Bài
báo đã nêu lên được một số ý kiến hay. Đó là :
+ Đối thoại, phản biện, …là con
đường ngắn nhất, văn minh và tiến bộ nhất, để phát hiện sự thật, chân lý! Đó là
một phần tất yếu cốt tử làm nên bản chất và sinh khí tự nhiên của một tư tưởng,
+ Đối diện với chính mình để làm nên tư chất, nhất là
tư thế đối thoại. Cả hai cùng tỏa sáng!
+ Hành động lúc này, tự mình là rèn rũa, thái độ khiêm
cung, giữ vững và tỏa rộng cái khí chất của mình, trước hết là chính
khí, cốt khí, linh khí trước và trong đối thoại để kiếm tìm sự thật,
kỳ vọng chân lý!.... Chính khí ấy là sự cương trực ….Cốt khí ấy
là sự bất khuất ….Linh khí ấy là sự thông hiểu (trong đối thoại)
+ Hành động lúc này là mài sắc dũng khí,
cao hơn là giữ lấy hào khí đối thoại.
Liên hệ với thực tế,
tác giả nêu ra những “tiêu cực”, những “sa đọa” của một số người có chức quyền,
không xứng đáng khi đối diện với chính mình :” Một số cán bộ giả điếc, giả
câm, thờ ơ lãnh cảm với oan trái của đồng bào, chỉ nhăm nhăm
cố giữ quyền lực và vơ vét kim tiền, dối trên lừa dưới,…Bao người hèn hạ rắp
mưu “ngậm máu phun người”, “đâm bị thóc, chọc bị gạo” mà không biết nhục trước
nhẽ thường….Thân mang tiếng chữ nghĩa, nhưng kỳ thực chỉ giỏi “đạo văn” lừa đời, đường
đi thì chỉ toàn những “cửa sau” lén lút,…Trước gian nguy thì “miệng hùm gan sứa”, “ngậm miệng ăn
tiền”, trước sự xấu xa thì “bưng tai bịt mắt”, “sống chết mặc bay”, trước người
hiền thì giở giọng tỵ hiềm, “vu oan giá họa”, “đan giậm giật giàm”, xúc xiểm
sau lưng,… Lúc đương giữ chức quyền thì thủ thế “mũ ni che tai”, giữ miếng “im
lặng là vàng”, lén lút “sân trước sân sau”,
nhưng khi quốc gia gặp biến, lại đóng chặt cửa, núp trong nhà mình mà
tụng ca ẩn sĩ tề gia v.v.”.
Kết thúc bài, tác giả
viết :” Đối diện nghiêm cách với… chính mình
không chỉ tạo nên vị thế của mình, để đối thoại thành công, mà hóa giải vạn sự
khó khăn sẽ nhẹ hơn cả “nửa lông hồng”, thậm chí bất thuyết tự nhiên thành!”
Những
liên hệ trên đây tác giả lấy từ thực tế VN. Vậy đối thoại được đề cập là đối
thoại ở VN, mà hiện nay đối thoại có ý nghĩa nhất là giữa đại diện cho Đảng và
Nhà nước (bên A) và một số nhân sĩ, trí thức
ở vai trò phản biện (bên B).
Nội
dung bài của Nhị Lê gồm 2 ý chính : Một là sự quan trọng của đối thoại. Hai là
để đối thoại trước hết cần đối diện với chính mình.
Ừ,
thì mỗi bên tham gia đối thoại cần đối diện với chính mình, nhưng tác giả có xu hướng nhắc nhỡ, cảnh báo bên A là chủ
yếu.
Còn về bên B. Hãy kể một vài người được dư
luận rộng rãi biết đến, xem họ có mắc vào những tiêu cực, những sa đọa như Nhị
Lê kể ra hay không. Đó là Quang A, Nguyên Bình, Ngọc Chênh, Huệ Chi, Đình Cống,
Hiếu Đằng, Chu Hảo, Chi Lan, Tương Lai, Khắc Mai, Nguyên Ngọc, Sĩ Phu, Xuân Phú,
Đăng Quang, Đoan Trang, Nguyễn Trung, Hữu Vinh v.v…Họ bị bên A chụp cho những
cái mũ, gắn cho những cái nhãn gớm ghiếc trong khi họ có nhân cách cao thượng,
có kiến thức uyên thâm, có đời sông mẫu mực..
Bên
A, tuy tác giả chưa dẫn ra trường hợp cụ thể, chỉ liệt kê chung chung những sa
đọa của số đông người có chức quyền, nhưng như thế cũng tạm đủ phơi trần mức độ
hư nát của chế độ.
Trình
bày được sự quan trọng của đối thoại, sự quan trọng mỗi người cần đối diện với
chính mình, vạch ra sự sa đọa của chức quyền, đó là điều đáng hoan nghênh,
chứng tỏ Nhị Lê đã thoát ra được tấm che mắt của CS để tiếp cận sự thật.
Tuy
vậy, rất đáng tiếc, có một số điều chắc Nhị Lê biết, nhưng chưa dám công khai.
Đó là những độc hại của chủ nghĩa Mác, những sai lầm của ĐCSVN là nguyên nhân
quan trọng tạo ra sự sa đọa của quyền lực, đó là tại sao ông Võ Văn Thưởng và
Ban Tuyên giáo né tránh đối thoại với bên B.
Ông
Nhị Lê chưa vượt lên được. Ông khuyên người ta “đối diện với chính mình”. Còn
ông, đã tự đối diện như thế nào thì tôi chưa biết, nhưng ông chưa dám vượt lên,
chưa dám từ bỏ dứt khoát sai lầm của quá khứ là phụng thờ CS. Ông còn sợ, khi
từ bỏ CS thì sẽ bị thứ này, mất thứ nọ.
Bằng
cuộc sống của mình và của những bạn bè
đã từ bỏ ĐCS, tôi xin nói rằng, tuy chúng
tôi có bị một vài cản trở, có mất một vài lợi ích vật chất, nhưng có thế dễ
dàng chấp nhận. Còn cái được lớn hơn
nhiều. Được là chính mình, được làm người trung thực, được thoát ra khỏi vũng
lầy ý thức hệ CS.
Vì
rằng bài đưa đăng ở TCCS (hoặc các báo chính thống) thì không được phê phán Mác
và ĐCS.. Để bài được đăng mà phải hạn chế tự do tư tưởng, không dám công khai
quan điểm thì đăng mà làm gì. Còn mạng xã hội thì sao. Đó mới là diễn đàn của tự
do tư tưởng.
Tiếc
rằng Nhị Lê công bố bài viết khi đã nghỉ hưu. Nếu ông công bố lúc còn đương chức
Phó Tổng biên tập TCCS thì tôi đã đề nghị được đối thoại cùng ông và Ban biên
tập của TC. Ông Võ Văn Thưởng từng tuyên bố sẵn sàng đối thoại, nhưng giữ im
lặng khi được đề nghị.
Ông
Nhị Lê. Phải chăng ông đang đu dây giữa ĐCS và Dân (giữa A và B). Đó là cách
làm của một loại người cơ hội. Ông đã nhận ra sự sa đọa của chế độ, nhưng vì
còn sợ mà chưa dám dứt khoát từ bỏ. Rất nên tích lũy năng lượng tinh thần, vứt
bỏ sợ hãi , hãy vượt lên để hòa nhập vào
phong trào đấu tranh nhằm dân chủ hóa đất nước. Như vậy mới là người hiểu biết
thời thế, là trí thức chân chính. Rất hy vọng ông sẽ sớm đạt được.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire