Minh Anh
(GDVN) - Trong một văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh khẳng định có việc bảo kê, đe dọa Chủ tịch tỉnh.
Đe dọa cả hệ thống
chính trị của tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa phát đi Công văn số
55/UBND-NN.TN gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải về việc đề nghị
tiếp tục tạm dừng triển khai thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng đường
thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu.
Đặc biệt, trong công văn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Ninh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
“Chỉ
đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân sự việc, điều tra các cá nhân từ
trung ương đến địa phương đứng sau bảo kê, đe dọa cán bộ chuyên
môn, lãnh đạo Sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh làm sự việc ngày càng
trở nên nghiêm trọng”.
|
Bắc Ninh cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
“Thực hiện việc sơ
kết đánh giá việc triển khai thực hiện dự án theo Thông báo kết luận số
357/TB-VPCP ngày 06/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Riêng tỉnh Bắc Ninh đề
nghị không cho tiếp tục triển khai thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội
địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm các đoạn từ Km1+000-Km30+000 trên sông Cầu”.
Trao đổi với báo chí, cán bộ Phòng Nông nghiệp – Tài
nguyên Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh khẳng định: “…Một số cá nhân từ Trung ương đến địa phương đứng sau
bảo kê, đe dọa cán bộ chuyên môn, lãnh đạo Sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh tỉnh, bên Công an họ có đủ các căn cứ rồi, Công an đang điều tra…”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án nạo vét duy tu
luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp với tận thu sản phẩm trên sông Cầu do
Công ty cổ phần
Trục vớt luồng Hạ Lưu thực hiện được Cục
đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt.
Văn bản khẳng định các cá nhân từ Trung ương đến địa phương đứng ra bảo kê, đe dọa các lãnh đạo Sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. |
Theo nội dung Công văn số 14/UBND-NN.TN ngày 17/1/2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh nêu: “Sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh
với tổng chiều dài 83 ki lô mét.
Năm 2014, trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh có 3 dự án nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa kết hợp
tận thu sản phẩm do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, quá
trình triển khai dự án đã xảy ra việc lợi dụng việc thực hiện dự án để khai
thác cát trái phép, gây bức xúc trong nhân dân.
Ngày 01/3/2016, tại
vị trí tương ứng K74+400-K74+500 đê hữu Cầu, bờ bãi sông đã bị sạt lở đứng
thành với chiều dài 50 mét, ăn sâu vào bãi từ 5 đến 10 mét.
Một trong những
nguyên nhân của sự việc trên là do Công ty cổ phần trục vớt luồng Hạ Lưu triển
khai thi công nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu sản
phẩm từ km1+000 đến Km 30 +000 thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang”.
Được biết, hiện tỉnh Bắc Ninh đang phải bố trí 30 tỷ đồng
từ nguồn kinh phí của tỉnh để xử lý sự cố trên.
Do vậy, từ năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã
không cấp phép cho đơn vị nào thực hiện dự án như trên.
Tuy nhiên, tháng 11/2016 đến nay, trên địa bàn sông
Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện lại việc thực hiện dự án nạo vét, duy tu
luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm gây bức xúc cho nhân dân tỉnh
Bắc Ninh, gây mất an ninh tại các xã Việt Thống, Quế Tân, Phù Lương (huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh), các tàu hút cát vận hành cả ngày lẫn đêm với 40 tàu thực
hiện.
Qua tìm hiểu được biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
có văn bản đồng ý cho để Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp tục triển khai dự
án đến hết năm 2017.
Liên tiếp trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản khẳng định: Trên toàn tuyến sông Cầu không có đoạn cạn theo quy
định. Không có phương tiện thủy nội địa mắc cạn nếu đi đúng trọng tải và đúng
luồng".
Tuy chủ trương và các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh đều thống nhất như vậy nhưng tình trạng lợi dụng nạo vét để khai thác
cát trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra, bất chấp pháp luật. Đặc biệt, còn có
hiện tượng bảo kê, đe dọa cán bộ, lãnh đạo Sở, ban ngành và chính đồng chí Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Vậy, những cá nhân (từ trung ương đến địa phương) nào
đã đứng ra bảo kê, đe dọa cả hệ thống chính trị tỉnh Bắc Ninh? Nếu không phải
Công ty Trục vớt luồng Hạ Lưu và những người có quyền lợi liên quan thì là ai?
Trách nhiệm của Thứ
trưởng Nguyễn Nhật?
Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Bắc Ninh liên tiếp
kiến nghị tạm dừng triển khai thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng đường
thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu.
Đến cá nhân Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh còn bị cát tặc đe dọa thì ai sẽ bảo vệ được người dân? Ảnh Tin Tức |
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Giao thông vận tải lại có Công
văn số 1689/BGTVT-KCHT ngày 22/02/2017 do Thứ trưởng Nguyễn Nhật ký và Cục Cục
đường thủy nội địa Việt Nam có Công văn số 266/CĐTNĐ-KHĐT ngày 01/3/2017 về
việc thực hiện dự án trên.
Trong Công văn số 266/CĐTNĐ-KHĐT ngày 01/3/2017, Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam nêu: “Đề
đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, đáp ứng mục tiêu chung của dự án, Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận cho Công ty Cổ phần Trục vớt luồng Hạ
Lưu được tiếp tục thi công nạo vét luồng thuộc dự án tại các vị trí khan cạn
theo đúng chuẩn tắc luồng thiết kế đã được phê duyệt tại Quyết định số
1253/QĐ-CĐTNĐ ngày 23/10/2014 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam…
Đề nghị Uỷ ban nhân
dân tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh tạo điều kiện để Công ty Trục vớt luồng Hạ Lưu
triển khai thực hiện dự án để sớm hoàn thành đưa vào quản lý khai thác”.
Tiếp đó, Công văn số 1689/BGTVT-KCHT của Bộ Giao thông
vận tải (do Thứ trưởng Nguyễn Nhật ký) cũng nêu rõ: “Để góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội
địa trên tuyến sông Cầu, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang tạo điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư tiếp tục thi
công nạo vét tại những vị trí chưa đảm bảo chuẩn tắc luồng đã được Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam phê duyệt”.
Văn bản đề nghị tỉnh Bắc Ninh tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án nạo vét của Bộ Giao thông vận tải. Ảnh Kiến thức |
Trước những công văn của Bộ Giao thông Vận tải và Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Bắc Ninh nêu rõ quan
điểm:
“Ngày
10/02/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận được đơn kiến nghị của 17 chủ
phương tiện tàu thủy phản ánh đoạn sông Cầu có nhiều đoạn cạn, gây ảnh hưởng
đến việc vận chuyển hàng hóa đi lại của các phương tiện tàu thủy.
Ngày 11/02/2017, Ủy
ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng Ủy ban tỉnh và Công an tỉnh làm việc
trực tiếp với ông Trần Bình và 16 hộ đồng đứng đơn.
Công an tỉnh đã có
Văn bản báo cáo số 121/CAT(PV11-PC67) ngày 11/01/2017 về việc báo cáo xác minh
đơn kiến nghị, phản ánh của công dân về các điểm khan, cạn trên tuyến sông Cầu.
Công an tỉnh khẳng
định, các phương tiện thủy nội địa lưu thông của 17 chủ phương tiện tàu thủy
trên sông Cầu là không đúng quy định về trọng tải. Toàn bộ 17 phương tiện
thủy nội địa trên đều có trọng tải từ 498 tấn đến 888 tấn.
Hơn nữa, các công
nhân ý kiến đã nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự
an toàn giao thông đường thủy nội địa và xác nhận việc viết đơn kiến nghị trên
là do thiếu hiểu biết, chưa nhận thức đầy đủ quy định của pháp luật và không có
ý kiến gì khác”.
UBND tỉnh Bắc Ninh cũng cam kết: “Nếu có tàu mắc cạn trên sông Cầu, UBND tỉnh Bắc Ninh
sẽ bỏ ngân sách địa phương để đưa tàu ra khỏi vị trí mắc cạn”.
Vì sao, tỉnh Bắc Ninh nhiều lần khẳng định không có
việc tàu mắc cạn, không đồng ý để Bộ Giao thông vận tải thực hiện dự án nạo vét
nhưng Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật vẫn cứ ký văn bản đồng ý và
đề nghị tỉnh tạo điều kiện?
Vì sao Công ty Trục vớt luồng Hạ Lưu dám ngang nhiên
thực hiện dự án, để lợi dụng khai thác cát mặc cho sự phản đối của cả hệ thống
chính trị tỉnh Bắc Ninh?
Minh Anh
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire