại có chuyện  Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)  vừa  báo cáo với Bộ GTVT  kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài xin kéo dài “tuổi thọ” của những đầu máy, toa xe đã “hết đát” thêm 3 năm nữa vì theo Nghị định số 65/NĐ-CP  thì hàng nghìn đầu máy, toa xe có niên hạn trên 40 năm sẽ phải trở thành “sắt vụn”.


             Những ngày gần đây, dư luận dậy sóng sau tuyên bố, có thể phải dừng chạy tàu của vị tổng tư lệnh ngành đường sắt-  ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)  do 11.000 người lao động chưa có tiền lương từ đầu năm 2020 đến nay, dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu.

   Nay lại có chuyện hàng nghìn toa xe, đầu máy có niên hạn trên 40 năm sẽ trở thành “đống sắt vụn” nếu chiểu theo Nghị định số 65/NĐ-CP. Vì vậy Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)  vừa  báo cáo với Bộ GTVT  kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài xin kéo dài “tuổi thọ” của những đầu máy, toa xe đã “hết đát” thêm 3 năm nữa . Nguyên nhân nào đang đưa nganh ĐS đến ngỏ cụt và đang tìm cách đẩy trách nhiệm  cho Thủ tướng              

       Khi VNR và bộ GTVT như đứa trẻ không chịu lớn , coi rẻ tính mạng hành khách !

    Một chiếc xe hơi 4 bánh tải trọng 4 người cũng phải định kì 6 tháng kiểm định một lần. Vậy mà những đầu máy toa xe của một đoàn tàu chở tới ngàn người lại không được đăng kiểm . Về hạ tầng ĐS lại càng nguy hiểm hơn khi những thanh tà vẹt , thanh ray có từ thời Pháp thuộc hiện còn đang sử dụng .

     Tai nạn đường sắt xẩy ra như cơm bữa , từ trật bánh , gãy đường ray , lật tàu đang đe dọa tính mạng hành khách từng ngày , tần suất đạt kỷ lục 5 ngày xẩy ra 4 vụ tai nạn.Hãy tưởng tượng nếu đang trên đèo mà đầu máy , toa xe  đường ray tà vẹt xẩy ra sự cố thì có thể làm lật nhào cả một đoàn tàu xuống vực .     

     Vụ lật cả  đoàn tàu tại cua  Bàu Cá - Đồng Nai năm 1982 làm chếttrên 200 người chết,bị thương   500 người là thảm họa quốc gia đến nay vẫn còn nhiều chuyên gia GTVT chưa biết và có thể đang muốn làm ngơ ! Báo Thanh niên cũng đã có nhiều số đăng về vụ thảm họa này bởi thời 1982 thông tin không đến được với người dân .  

Ảnh : Đầu máy toa xe hiện đại tiêu chuẩn quốc tế cao – rộng trên đường ray khổ 1 mét lệc pha như “ Gã khổng lồ đi trên đôi chân khẳng khiu” , khi chạy cứ lắc lư- lắc lư rất dễ trật bánh - lật tàu

    Dịp tết vừa qua , lúc 10h10 ngày 16/1/2020 , tàu SE3 đang lưu thông hướng Hà Nội - TP.HCM thì bất ngờ bị trật bánh ở toa số 8. Nơi xảy ra sự cố là km766+550 thuộc địa phận Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế.    Tàu SE3 xuất phát từ Hà Nội lúc 19h30 tối 15/1/2020 chỉ chở nhẹ 200 hành khách . Sau  xảy ra sự cố, các tàu SE1, SE19 và SE23 chạy hướng Hà Nội - TP.HCM chở gần 1.000 hành khách phải dừng bánh ở ga Lăng Cô, chờ thông tuyến . Không có người bị thương khi tàu trật bánh nhưng sự cố khiến nhiều hành khách hoảng sợ.

    Đặc điểm của đường sắt nước ta có từ 130 năm thời VN chỉ khoảng 20 triệu dân do các kỹ sư người Pháp vạch tuyến và thiết kế . Đây là hệ thống ĐSQG ( hạng nặng – chở hành khách và hàng hóa )  hoàn chỉnh tốt nhất Đông Dương và ASEAN tạo nên những kỳ quan như Cầu Long Biên , Ga Đà Lạt , Ga Hàng Cỏ …, song do sống chung với địa hình nên ĐS phải đi qua những vị trí hiểm nghèo đó là Đèo Hải Vân , Đèo Khe Nét ( Đèo Ngang)   với một bên là vách núi và vực sâu thăm thẳm với những khúc cua ngặt bới bán kính nhỏ hơn 400 mét . Thời Pháp thuộc toa tàu nhỏ - thấp nên tàu đi qua đèo Hải Vân , đèo Ngoạn Mục lên Đà Lạt đều đảm bảo an toàn . 

Ảnh : Một đầu máy Đức hiện đại công suất 4000CV tốn hàng chục   triệu USD mới toanh lật nhào  ngày 27/10/2007 trên đường sắt bằng phẳng vì đường ray chỉ 1 mét

     Nay tàu hỏa “ năm sao “ của VN hiện nay sử dụng toa tàu có khổ kích thước quốc tế cao – rộng đi trên đường ray khổ 1 mét cứ như “ Gã khổng lồ đi trên đôi chân khẳng khiu”  . Hệ thống ray nhỏ thời Pháp thuộc P28 ( Tức trọng lượng 28 kg/m ) không chịu nổi tải trọng lớn , nhiều vụ đã gẫy ra gây lật tàu trật bánh – như vụ tết năm ngoái tại Đồng Nai  – trên một đoạn đường sắt bằng phẳng …

    Với khổ ĐS 1 mét , hệ thống ray , tà vẹt yếu nên dễ xẩy ra trật bánh , từ trật bánh nếu trượt dốc sẽ gây ra hiệu ứng Domino kéo cả đàn tàu lao xuống vực – khi đó sẽ trờ thành thảm họa quốc tế mà không còn là quốc gia .

         Bộ GTVT cố tình cho  ngành ĐS  nhiều thập niên sống ngoài vòng pháp luật !           

    Để đảm bảo an toàn giao thông , theo quy định của pháp luật , tất cả các loại hình GTVT từ hàng không , đường biển , đường thủy nội địa , đường bộ, đường ống , cáp treo ... phải đựơc kiểm định đóng dấu  an toàn  “ trước khi đưa vào khai thác , từ hạ tầng kỹ thuật đến phương tiện , nhân lực để phải đựợc kiểm tra đánh giá , cấp chứng nhận , chứng chỉ  , các thiết bị an toàn như hộp đen , thiết bị ghi hành trình , các bộ phận quan trọng … đều  phải được niêm phong , kẹp chì . Các nhân sự điều hành phương tiện phải có bằng cấp , chứng chỉ hành nghề định kỳ kiểm tra sức khỏe , năng lực , nâng cấp chứng chỉ theo giới hạn thời gian .

      Vậy mà “ Bộ “ ĐS nước ta từ 2004 đến nay đang ngang nhiên “ nằm ngoài vòng pháp luật “ . ĐSVN tự cho mình “một mình một chợ “ tự tung tự tác và không có đối thủ cạnh tranh và đặc biệt đặc thù với một “siêu quyền lực bất thành văn “  nhưng được truyền tụng nhuần nhuyễn như thành ngữ ngay trong nội bộ GTVT và UBATGTQG là  “ Đừng – Sờ - Vào – Nó “ bất chấp luật ĐSVN 2006 và luật ĐSVN 2018 ( sửa đổi )   .

      Bởi vậy toàn bộ hoạt động ĐS không được ai kiểm tra – thanh tra hoặc “ tuýt còi “ nên mặc sức muốn làm gì thì làm , từ việc tự ý thay đổi công nghệ “ thay màu da trên xác chết “ bằng cách “tân trang đồ cổ” . Siêu dự án tỷ đô ( 26 500 tỷ VNĐ thời giá từ 2004 tương đương 2 tỷ USD  kiên cố hóa khổ ĐS 1 mét bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực “ không có thông qua QH , không được thẩm định dự án , thẩm tra luận chứng kinh tế và kỹ thuật cho độ an toàn 120 km/h . Toàn bộ dự án kiên cố hóa ĐS đồ cổ khổ 1 mét từ chỉ định thầu -  khởi công không có giám sát giám định đã hoàn toàn thất bại –hiện  không có cơ quan có trách nhiệm nào nghiệm thu đánh giá chất lượng để đưa vào sử dụng . Và từ đó đến nay tàu hỏa lật như “cơm bữa “ , có ngày kỷ lục 4 ngày xẩy ra 5 vụ tai nạn mà bộ trưởng GTVT phải điều trần trước QH .

      Nhiều vụ gãy ray, gãy tà vẹt , trật bánh , lật tàu , tàu hỏa đâm nhau ngay trong ga …đang liên tiếp xẩy ra tới mức “ báo động đỏ “ .

    Việc Tổng công ty ĐSVN  vừa  báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian gia hạn áp dụng Nghị định 65 tăng thêm 3 năm để có thời gian chuẩn bị và đầu tư mua sắm đầu máy, toa xe mới thay thế cho các phương tiện cũ hết niên hạn,  đề nghị cho đăng ký lại 194 toa xe thực hiện nhiệm vụ đặc thù thành toa xe chuyên dùng (không áp dụng niên hạn đối với các toa xe chuyên dùng)…đang  đẩy trách nhiệm cho Thủ tướng.

     Bộ GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước , là  người tham  mưu  cho Chính phủ , QH về luật ĐSVN , các  nghị định liên quan đến quản lý nhà nước về đăng kiểm an toàn cho giao thông ĐS ,thực thi pháp luật Nghị định đã được ban hành , vậy mà từ nhiều năm nay buông lỏng quản lý , để cho ngành ĐS xuống cấp , không được thường xuyên đăng kiểm 

     Thực tế nhiều năm qua Bộ GTVT không hề có cơ quan nào đăng kiểm độ an toàn của “Tàu hỏa 5 sao “ trong khi hệ thống hạ tầng là không còn giá trị sử dụng mang tiêu chuẩn “ 0 sao “ ( không sao ) già nua , rệu rã . Nhiều thiết bị của tàu như bánh sắt , hệ thống phanh , móc nối tòa không ai kiểm định đánh giá . Tính mạng ngàn  hành khách của nhiều chuyến tàu đang treo lơ lững giữa vách núi và “vực sâu thăm thẳm” trên đèo Hải Vân hàng ngày và hàng năm .     Nếu trật bánh có thể gây lật theo  hiệu ứng Domino kéo cả đoàn tàu xuống vực !      

       Liệu Thủ tướng có yên tâm đặt bút ký duyệt theo  yêu cầu của VNR và bộ GTVT hay không !? Nếu như  xẩy ra thảm họa quốc gia thì trách nhiệm thuộc về ai !?

   Đây là lời cảnh tỉnh sinh động cấp thiết dành cho lãnh đạo Bộ GTVTvề trách nhiệm quản lý Nhà nước, và cần có một cái nhìn chính xác về nguy cơ “ĐS đồ cổ” để tránh thảm họa tầm quốc gia và quốc tế  .  Đã đến lúc bộ GTVT phải ý thức được lời cảnh báo để “ chấm hết “ cho ĐS đồ cổ 130 năm !

     Việc đề xuất kéo dài niên hạn của các thiết bị phương tiện đường sắt đang cho thấy nănglực quản lý yếu kém của bộ GTVT và ngành ĐS như” một đứa trẻ không chịu lớn” và  gióng lên hồi chuông báo động trách nhiệm của  bộ GTVT trước Chính phủ và tính mạng nhân dân  !

TS TRẦN ĐÌNH BÁ

Trandinhba.vt@gmail.com

Hội viên Hội Kinh tế & vận tải  ĐSVN 

0913758555

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire