02/09/2018

TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ


TUYÊN BỐ có đoạn: " Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hoá và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung.

 Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc.
       Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường."

 Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ: tuyenboviecsudungndt@gmail.com


Ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ VN và Chính phủ Trung Quốc, do các Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Cao Hổ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND) hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.

Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hoá Điều 8 của Hiệp định trên bằng Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 19), theo đó kể từ ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành (tức ngày 12/10/2018), thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam-Trung Quốc (kéo dài trên 1450 km) được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng.

Khái niệm thương nhân không được định nghĩa trong Thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm khá tù mù về "thương nhân" và cư dân Việt Nam “có hoạt động thương mại” cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam. Trong những trường hợp cần thiết nhất thì cùng lắm chỉ có thể cho phép thanh toán qua ngân hàng bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi cho các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, nhưng hành văn mập mờ của Thông tư cho phép việc thanh toán bằng CNY cho hàng hoá và dịch vụ (có thể không phải hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu) trên lãnh thổ Việt Nam có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế VN một thời đã bị đô-la hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ. Với Thông tư 19, NHNN đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra NHNN phải CHỐNG như đã chống đô-la hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ (các giao dịch thương mại trên một lãnh thổ có chủ quyền chỉ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, còn các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới có thể được thanh toán bằng đồng tiền thoả thuận qua hệ thống ngân hàng), mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự Nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.

 Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi - các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự - đồng lòng tuyên bố như sau:

Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hoá và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung.

 Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc.

 Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Lập ngày 31 tháng 8 năm 2018




Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ: tuyenboviecsudungndt@gmail.com



DANH SÁCH CÁC HỘI ĐOÀN VÀ CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐ
I – DANH SÁCH CÁC HỘI ĐOÀN : 
1- Diễn đàn XHDS – TS khoa học Nguyễn Quang A đại diện
2- CLB Lê Hiếu Đằng – Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư Pháp TP.HCM làm đại diện
3- Ban vận động Văn đoàn độc lập, đại diện Nguyên Ngọc ký tên.
4- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
5- Hội Bầu bí tương thân, đại diện Nguyễn Lê Hùng 
 
II – DANH SÁCH CÁ NHÂN
1- Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đáo, Chủ nhiệm CLB LHĐ – Nha Trang
2- Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học – Hà Nội
3- Võ Văn Thôn – nguyên Giám đốc sở Tư Pháp TP. HCM – Sài Gòn
4- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn.
5- Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn
6- Vũ Trọng Khải, PGSTS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp 2,Sài Gòn
7- Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn
8- Mai Thái Lĩnh – Nhà nghiên cứu, thành viên CLB Phan Tây Hồ - Đà Lạt
9- Trần Minh Thảo,Viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng CLB Phan Tây Hồ 
10- Hồ Ngọc Nhuận – nguyên Phó CT. UBMT TQ TP.HCM – Sài Gòn
11- Nguyễn Thu Giang- Cử nhân Kinh tế, Luật sự, nguyên Phó GĐ sở Tư Pháp TP.HCM – Sài Gòn
12- Đào Công Tiến – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM – sài Gòn
13- Kha Lương Ngãi – nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
14- Tô Lê Sơn- Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
15- Phan Lữ - Nhà thơ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
16- Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ Ưu Tú, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
17- Trần Minh Quốc – Giáo chức, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
18- Đinh Đức Long – TS Bác Sĩ – Sài Gòn 
19- Lê Phú Khải - Nhà báo, thành viên CLB LH Đ - Sài Gòn
20- Lê Công Định- Luật sư, thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn.
21- Huỳnh Ngoc Chênh - Nhà báo, thành viên CLB LHĐ - Hà Nội
22- Nguyễn Thú Hạnh - thành viên CLB LHĐ - Hà Nội
23- Đặng Phương Bich - Hưu trí - Hà Nội
24- Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
25- Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội,
26- Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
27- Hoàng Dũng – PGS TS – Sài Gòn 
28- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội 
29- Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội
30- Nguyễn Thế Hùng,Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam 
31- Trần Thanh Vân,Kiến trúc sư Hà Nội
32- Lê Văn Tâm,Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
 

33- Trần Đức Quế, chuyên viên hưu trí, Hà Nội

34- Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
35- Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire