TS Trần Thăng Long: "Cho dù với bất kỳ
mục đích nào đi nữa thì việc TQ ban hành luật nói trên đều dẫn đến nguy cơ xâm
phạm đến quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền lợi hợp pháp của các quốc gia
trong vùng Biển Đông, trái ngược với những nguyên tắc về luật pháp biển đã được
khẳng định và bảo vệ theo Công ước 1982.
Không những thế còn xâm phạm đến chủ
quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông. Có thể thấy rằng hoạt động
đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều,
chẳng hạn như việc cấm đoán, bắt bớ, xua đuổi, tấn công ngư dân… sẽ tiếp diễn."
Trung Quốc lại tính áp
đặt quy định trái với luật pháp quốc tế và xâm phạm quyền tự do hàng hải, chủ
quyền các quốc gia khác ở Biển Đông.
Trung Quốc (TQ) vừa ra kế hoạch sửa đổi
Luật An toàn giao thông hàng hải năm 1984 của nước này. Trong dự thảo của luật
này, TQ ngang nhiên ra các quy định nhằm cấm một số tàu nước ngoài đi qua Biển
Đông.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Trần
Thăng Long, ĐH Luật TP.HCM, nói: “Xét về diễn biến trên Biển Đông những năm qua
thì có thể thấy đây là bước đi tiếp theo có tính toán trong chuỗi hành vi độc
chiếm, kiểm soát Biển Đông”.
Không phù hợp với Công
ước Luật Biển 1982
Thưa ông, văn phòng pháp lý Quốc vụ viện TQ khăng khăng cho rằng những thay
đổi này sẽ phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển?
TS Trần Thăng Long: Lập luận của TQ khi
ban hành dự thảo Luật An toàn hàng hải (sửa đổi) có thể dựa trên quy định tại
Điều 25 Công ước 1982. Theo đó, trong trường hợp nhằm ngăn cản việc đi qua gây
hại, quốc gia có thể tiến hành các hoạt động cần thiết để ngăn cản chúng cũng
như tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền
nước ngoài tại các khu vực nhất định vì lý do an ninh. Điều đáng nói là ngoài
việc cấm tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, TQ còn dự định đặt ra các quy định
riêng áp đặt sự kiểm soát rất chặt chẽ trong vùng biển của nước này. Và điều đó
hoàn toàn không phù hợp với Công ước Luật Biển 1982 nếu nó tạo ra cơ sở pháp lý
cho các cơ quan thực thi pháp luật về biển của nước này tùy tiện áp dụng và tự
ý ngăn chặn các hoạt động bình thường của mọi tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu
quân sự trong các vùng biển của TQ hoặc TQ tự cho là của mình.
Cụ thể là không phù hợp thế nào?
Quy định tại Điều 17 nêu rõ tàu
thuyền mang cờ của tất cả quốc gia, dù có biển hay không có biển đều được hưởng
quyền đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của một quốc gia ven biển, bao
gồm quyền đi qua lãnh hải để vào nội thủy, đi từ nội thủy ra lãnh hải và đi qua
lãnh hải mà không vào nội thủy và được áp dụng cho mọi loại tàu thuyền.
Đồng thời quyền này chỉ bị cấm và không
được thực hiện khi làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc
gia ven biển. Tất nhiên các hành vi vi phạm được liệt kê cụ thể tại Điều 19 của
công ước này chứ không phải anh muốn áp đặt sao áp đặt.
Điều 24 Công ước 1982 đã quy định rõ
quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu
thuyền nước ngoài trong lãnh hải. Đồng thời, không được tự ý áp đặt cho các tàu
thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực
hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này và phân biệt đối xử về
mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với các tàu thuyền của các nước trong khi
thực hiện quyền này.
Bằng các quy định trong luật an toàn giao thông hàng hải, TQ muốn hợp thức hóa sự phi pháp đối với các công trình nhân tạo bồi đắp ở Biển Đông thời gian qua. |
Hòng hợp thức hóa sự phi pháp của TQ
Các học giả của TQ lập luận rằng việc “quăng lưới” các quy định này là nhằm
bảo vệ các quyền lợi và tăng cường khả năng kiểm soát của nước này tại Biển
Đông. Lập luận này theo ông thế nào?
Tôi cho rằng thực chất của việc này là
nhằm hợp pháp hóa sự áp đặt trái phép, vô căn cứ gần như toàn bộ vùng Biển Đông
thành các vùng biển nội thủy của TQ trong phạm vi đường cơ sở chín đoạn vốn đã
bị bác bỏ bởi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực trong vụ kiện
Philippines - TQ ngày 12-7-2016.
Cũng xin nói cho rõ là việc đưa ra các
quy định về kiểm soát an ninh trong lãnh hải giả sử là có cơ sở theo quan điểm
của TQ (dựa vào lập luận từ quy định của công ước) thì chỉ có giá trị đối với
các vùng biển ven bờ của nước này. Nói cách khác, chúng không thể có giá trị
pháp lý và áp dụng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như không thể có
giá trị pháp lý nào đối với các vùng biển và thực thể nằm trong cái gọi là
đường cơ sở chín đoạn tại Biển Đông. Bởi lẽ rõ ràng theo luật quốc tế, TQ không
có cơ sở pháp lý để tuyên bố về chủ quyền. Cũng chính vì thế mà mọi sự áp đặt
các khái niệm “lãnh thổ”, “nội thủy”, “lãnh hải” cho các vùng biển xung quanh
các thực thể trên đều là bất hợp pháp.
Liệu đây có phải bước luật hóa cho các thực thể nhân tạo phi pháp mà TQ
ngoan cố ra sức cải tạo, bồi đắp trong suốt thời gian qua, thưa tiến sĩ?
Đúng thế! Điều này còn nhằm phục vụ cho
ý đồ hợp pháp hóa đối với các “đảo nhân tạo” mà nước này đã xây dựng trái phép
trên Biển Đông để biến nó thành các thực thể có quy chế “đảo” có nội thủy và
lãnh hải. Tính chất bất hợp pháp của việc chiếm đóng và “đảo hóa” các thực thể
này cũng đã được chỉ rõ trong phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực.
Nó cũng nhằm mục đích tạo ra thêm các
căn cứ để cấm đoán và cản trở hoạt động đi lại, buôn bán, đánh bắt cá của tàu
thuyền các nước trên Biển Đông vốn đã được nước này sử dụng trong nhiều năm qua
dưới hình thức các lệnh cấm đánh bắt phi pháp. Đáng lưu ý rằng vùng Biển Đông
là ngư trường truyền thống và sinh kế của hàng triệu ngư dân các nước, trong đó
có Việt Nam. Đây cũng là đường hàng hải quốc tế huyết mạch mà sự tự do hàng
hải, tự do hàng không phải được tôn trọng.
Biển Đông có thể sẽ
“nóng” hơn nữa
Nếu điều này thành hiện thực, tình hình Biển Đông theo dự báo của ông sẽ
như thế nào?
TS Trần Thăng Long: Cho dù với bất kỳ
mục đích nào đi nữa thì việc TQ ban hành luật nói trên đều dẫn đến nguy cơ xâm
phạm đến quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền lợi hợp pháp của các quốc gia
trong vùng Biển Đông, trái ngược với những nguyên tắc về luật pháp biển đã được
khẳng định và bảo vệ theo Công ước 1982.
Không những thế còn xâm phạm đến chủ
quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông. Có thể thấy rằng hoạt động
đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều,
chẳng hạn như việc cấm đoán, bắt bớ, xua đuổi, tấn công ngư dân… sẽ tiếp diễn.
Chúng ta cần làm gì lúc này, thưa tiến
sĩ?
Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục lên tiếng
phản đối, vạch trần sự vi phạm Công ước Luật Biển 1982 của luật này.
Cùng đó, tiếp tục hợp tác cùng với các
nước đấu tranh nhằm bảo vệ các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không tại khu
vực Biển Đông cũng như tăng cường thực thi quyền bảo vệ hợp pháp đối với hoạt
động của tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đánh bắt hợp pháp tại đây.
Xin cám ơn ông.
Dự thảo Luật An toàn giao thông hàng hải
năm 1984 (sửa đổi), TQ đưa ra những điều rất phi lý, chẳng hạn quy định các tàu
quân sự nước ngoài buộc phải đăng ký luôn cả bằng lái của hoa tiêu. TQ cũng
ngang nhiên áp đặt mức phạt 300.000-500.000 nhân dân tệ (43.706-72.844 USD) đối
với tàu nào vi phạm các quy định này.
Khương Minh (thực hiện)/ theo PLTPHCM
Nguồn: Theo VNN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire