31/10/2021

Tại sao “trên bảo dưới không nghe” ?

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thiện Tùng

27/10/2021

Bảo là quyền của cấp trên, nghe hay không là quyền của cấp dưới. Trên bảo  đúng dưới phải nghe, trên bảo sai dưới có quyền chỏi lại (phản biện) – đó là quyền tối thiểu.

“Trên bảo mà dưới không nghe” là biểu hiện vô kỷ vô cương, vô chính phủ - “loạn xứ quân”. Nhưng việc gì cũng có nguyên nhân của nó, muốn biết phía nào đúng hay sai phải qua hội họp tranh biện, kiểm chứng. Chỉ có những người ngu trung, gian thần, nịnh bợ… mới trên bảo thế nào nói/làm theo thế ấy, bất kể phương hại đến lợi ích cho quốc gia, dân tộc?. 


Muốn xử trị tội “cứng đầu” của cấp dưới thì cấp trên phải chứng minh những gì mình bảo (chủ trương) là đúng với khoa học và quy luật phát triển xã hội.

Đây không phải là lần đầu tiên “trên bảo dưới không nghe”. Nhớ lại xem:

- Sau 1975, trên bảo miền Nam “Cải tạo XHCN” trên các lĩnh vực công, nông, thương, tín, dưới răm rắp làm theo, đói meo cả lũ.

Mặc cho Trung ương Đảng hò hét bảo “tiếp tực đẩy mạnh cải tạo XHCN”, nhưng nhiều địa phương miền Nam không nghe, không chịu tiếp tục cải tạo kinh tế XHCN nữa, bắt đầu “xé rào”, khôi phục lại kinh tế thị trường vốn có ở miền Nam. Từ đó, kinh tế miền Nam bắt đầu hồi sinh, cuộc sống của nhân dân từng bước được ổn định.

Thế mà, Trung ương Đảng, chẳng những không nhận sai lầm của mình trong chủ trương “Cải tạo XHCN”, còn quy tội những người “xé rào” bất tuân thượng lịnh, là những phần tử “xét lại chống Đảng, tìm mọi cách xử trị họ  lớp chết lớp bị thương ! .

Để rồi, chỉ ít lâu sau, tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 6, Trung ương Đảng chủ trương “tạm thời không áp dụng kinh tế XHCN”, tiến hành “Đổi mới” kinh tế theo mô hình “kinh tế thị trường”  còn cho thòng thêm cái đuôi “định hướng XHCN” cho đỡ sỉ diện?.

“Kinh tế thị trường, định hướng XHCN” là đứa con lai (đầu gà đít vịt), đã trải qua 35 năm (1986-2021) mà không thể hay không dám thuần chủng (cắt đầu lấy đuôi hay cắt đuôi giữ đầu). Đã vậy, về mặt ngoại giao, cứ nài nỉ mãi mà không một nước phương Tây nào công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường thật sự.

- Bất chấp khuyên can, Bộ Chính trị Đảng CSVN bảo  Quốc hội chuẩn y cho Trung Quốc khai thác Bauxite Tây nguyên. Vì thấy bất lợi có thể gây ra hậu hoạ, giới trí thức ký kiến nghị can ngăn. Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nói : “Bộ Chính trị đã quyết không thể không làm”. Hậu hoạ thì sao? -  Khai thác Bauxite không lời, xe tải chở quặng tới lui đường sá tan nát, khối lượng bùn đỏ đang treo lơ lững trên đầu, nếu nó vỡ thì cả khu vực Nam Trung bộ và Đông Nam bộ (có Sài thành trong đó) sẽ chết không kịp ngáp vì sự tàn phá của bùn đỏ.

Cũng chính từ đó, năm 2009, giới trí thức, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ, ra trang báo điện tử Bauxite.VN – Lúc đầu trang báo nầy chỉ phản biện về bauxite, về sau phản biện bất cứ việc gì khi nó thấy sai trái.

 - Cũng bất chấp khuyên can, Đảng và Nhà nước cho Đài Loan và Trung Quốc thuê vùng đất rộng lớn ở tỉnh Hà Tĩnh dài hạn 99 năm, Với phần đất được thuê dài hạn nầy,  họ thành lập “Tập đoàn Hưng nghiệp”, ngoài sử dụng cảng nước sâu Vũng Áng, họ xây dựng những công ty hổn hợp, trong đó nổi bật nhứt là công ty cán thép Formosa. Hậu hoạ thế nào? – Chưa tính về mặt An ninh, Quốc phòng, chỉ  Formosa xả độc ra biển cũng đủ làm cho hàng triệu ngư dân các tỉnh miền Trung điêu đứng. Vì cuộc sống của mình, hết đoàn biểu tình nầy đến đoàn biểu tình khác, kéo đến Formosa đòi nó phải đóng cửa và bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền lại đứng về phía Formosa, cho Quân đội và Công an đàn áp nào là đánh đập, bắt nhốt, xử tù, trục xuất ra nước ngoài. Giờ đây, họ đã trình, Nhà cầm quyền VN đang duyệt cho họ xây dựng nhà máy nhiệt điện than, thứ mà thế giới phản đối do gây biến đổi khí hậu.

Khi tiềnquyền cấu kết với nhau bất khả kháng, không còn cách nào khác, ngư dân các tỉnh ở vùng biển bị nhiễm độc  phải bỏ nghề đánh bắt hải sản, tha phương cầu thực, lớp thì chạy vào Nam, lớp thì chạy ra nước ngoài tìm sinh kế, trong đó có 39 người, bất chấp hiểm nguy, chui vào xe đong lạnh tử vong trước khi đến nước Anh.

39 ngưới Việt Nam tìm nơi mưu sinh, trốn và chết trong xe đông lạnh tại Anh- Ảnh Facebook


Danh tính 39 nạn nhân chết trong xe đong lạnh:

1. Đinh Đình Bình; quê quán: Hải Phòng

2. Võ Nhân Du; quê quán: Hà Tĩnh

3. Cao Tiến Dũng; quê quán: Nghệ An

4. Nguyễn Tiến Dũng; quê quán: Quảng Bình

5. Lê Văn Hà; quê quán: Nghệ An

6. Nguyễn Ngọc Hà; quê quán: Quảng Bình

7. Nguyễn Văn Hiệp; quê quán: Nghệ An

8. Trần Ngọc Hiếu; quê quán: Hải Dương

9. Hoàng Văn Hợi; quê quán: Nghệ An

10. Nguyễn Bá Vũ Hùng; quê quán: Thừa Thiên - Huế

11. Trần Mạnh Hùng; quê quán: Hà Tĩnh

12. Nguyễn Huy Hùng; quê quán: Hà Tĩnh

13. Nguyễn Văn Hùng; quê quán: Nghệ An

14. Võ Văn Linh; quê quán: Hà Tĩnh

15. Trần Hải Lộc; quê quán: Nghệ An

16. Nguyễn Đình Lượng; quê quán: Hà Tĩnh

17. Phạm Thị Trà My; quê quán: Hà Tĩnh

18. Võ Ngọc Nam; quê quán: Nghệ An

19. Trần Thị Ngọc; quê quán: Nghệ An

20. Nguyễn Văn Nhân; quê quán: Hà Tĩnh

21. Bùi Thị Nhung; quê quán: Nghệ An

22. Trần Thị Mai Nhung; quê quán: Nghệ An

23. Phạm Thị Ngọc Oanh; quê quán: Nghệ An

24. Nguyễn Huy Phong; quê quán: Hà Tĩnh

25. Nguyễn Minh Quang; quê quán: Nghệ An

26. Đinh Đình Thái Quyền; quê quán: Hải Phòng

27. Nguyễn Trọng Thái; quê quán: Nghệ An

28. Bùi Phan Thắng; quê quán: Hà Tĩnh

29. Phan Thị Thanh; quê quán: Hải Phòng

30. Cao Huy Thành; quê quán: Nghệ An

31. Lê Ngọc Thành; quê quán: Nghệ An

32. Trần Thị Thơ; quê quán: Nghệ An

33. Trần Khánh Thọ; quê quán: Hà Tĩnh

34. Hoàng Văn Tiếp; quê quán: Nghệ An

35. Nguyễn Đình Tứ; quê quán: Nghệ An

36. Nguyễn Thọ Tuân; quê quán: Nghệ An

37. Dương Minh Tuấn; quê quán: Quảng Bình

38. Đặng Hữu Tuyên; quê quán: Nghệ An

39. Nguyễn Thị Vân; quê quán: Nghệ An.

..v.v…

Gi đây, trên bảo “chống dịch như chống giặc” “nghiêm túc thực hiện các Chỉ  thị 15,16,19 của Thủ tướng Chính phủ trong phòng chống dịch”.

Khi dịch lây nhiễm nghiêm trọng ở TP HCM, theo sự điểu hành và chỉ giáo trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Trung ương, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP HCM tiến hành “cấm chợ, ngăn sông, chặn đường, lấp ngõ…, moi móc mũi họng từng người”  để truy tìm F0, trừ khữ “giặc dịch”. Suốt cả năm trời, chẳng những không dập  được dịch ở tâm điểm TP HCM, nó còn lây lan ra các tỉnh Nam bộ, dân chúng đói khổ, lớp chết lớp bị thương…kêu trời không thấu !. Mãi đến khi chủ những doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngoài nước lên tiếng báo động “đã hụt hơi”, Trung ương mới chịu tạm thời xuống thang, xét lại chủ trương, biện pháp phòng chống dịch của mình đã và đang thực hiện.  

Thế là, nghị quyết 128/NQ-CP ra đời ngày 11/10/2021 với tựa đề vừa dài, vừa rất khó hiểu: “Nghị quyết 128 ban hành Quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

 

Nghị quyết 128 ra đời trong bối cảnh: dịch vẫn tiếp tục phát tán, kinh tế lâm nguy - mục tiêu kép” có nguy cơ bị phá sản toàn diện.     

Tác giả Gia Nguyễn viết trên DIENDANDOANHNGHIEP.VN: “Để nhanh chóng đưa cả nước quay lại bình thường mới, góp phần ổn định dân sinh và khôi phục sản xuất, Nghị quyết 128/NQ-CP được ban hành như lời giải cho bài toán phục hồi kinh tế…

Với con số 90.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bình quân mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường, khiến bức tranh màu xám đang bao phủ lên nền kinh tế… nhất là khi những “điểm nghẽn” liên tục xuất hiện, gây trở ngại cho việc quay lại trạng thái bình thường mới, trong đó, tình trạng cắt cứ, cục bộ, thiếu thống nhất đã và đang trở nên nhức nhối, đáng quan ngại hơn bao giờ hết”

Nghị quyết số 128/NQ-CP xoá nghẽn, lời giải cho bài toán phục hồi kinh tế - Ảnh minh họa

Trong nghị quyết có đoạn: “Nghị quyết 128 tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19 của Chính phủ”. Nói tạm thời không áp dụng có nghĩa là khi nào cần áp dụng lại?.

Nói tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15,16,19, nhưng nhiều tiết, mục trong nghị quyết 128 vẫn vươn vấn 3 chỉ thị nầy. Cứ thả rồi buộc, khiến cho nhiều địa phương ngần ngại trong việc thực hiện nghị quyêt 128. Chẳng hạn như:

- Bảo “Mỗi địa phương là một pháo đài”. Có nghĩa là mỗi địa phương phải tự chiến và chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch. Nếu địa phương nào để lây nhiễm dịch thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm với cấp trên. Từ đó dẫn đến “đèn nhà ai nấy sáng”, tự cắt cứ, tự phong toả… trong lãnh địa mình đảm trách. 

- Bảo các địa phương phải nới lỏng giãn cách, tạo thông thoáng ổn định, phát triển kinh tế, với điều kiện phải chịu trách nhiệm về dịch bịnh lây nhiễm.

- Bảo địa phương phải tiếp nhận người hồi hương, với điều kiện phải ngăn ngừa không được để lây nhiễm dịch bịnh.

- Bảo địa phương phải nới lỏng lưu/giao thông để ngưới và hàng hoá đến được những nơi cần đến, với điều kiên phải kiểm tra chặt chẽ không để dịch bịnh lây nhiễm chồng chéo trong cộng đồng. 

- Bảo nhà mày, xí nghiệp được tổ chức lại sản xuất, với điều kiện “ba tại chỗ” và phải chịu trách nhiệm ngăn ngừa dịch bịnh lây lan tại đơn vị mình.

..v.v… và ..v.v…

Vậy là nghị quyết 128 của Chính phủ ra lịnh giãn cách, ngưng phong toả trên phạm vi toàn quốc nhằm khôi phục kinh tế, nhưng Chính phủ lại buộc địa phương, đơn vị… phải chịu trách nhiệm về dịch bịnh lây lan ở phạm vi mình phụ trách. Thế là Chính phủ chủ trương xoá phong toả, nhưng không chịu trách nhiệm hậu quả về dịch bịnh lây lan? .

Nghĩ thương cho các vị chủ tịch địa phương và cơ sở, luôn “một cổ hai tròng”: Dưới thể chế song trùng lãnh đạo (hệ Đảng và Chính quyền), họ không thể thực hiện chủ trương của Chính phủ nếu Bí thư Đảng sở tại không cho phép và ngược lại. Chính phủ cũng không thể làm gì được đối với Bí thư đảng bộ các cấp, vì họ thuộc hệ thống Đảng quản lý?.

  sợ trách nhiệm trong phòng chống dịch sự chồng chéo trong hệ thống song trùng lãnh đạo là 2 nguyên nhân chính của việc “trên bảo, dưới không nghe”?.

Muốn khắc phục vấn nạn “trên nói dưới không nghe” chỉ còn cách duy nhứt “Cấp nào hay ai chủ trương bất cứ việc gì, nếu thành thì được nhận công, nếu bại thì phải chịu trách nhiệm về hậu quả” -  “Có công  thì thưởng, có tội thì trừng”, nó vừa là đạo lý, cũng vừa là pháp lý ?.     -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire