Đào
Tiến Thi
Sáng
1-5, trước khi đi, được tin một số anh em đã bị canh cổng, tôi đã đoán được ý
chí quyết phá cuộc biểu tình này của nhà cầm quyền nên sắp đến điểm hẹn liền đổi
phương tiện: gửi xe máy để bắt taxi. Y như rằng, khi chiếc taxi đỗ lại bãi gửi
để chúng tôi xuống thì đồng thời có mấy người đến gửi xe máy bị từ chối. Một
người đàn ông không rõ là người trông xe hay chính là công an tuyên bố thẳng thừng:
hôm nay ở đây có biểu tình nên không nhận trông xe. Một phụ nữ bị từ chối tỏ vẻ
bực tức nói: “Biểu tình là của bọn phản động, chúng tôi liên quan gì mà phải chịu?”.
Một bác trung niên vừa đi đến (có lẽ cũng là người đi biểu tình) rọi ánh mắt tức
giận vào cô ta quát: “Cô bảo ai là phản động? Đi biểu tình mà là phản động à?”.
Người phụ nữ quay xe vù nhanh, không thèm trả lời.
Cuộc biểu tình diễn ra sớm, có lẽ chính do cách hành xử ác nghiệt vô lối của “lực lượng chức năng” (LLCN). Chả là khi mới có một nhóm nhỏ người tập hợp trên bậc thềm Nhà hát lớn thì LLCN đã vừa xua đuổi vừa dùng tiếng loa gào lên những lời đe dọa mà lại không đưa ra được lý do gì cho ra… lý do một chút. Một chị trung niên (sau biết chị là Trần Thị Thảo, giáo viên THPT về hưu) đã kiên quyết phản đối. Chị còn dùng lời lẽ đanh thép tố cáo sự vô trách nhiệm và thái độ đầy mờ ám của một số quan chức nhà nước trong thời gian xảy ra vụ cá chết khiến LLCN phải chùn bước. Cuối cùng nhóm người đã trụ lại được trên bậc thềm và cuộc biểu tình diễn ra sớm hơn dự định.
Đoàn
người tụ lại trên thềm Nhà hát lớn đông, mạnh chưa từng thấy. Biểu ngữ, khẩu hiệu
vô cùng phong phú: “Hãy trả lại Vũng Áng cho nhân dân”. “Đả đảo Formosa”.
“Formosa cút đi”. “Bảo vệ biển VN”…. LLCN bắt đầu tỏ ra khó xoay sở, buộc phải
để cho đoàn người diễu hành về phía Bờ Hồ. Bài hát “Dậy mà đi” cùng dàn nhạc của
cụ Tạ Trí Hải vang suốt dọc đường. Có ai đó nhắc nên đi chậm. Đúng, đi chậm để
gây được ảnh hưởng ra xung quanh, vì vào ngày lễ, người xe đi lại khá đông. Những
chỗ đèn đỏ, nhiều người đi đường lấy điện thoại ra chụp.
Gặp
lại người quen hôm nay chỉ bắt tay chứ không kịp nói chuyện. Có một số tôi chỉ
hơi quen trong những cuộc biểu tình hồi đầu (2011) sau đó không thấy nữa, thì
hôm nay lại gặp lại. Có người tôi gặp lần đầu nhưng lại biết tôi, cứ bảo “Tôi/
em vẫn đọc anh đấy”. Nhưng chủ yếu là những người không quen biết. Tức là số mới
đi biểu tình lần đầu hôm nay rất đông. Chung một nỗi đau, chung một sự phẫn nộ,
mọi người không kể quen lạ đều thấy thân thiết với nhau vô cùng. Tôi để ý một
cháu thanh niên cao lớn, gương mặt thư sinh mà rắn rỏi (sau được biết cháu tên
là Nguyễn Anh Tuấn, cháu nói nghề nghiệp nhưng tôi quên mất), luôn hô khẩu hiệu
cho mọi người hô theo. Khẩu hiệu của cháu chỉ gồm ba câu giản dị và ôn hòa: “Công
bố tội phạm, “Đền bù ngư dân”, “Không được chậm trễ”. Thì ra không cứ phải là người
“già dặn kinh nghiệm”, chỉ cần nhận ra vấn đề là có thể có ngay những con người
xuất sắc làm nòng cốt.
Ra
đến Bờ Hồ, lực lượng “quan sát viên” đa dạng hơn. Tôi tranh thủ hỏi thái độ của
họ. Có người giơ tay ủng hộ nhưng mời họ cùng đi thì họ lắc đầu. Có một bác chê
dân mình “thiếu bình tĩnh”. Tôi bảo: “Thế nào mới là bình tĩnh, chờ cả gần
tháng nay rồi; cá ban đầu chỉ chết ở Hà Tĩnh rồi vào Quảng Bình, rồi vào Quảng
Trị, rồi vào Thừa Thiên Huế,… Chờ đến bao giờ nữa, thưa bác?”. Bác ta bảo: “Nhưng
mà nó khó”. (Rõ là toàn nghe tuyên truyền một phía). Tôi bảo: “Không đến nỗi
khó lắm đâu bác. Chỉ cần lấy mẫu vật đưa về một phòng xét nghiệm hóa sinh, một
cử nhân hóa học cũng phân tích ra. Vả lại, rất nhiều dấu hiệu cho thấy thủ phạm
là “thằng” Formosa. Muốn biết rõ thì cứ múc tí nước ở cái cửa cống thằng Form
này xả ra, phân tích xem có những chất độc gì. Lại múc tí nước ở chỗ cá chết, bất
kỳ chỗ nào, tìm xem có chất độc nào giống của thằng Form, thì chẳng lẽ không
làm được?”. Bác ấy ậm ừ “biết rồi, biết rồi” và xua tay ra hiệu tôi đi đi.
Đi
ngang qua một ghế đá có ba người, người thanh niên ngồi giữa đang hùng hồn:
“Chính phủ cũng kém mà dân cũng ngu”. Tôi dừng lại hỏi: “Chính phủ kém, đồng ý,
còn dân ngu, xin hỏi cháu, đó là loại dân nào, dân đang biểu tình kia hay là
dân đang ngồi chơi ở đây?”. Cháu ấy không trả lời. Tôi bảo: “Chú hiểu rồi. Dân
ngu là dân đang biểu tình, chứ không thể là dân đang ngồi chơi như cháu, đúng
không?”
TS. Nguyễn Xuân Diện đang làm truyền thông, bên cạnh là GS.VS. Toán học Hoàng Xuân Phú
|
Có
hai sự cố đáng kể:
Một
là, LLCN sau hồi ở Nhà hát lớn, còn cố gắng giải tán đoàn biểu tình khi đoàn đã
ra gần Bờ Hồ. Họ chăng dây và có những viên an ninh to khỏe đứng nắm giữ nhưng
đoàn người bất chấp, người cao thì trèo qua, người thấp chui dưới, cuối cùng đều
lọt cả. Tiếp theo họ lại dùng hàng rào người để cản. Nhưng đoàn người cứ “ủn”
nhau mà đẩy tới, làm “đứt” phăng hàng rào. Đặc biệt, khi LLCN xông vào bắt một số
thanh niên, đã vấp phải sự phẫn nộ hừng hực của đoàn người biểu tình, thế là họ
buộc phải buông luôn.
Hai
là vụ trùm DLV Trần Nhật Quang đến phá đám. Cuộc thứ nhất, ông Trần Nhật Quang
đang ngồi trên xe máy ở một chỗ dừng thì gặp đoàn biểu tình. Có người giơ biểu
ngữ cho bác ta xem (như thường làm với tất cả mọi người đi đường), thế là bác
ta chửi um lên, rằng “phản động, phản động”. Lời chửi gây chú ý tức thì. Khi
phát hiện ra đây là một ông trùm DLV, một ông DLV đầy hăng hái và “có lý luận”
thì nỗi phẫn nộ của đoàn người không sao kiềm chế được. Người ta rủa xả thậm tệ
và bác DLV này cũng chống đỡ khá “ngoan cường”. Sau công an phải đến giải thoát
cho bác ta. Lần thứ hai, lúc trở về Nhà hát lớn, tôi không rõ đầu mối từ đâu.
Cuộc này đông người hơn, dữ dội hơn và cuộc “huyết chiến” giữa bác với người biểu
tình do không có công an đến giải tán nên diễn ra khá dài và cực kỳ sinh động.
Xin
tạt ngang một chút về hiện tượng Trần Nhật Quang (TNQ). Theo dõi hiện tượng TNQ
bao giờ tôi cũng nghĩ đến thành ngữ “Bảo hoàng hơn vua”, một thành ngữ chỉ những
người ủng hộ, bảo vệ cái gì đó một cách mù quáng. Vua là biểu tượng của bảo
hoàng, “tuyệt đối trung thành” với cái ngai vàng của mình. Tuy nhiên, khi hết
thời thì nhiều vua cũng biết bỏ ngai vàng để cứu lấy sinh mạng mình, chứ kẻ bảo
hoàng hơn vua thì không. Lúc nào nó cũng “tuyệt đối trung thành”; ngoài ông chủ,
nó không còn biết cái gì nữa. Vì cái phần bản năng tăm tối của con người đã được
những ông chủ khôn ngoan khai thác hết cỡ. Hiện tượng TNQ khiến tôi liên tưởng
đến nhân vật Khun trong truyện Vệ sỹ của quan
châu của Ma Văn Kháng. Khun là một vệ sỹ tuyệt đối trung thành của quan
châu Vàng A Ký. Năm 1954, công an tấn công vào hang ổ của tên trùm phỉ này. Vàng
A Ký thế cùng muốn hàng nhưng Khun không nghe và thế là Vàng A Ký đã phải rút
súng khử tên đầy tớ trung thành ấy.
Bác DLV Trần Nhật Quang đang “khẩu chiến” với người biểu tình
|
Viên sỹ quan (thấp, áo xám) luôn quan sát và chỉ huy, bên cạnh là viên an ninh (cao lớn, áo xanh) nhận lệnh |
Nhân
đây xin gửi đến ông Nguyễn Xuân Phúc, tân Thủ tướng Chính phủ, thay vì huy động
trí khôn và lực lượng khổng lồ để đàn áp người dân biểu tình, ông hãy nghiêm khắc
rút kinh nghiệm và kỷ luật một số trường hợp cần thiết trong bộ máy chính phủ
và bộ máy quan chức địa phương; ông hãy huy động tối đa trí tuệ nhân dân, đặc
biệt là các nhà khoa học (nước ta không hề thiếu) tham gia cứu trợ thảm họa. Nếu
ông làm được như thế thì không những giải quyết được vụ này mà còn làm tiền đề
cho cả guồng máy quản trị của chính phủ hoạt động có hiệu quả. Trong vụ việc
trên, cần thấy cả khả năng có thể có yếu tố Trung Cộng: biết đâu họ cố tình xúi
Formosa xả độc vào đúng thời điểm này để làm mất mặt nội các mới, giáng một đòn
chia rẽ cực ác giữa nhân dân và chính phủ để làm trầm trọng hơn nữa tình trạng
quốc gia đang hồi suy yếu.
Đ.T.T
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire