19/08/2017

BÁO VĂN NGHỆ TPHCM NHỤC MẠ BỘ NGOẠI GIAO ĐỨC

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại trung tâm Berlin làm nước Đức lên tiếng phản ứng gay gắt, ngay lập tức trục xuất một cán bộ tình báo VN ra khỏi Đức sau 48 tiếng đồng thời giao viện công tố liên bang tiến hành điều tra và truy nã những người tham gia bắt cóc trên toàn Châu Âu. Mới đây cơ quan điều tra vừa bắt một người Sec gốc Việt tại Praha vì có bằng chứng tham gia vụ bắt cóc.
Về phía VN, trong nỗ lực làm dịu tình hình đã đề nghị đối thoại với Đức về vụ bắt cóc.
Thế nhưng mới đây tờ Văn Nghệ xuất bản tại TP HCM nằm dưới quyền kiểm soát của ban tuyên giáo thành ủy lại có bài báo khiêu khích và nhục mạ nước Đức như dưới đây:

Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?

Trích:

Quái lạ, Chính phủ Đức chứ có phải là mấy tờ lá cải với một lũ kền kền vô trách nhiệm đâu mà phát biểu một cách hồ đồ như vậy. Trịnh Xuân Thanh đã công bố công khai về sự tự nguyện đầu thú, đơn tự thú đã được công khai trước báo chí, vậy Bộ Ngoại giao Đức lấy căn cứ nào để nói là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức? Và dĩ nhiên, đằng sau nó còn có một câu hỏi nữa: Lực lượng bảo vệ đất nước của Đức làm ăn thế nào mà có một người bị bắt cóc đưa ra khỏi đất Đức một cách thành công? Và với năng lực “vĩ đại” như vậy, lực lượng này làm sao có đủ năng lực bảo vệ đất nước? Tất nhiên không có việc bắt cóc và không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện. Chỉ là Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới. Và nếu đúng như vậy, những kẻ cực đoan gốc Việt đã đủ lớn mạnh đến mức có thể làm “cách mạng” rồi, dĩ nhiên là làm cách mạng trên đất Đức để thay đổi đường hướng chính trị của nước Đức. Và tất nhiên, chúng chẳng có chút hy vọng nào can thiệp vào nội tình của Việt Nam.
Nhưng vì những mắc mớ liên quan đến ngoại giao, chúng ta cũng cần bàn kỹ một chút về những quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế liên quan đến việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú.
Nước Đức không có quyền gì với việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú
Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh “bị bắt cóc”. Ngày 2-8-2017, Hãng thông tấn xã Đức DPA đưa tin: “nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc”. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là “vermuten”. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của Công an Berlin: “Đây là một trường hợp nghi ngờ” (tiếng Đức: “Das ist ein Verdacht”). Một điều phi lý trong nghi ngờ “bắt cóc” là chi tiết “có người thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị lôi vào xe ô tô”. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là: Ringfahndung. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tỵ nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang: Cảnh sát LB (tức CA Biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn, Cục Kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9… chưa có cơ quan nào đưa ra chứng cứ về việc ông Thanh bị bắt cóc. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ Nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh.
Thêm nữa, ông Thanh không là công dân Đức, chưa phải là người được hưởng quy chế tỵ nạn tại Đức, thậm chí ông Thanh chưa nằm trong danh sách được cứu xét có cho tỵ nạn hay không. Tờ báo Miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông Thanh sang Đức năm 2016 và ngày 24-7-2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn. Như vậy có nghĩa là, ông Thanh trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở Việt Nam và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tỵ nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tỵ nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào (theo Điều 32, thủ tục xét tỵ nạn). Như vậy, ông Trịnh Xuân Thanh chưa được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Vậy lý do gì mà Bộ Ngoại giao Đức yêu cầu phía Việt Nam trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức? Những người có thần kinh bình thường không thể hiểu nổi yêu cầu này.
....
....

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire