Với hơn 22.800km đường biên giới tiếp giáp 14 nước, Trung Quốc đang phải đối diện với những bất đồng phức tạp nhất với các quốc gia xung quanh.
Ouyang Wei, giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Quốc phòng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đánh giá Trung Quốc đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng gia tăng ở cả biên giới trên bộ lẫn trên biển ở hầu như tất cả mọi hướng và cần phải cấp bách củng cố năng lực phòng thủ ở các khu vực này.
Trung Quốc có thách thức ở hầu hết mọi hướng
Nhận định của ông Ouyang đưa ra trong bối cảnh Mỹ cùng nhiều nước phương Tây gia tăng hiện diện ở khu vực biển Đông và eo biển Đài Loan, cũng như bất ổn tăng lên ở biên giới trên bộ giữa Trung Quốc với Ấn Độ, Afghanistan, Myanmar và Triều Tiên.
Trong báo cáo của Viện Grandview ở Bắc Kinh, Ouyang Wei nói Trung Quốc đang đối mặt với sự xâm lấn, ly khai và chủ nghĩa khủng bố ở một số khu vực biên giới. Ông cảnh báo "cuộc đấu tranh" của Bắc Kinh trước những vấn đề về lãnh thổ, chống ly khai và chống chủ nghĩa khủng bố ở các vùng biên giới "có xu hướng là cuộc chơi lâu dài và sẽ còn hơn thế nữa với giai đoạn bất ổn mới ở eo biển Đài Loan".
Học giả người Trung Quốc cho rằng để ứng phó các thách thức, Trung Quốc có thể nâng cấp hạ tầng phòng thủ dọc bờ biển, bao gồm các hệ thống nhận dạng phòng không và cơ sở cảnh báo dưới nước.
Các cuộc thử vũ khí của Triều Tiên, làn sóng biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar sau cuộc đảo chính tháng 2/2021 và xung đột ở miền bắc quốc gia này, cũng như việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan sau khi Mỹ và phương Tây rút quân, đang làm leo thang các đe dọa an ninh đối với Trung Quốc.
Các vấn để nổi lên trong tranh chấp biên giới Trung-Ấn đã trở lên "nổi trội hơn" - báo cáo viết. Song phương đã tăng cường củng cố lực lượng trong những tháng gần đây, trong khi New Delhi xích lại gần Washington và ngày càng tỏ ra cứng rắn với Bắc Kinh.
Với hơn 22.800km đường biên giới tiếp giáp 14 quốc gia, Trung Quốc phải ứng phó những tranh chấp phức tạp nhất thế giới với các láng giềng. Ouyang Wei cho biết Bắc Kinh đã đạt thỏa thuận về biên giới trên bộ với hầu hết các nước và "cải thiện đáng kể môi trường an ninh ở các vùng biên".
Dự luật trao quyền cho lực lượng quân sự/bán quân sự
Một dự thảo luật của Trung Quốc về biên giới trên bộ cho phép chính phủ nước này đóng cửa biên giới nhằm ứng phó với một đe dọa nghiêm trọng với an ninh quốc gia, trong khi lực lượng quân sự và bán quân sự sẽ nắm quyền đối phó với các hoạt động khủng bố và vượt biên trái phép. Hiện nay, trách nhiệm này thuộc về lực lượng cảnh sát, nhưng căng thẳng thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở trên biển.
Bắc Kinh đang tăng cường phô trương năng lực quân sự bằng cách triển khai thường xuyên các chiến đấu cơ và tàu chiến đến gần đảo Đài Loan, tiếp diễn các hoạt động cải tạo và quân sự hóa trái phép trên biển Đông, cũng như giằng co với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Nước Mỹ, hiện nay đã xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược, cũng thúc đẩy các liên minh chiến lược nhằm kìm hãm tầm ảnh hưởng đang tăng lên của Bắc Kinh trong khu vực. Trong các nỗ lực được Washington mô tả là thách thức những yêu sách hàng hải của Trung Quốc, nhiều tàu chiến của Mỹ và các đồng minh như Anh, Pháp, Đức đã tham gia các nhiệm vụ trên biển Đông.
"Những bất ổn gia tăng trên biển đã làm phức tạp hóa nỗ lực phòng thủ bờ biển, bởi Trung Quốc ngày càng phụ thuộc sâu hơn vào thương mại quốc tế, năng lượng và các tuyến đường chiến lược trên biển, phạm vi phòng thủ ven biển ngày càng mở rộng, và mối đe dọa an ninh và sức ép chiến lược ngày càng gia tăng," học giả Ouyang phân tích, cho rằng Trung Quốc cần có khả năng điều chỉnh sức mạnh quân sự ở các vùng biên giới tùy theo mức độ đe dọa tại bất kỳ thời điểm nào.
PV | 19/10/2021 06:09
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire