01/10/2017

Tệ tục Phong kiến đã lưu truyền trong huyết quản


Thiện Tùng


Năm 1955, qua cuộc trưng cầu dân ý, Ngô Đình Diệm truất phế hoàng đế Bảo Đại, vị vua cuối cùng ở Việt Nam, thiết lập thể chế Cộng hòa. Tính đến nay đã 62 năm (1955-2017), hết chế độ độc tài Gia đình trị Ngô Đình Diệm đến chế độ Độc tài Đảng trị, cái “nọc” Phong kiến vẫn còn lưu truyền trong huyết quản của giới cầm quyền.




Cha truyền con nối: Người xưa nói “Trời chỉ có một mặt, đất nước không thể có 2 vua”. Phá bỏ quan niệm lỗi thời ấy, Đảng CSVN áp dụng chế độ “Làm chủ tập thể” – vua tập thể. Vua ở mỗi cấp, mỗi ngành - vua của vua. Không nói chi xa, hiện nay nạn cha truyền con nối đang ngày một lan tràn, con quan thì được làm quan dù bất tài thất đức. Rau nào sâu nấy, cha mẹ tham nhũng thì con cái bắt chước theo cha mẹ, trở thành một bầy sâu, lớn nhỏ lúc nhúc, ăn không chừa thứ gì, kể cả hút cầu vệ sinh. 



Định chế hưởng thụ cho quan: Cấp nào, chức vụ gì đi xe trên tỷ, cấp nào dưới tỷ. Cấp nào khi về hưu được mang theo cả xe và lái, có đặc cách cần vụ, bảo vệ đến khi chết – tất cả đều do ngân sách quốc gia đài thọ. Truyền miệng không biết có phải vậy không: Thời Phong kiến, Vua chọn ngày mùng 5, 14, 23 đi kinh lý. Khi Vua đi, quân gia cỡi ngựa mở đường, càn qua mọi chướng ngại, dẫm lên cả người. Vì vậy người dân kỵ 3 ngày ấy không dám ra đường, tự nhủ: “mùng 5, 14, 23, đi sao về vậy chẳng ra chuyện gì”- có khi còn mang họa. Ngày nay, quan ra đường giành quyền ưu tiên, có cảnh sát rít còi “tránh vô, tránh vô” in ỏi, họ ngang nhiên vượt đèn đỏ, không khéo coi chừng mất mạng.



Định chế trị bịnh cho quan: Từ trung ương cho đến địa phương đều có Ban Bảo vệ sức khỏe và bịnh viện riêng cho cán bộ. Cán bộ sơ cấp trở xuống điều trị ở bịnh viện địa phương; Cán bộ trung và cao cấp được điều trị ở các bịnh viện khu vựa do Trung ương quản lý – Riêng cán bộ cao cấp được ra nước ngoài điều trị khi cần.


Phòng khách Nguyên Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Phòng khách Nguyên TBT Nông Đức Mạnh




Định chế khi quan chết: Ở cấp Trung ương, ai được chôn ở nghĩa trang Mai Dịch, ai chôn ở nghĩa trang Văn Điển. Ở địa phương, quan chức cấp cao ở địa phương từ trần được “ăn theo”, đem vào chôn ở hàng đầu trong những nghĩa trang liệt sĩ – theo tôi được biết, chỉ có tỉnh Đồng Tháp, quan từ trần chôn riêng. Đáng nói hơn, cấp chức nào chết quốc tang, cấp nào tỉnh, huyện, xã tang. Tên đường, tên trường họ xúm chia nhau đặt tên mình để lưu danh muôn thuở - ưu tiên cho quan chức cấp trung ương, còn lại là cấp địa phương. Bất kể người chết có muốn hay không: Cụ Hồ thì ướp xác, Tổng bí thư Nguyễn văn Linh làm tượng đài – có lẽ để tạo tiền lệ: trước làm sao, sau phải  làm vậy, đã là Tổng bí thư, ai cũng không mất “phần mền”?. Thử so sánh công lao với dân với nước giữa cụ Nguyển Trong Vĩnh và ông Nông Đức Mạnh khác nhau một trời một vực - ông Vĩnh trên trời, ông Mạnh dưới đất?. Nhưng theo định chế, rồi đây, ông Vĩnh chết chắc Gia tang, còn ông Mạnh chết chắc Quốc tang - hãy chờ xem.

.v.v…



Quan ông quan bà luôn nhắc nhở thuộc hạ và dân chúng hãy làm theo di huấn của Cụ Hồ “Cần, kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”, còn họ thì, người xin viết minh họa bằng bài thơ “Sống chết như Ông”:



Làm việc như ông (bà) sướng bậc tiên:

Việc gì cũng có trợ lý riêng,


Nông Đức Mạnh là cha đẻ

”học tập làm theo gương Bác”

Cần, kiệm, Liêm,

Chính, Chí công vô tư”
Xe đưa, xe rước trưa, chiều sớm…

Trần thế khác gì chốn non tiên ?.



Tiếp khách kiểu ông sướng quá tay:

Bao nhiêu phí tổn cứ chi xài,

Kê chung phiếu đỏ đưa ông ký,

Công quỷ phải nào của riêng ai ?.



Nằm viện như ông sướng bậc cha:

Nhân viên nuôi bịnh chia thành ca,

Ông sai ông khiển như đày tớ,

Lựng bựng coi chừng ông thải ra ?.



Đám táng của ông lớn quá trời:

Ngày đêm phúng điếu chẳng giờ ngơi,

Tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ,

Xe nối đuôi dài đếm hụt hơi ?!.



Phong tục, tập tục cần được duy trì; tệ tục, hủ tục thuộc dạng lạc hậu, Phong kiến cần phải xóa bỏ. Nhưng xóa làm sao được “Lượm” ơi, khi lãnh đạo nhà ta cứ mãi tôn thờ nó?!.



29/09/2017

  T.T

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire