24/02/2022

Vai trò, chức năng Báo Chí


Thiện Tùng

24/2/2022

 

Báo Chí vốn có từ lâu đời, là phương tiện truyền thông tiện ích, không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ đầu thập niên 60 cho đến nay, Báo Chí phát triển không ngừng với nhiều dạng thức.  


1/ Tính đa dạng của  Báo Chí

 Mỗi loại hình Báo Chí đều đảm nhiệm một vai trò nhất định, tuy nhiên loại hình Báo Chí nào cũng mang vai trò, chức năng chung là chuyển tải thông tin đến công chúng. Báo Chí đã phát triển đến tầm cao phải dùng tên gọi bao quát “Thông tin và Truyền thông” đại chúng (4T), bao gồm 4 dạng thức:

- Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người viết và người đọc) kém. Báo viết còn gọi là báo inbáo giấy hay là báo chữ và có nhiều dạng như nhựt báo, tuần báonguyệt san, tạp chí, tập san… 

- Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa).

 


- Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnhâm thanh qua thiết bị đầu cuối  là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh.  Khuyết điểm: khả năng tương tác hai chiều không cao. 


- Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập còn yếu, có thể bao gồm cả tin giả.

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

 

Một anten liên lạc vệ tinh parabol tại cơ sở liên lạc vệ tinh lớn nhất ở Đức

 

2/ Những thuộc tính của Báo Chí

 

Báo chí có nhiều thuộc tính, nhưng có 4 thuộc tính không thể thiếu: 

 

- Tính thời sự (kịp thời): Trong cuộc sống có việc, sự việc xảy ra đột biến, bất thường như bão lũ, giặc ngoại xâm chẳng hạn, nếu thông tin không kịp thời thì hậu quả vô cùng tai hại?.

 

- Tính chính xác: Thông tin chính xác, ngoài tránh thiệt hại cho cộng đồng, còn củng cố lòng tin đối với Báo Chí. Một bản báo, chỉ cần đôi ba lần thông tin không thật, không chính xác sẽ mất niềm tin trong công chúng?.

 

- Tính khoa học: Tính khoa học trong thông tin là “hợp lý” (logic) – Trong khi dịch bịnh vẫn đang lan tràn, sản xuất bị đình đốn, giá cả tăng vọt… mà nói “thu nhập quốc dân (GDP) tăng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện…” là không thuyết phục - phải nói rõ hơn may ra người ta mới tin ?.

 

-Tính quần chúng: viết hay nói phải rõ ràng, dùng từ ngữ phải phù hợp cho từng đối tượng (người đọc, người nghe). Với dân chúng mà hết năm nầy tháng nọ cứ thi nhau ra rả: 4.0, 5G hoặc viết/nói tắt hay bằng tiếng nước ngoài… có khác chi “đờn khải tai trâu” . Về việc nầy, Hồ Chí Minh lý giải  “không phải người đọc hay nghe là trâu mà người nói hay viết mới là trâu” vì không biết mình nói cho ai nghe và viết cho ai xem”.

 

*

 

Từ khi lên cầm quyền, ngoài 4 tính vốn có, Đảng CSVN chỉ đạo Báo Chí bổ sung cho thêm tính thư 5, đó là “Tình Đảng”. Tính Đảng phải thủ vai thống soái, chi phối toàn bộ các thuộc tính khác. Từ đó, biếnThông tin thành Tuyên truyến, đặt lợi ích Đảng trên hết, chỉ được nói những gì có lợi cho Đảng.

 

Do bị Tính Đảng chi phối, Báo Chí nói chung  không thể thực hiện 4 thuộc tính vốn phải có của nó: Vì phải đợi thông qua kiểm duyệt nội dung nên thông tin không kịp thời / Vì phải gọt giũa nên thiếu tính chân thật, độ chính xác không cao / Do sự cắt xén, lắp ráp vụng về tạo ra mâu thuẫn, phản khoa học, tính thuyết phục kém / Để che giấu nhược điểm, không còn cách nào khác, phải  diễn trò nguỵ biện, gian dối, dùng từ ngữ sáo rỗng nổ liên hồi gây chán nản trong công chúng. 

 

Chưa nói đội ngũ Dư luận viên, riêng hệ thống “Thông tin và Truyền thông” (4T) của Việt Nam chúng ta hiện nay “đồ sộ” chưa từng có trong lịch sử dân tộc, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền thuế của nhân đân mà luôn bị công chúng bỏ rơi, không tin cậy.Trong từng trận chiến với mạng Xã hội, 4T thua cuộc từ “vòng gởi xe”. Bởi vì nó “thuộc sở hữu riêng của Đảng”, luôn “nặng tình Đảng, nhẹ tình Dân”, “không nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”.  -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire