Võ Văn Tạo
(Cựu HTND TAND TP Nha Trang)
Sáng 21-11, trả lời chất vấn
của các đại biểu Quốc hội về án oan, trong đó nóng bỏng vụ ông Nguyễn Thanh Chấn,
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình phân bua, đại ý: khi vụ án được chuyển sang
giai đoạn xét xử thì nếu hồ sơ (do công an, VKS lập) đã khép kín thì cũng khó
trách tòa án (nếu có oan sai)!
Là người có nghiên cứu về
luật pháp và qua 10 năm tham gia xét xử, tôi không đồng tình quan điểm này của
người đứng đầu hệ thống tòa án cả nước.
Không ít người biết, trước
khi có chủ trương thực hiện cải cách tư pháp, tư duy “án tại hồ sơ” là câu nói
cửa miệng, thống lĩnh nghiệp vụ tố tụng. Nhưng một trong những nội dung rất cơ
bản và quan trọng trong chủ trương cải cách tư pháp là đặc biệt coi trọng và đề
cao tranh tụng tại tòa. Đối với những người làm công tác tố tụng “thấm” được
nội dung cơ bản này của cái cách tư pháp, tuy duy “án tại hồ sơ” là hết sức lỗi
thời và sai lầm, xem nó cũng tệ hại tương tự “tư duy bao cấp” một thời trong quản
lý kinh tế.
Thậm chí, theo phương châm
trên của cải cách tư pháp, nhiều tòa án đã thay đổi vị trí của công tố viên, từ
trên bục cao ngang với Hội đồng xét xử, xuống mặt bằng ngang hàng với luật sư. Tại
tòa, chứng minh có tội hay vô tội là việc của công tố viên, luật sư, bị cáo, bị
hại, nhân chứng… Hội đồng xét xử chỉ “ngồi giữa”, tập trung làm tốt vai trò
“cầm cân nảy mực”. Tuân thủ nguyên tắc đề cao tranh tụng tại tòa, nhiều Hội
đồng xét xử (bao gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân) xem các chứng cứ, tình
tiết đã có trong hồ sơ chỉ có giá trị tham khảo và kết hợp với các chứng cứ thu
thập tại tòa. Các chứng cứ ấy lại phải được xem xét, đánh giá kết hợp logic
tranh biện của các bên tham gia tố tụng… Nhờ đó mà ra được phán quyết khách
quan, chính xác, nhiều trường hợp đảo ngược so với cáo trạng và hồ điều tra.
Rõ ràng, chủ trương đề cao
tranh tụng tại tòa là rất đúng đắn, là một trong những yếu tố góp phần giảm
đáng kể oan sai trong tố tụng hình sự.
Trở lại vụ oan sai Nguyễn
Thanh Chấn, nếu trong khâu xét xử, Hội đồng xét xử thực hiện tốt chức năng của
mình, xem xét nghiêm túc ý kiến của luật sư về chứng cứ ngoại phạm của ông Chấn
(bấm điện thoại ở quán nhà trong thời gian xảy ra vụ án ở nơi khác), về thiếu
sót cơ bản trong thu thập chứng cứ của khâu điều tra (không lấy dấu vân tay còn
dính lại rất nhiều tại hiện trường…), không vô cảm trước lời bị cáo rập đầu kêu
oan, tố cáo bị bức cung… chắc chắn tránh được vụ oan sai tày đình này.
Tòa án là nơi xét xử, là khâu
cuối cùng để tuyên bị cáo có tội hay vô tội? tội gì? hình phạt nào?… Nếu nói hồ
sơ đã khép kín thì khó trách tòa án thì không lẽ, tòa án chỉ là cơ quan có chức
năng “gật đầu”, “hợp thức hóa” các các khâu trước của cơ quan điều tra và viện
kiểm sát?
Nếu
xét xử mà chỉ dựa vào hồ sơ đã thu thập và ý chí của công tố viên, liệu có cần
thiết để phải biên chế cả hệ thống tòa án với quy mô như hiện nay cho uổng phí
tiền dân nộp thuế?
Thế thì cần tòa làm cóc gì! Mà anh chánh tòa "ttoois cao" còn phat biểu vậy,trách gì những tòa con con!
RépondreSupprimerMạng dân như sâu kiến là phải!
Nghe ông Bình- Chánh án TANDTC trả lời chất vấn về vụ oan sai của ông Chấn ở Bắc giáng mà ngán tận cổ và thấy được trình độ, kiến thức về pháp luật của ông này. Có lẽ do trước đây công tác trong ngành Công an rồi sau đó học luật tại chức (mà bằng tại chức thì ai cũng rõ rồi )nên kiến thức ông này hết sức lôm côm, không hiểu và không biết phân tích về mục đích , tính chất của thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm.Thế mà đảng ta đưa lên đứng đầu ngành Tòa án nên dân không bị oan sai mới là chuyện lạ.Nếu còn chút lương tâm và danh dự, tôi nghĩ ông Bình này nên từ chức nhưng chuyện này khó có thể xảy ra như xứ sở "giãy chết".
RépondreSupprimerCác quan tòa hay quan kiểm sát tối cao thì cũng gốc là công an, chỉ học đến phổ thông, sau đó là học tại chức, nhờ là con liệt sĩ cao cấp mà được phong chức chứ kiến thức và tài năng rất hạn hẹp. Chừng nào còn "hệ thống trị" kiểu này thì dân ta còn là khổ nhiều ! Đúng là "nhỏ không học lớn làm công an".
RépondreSupprimer