Nguyễn Đình Cống
Sáng 21/10 theo dõi hoạt động của Quốc hội, tôi tập trung chú ý vào 2 việc. Một là các đại biểu
viếng lăng Cụ Hồ, hai là báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phúc trình bày.
Xếp một đoàn người khá dài, cho đặt vòng hoa bên ngoài rồi vào lăng, đi quanh
quan tài là một thủ tục có thể rất thiêng liêng, cung kính, nhưng cũng có thể rất nhàm chán. Nó phụ
thuộc vào thành tâm và mong ước. Tôi đã
nhiều lần quan sát ( trên ti vi) các đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước viếng lăng.
Xem cách đi đứng, nét mặt của từng người
tôi không nhận ra sự cung kính mà phần lớn phát hiện thấy sự uể oải, thờ ơ, thể
hiện tâm trạng nhàm chán. Lần này cũng vậy. Từ chị Kim Ngân và anh Xuân Phúc
dãn đầu , nối tiếp các vị quyền cao chức trọng mà có người ra vào lăng có lẽ đến
trên trăm lần. Không phải vì nhiều lần mà lòng họ trở nên thờ ơ đâu, vì những
thứ khác.
Viếng thi hài lãnh tụ là tùy tâm lòng mỗi người, xin đừng
biến thành một thủ tục bắt buộc, làm khổ nhau và ảnh hưởng xấu đến quá trình
siêu thoát của ông.
Về báo cáo của Chính phủ (Thực hiện kế hoạch kinh tế
xã hội năm 2019 và dự thảo kế hoạch năm 2020), tôi vừa nghe vừa quan sát ông Phúc và những người
trong hội trường. Kết quả không nhận được ý tưởng gì mới mà chỉ củng cố thêm nhận
định đã có. Đó là : 1-Nội dung báo cáo là tập hợp hổ lốn của ngôn từ. 2-Người
báo cáo đọc bài như một cái máy, vô hồn, sau khi đọc xong không thể nhớ nội dung. 3-Người viết báo cáo là một thư ký
có trình độ quá kém. 4-Người ngồi trong hội trường chẳng có ai tập trung nghe .
Về nội dung, tôi chăm chú theo dõi, cố phát hiện xem
có gì mới. So với các báo cáo tương tự trước đây tôi nhận ra 2 chuyện mới,
nhưng mọi người cũng đã biết, rằng VN sẽ làm chủ tịch luân phiên của Asean, sẽ
là thành viên không trường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc trong năm tới.
Có 2 lần nhắc qua tình hình phức tạp ở Biển Đông. Còn lại, trên 95% là những
câu, những lời, những khẩu hiệu chung chung và đủ mọi thứ. Kinh tế, xã hội, cái
gì chẳng phải nhắc đến, từ chỗ đi đái của học trò cho đến biến đổi khí hậu.
Để chuẩn bị hôm sau nghe báo cáo, hôm trước tôi đọc lại
QĐ số 432/QĐ-TTg, Phê duyệt chiến lược
phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trong QĐ này nêu ra những chỉ
tiêu hay như GDP xanh, Chỉ số phát triển con người (HDI), Chỉ số bền vững môi
trường (ESI), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư(ICOR) v.v…Tôi không nghe thấy có cái
gì liên quan đến các chỉ số đó trong báo cáo.
Xin lưu ý tới 3 con số. Một là VN được xếp thứ 8 trong
số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019. Hai là nợ quốc gia từ
62% giảm còn 58% của GDP. Ba là mỗi năm
giảm nghèo từ 1% đến 1,5%.
Đưa ra việc xếp thứ 8 mà không giải thích cho rõ “để đầu
tư năm 2019”, dễ làm một số người bị mê hoặc vào cụm từ “trong số các nền kinh
tế tốt nhất thế giới”. Phải chăng đây là một thủ thuật tuyên truyền có tính lập
lờ.
Nợ từ 62% giảm còn 58%, tưởng đâu đã trả được 4%. Hình
như không phải. Tổng số nợ tuyệt đối đã không giảm mà còn tăng lên do phải vay
nợ mới để trả lãi nợ cũ. Giảm là giảm tý lệ phần trăm so với GDP vì GDP được
tính lại theo cách khác, tăng lên đáng kể ( thí dụ nợ 124 tỷ, GDP 200 tỷ, nợ
chiếm 62%. Bây giờ nợ 125 tỷ, GDP tính lại thành 216, nợ chiếm 58%). Phải chăng
đây là một mẹo kép, vừa tính GDP theo
cách khác để tăng lên, vừa dùng cách tính tương đối để giảm nợ.
Cách đây trên 30 năm, con số dân nghèo khoảng dưới 20%. Khi mỗi năm giảm
được 1% hộ nghèo ( trong khi GDP tăng trên 6%) thì tại sao bây giờ vẫn còn lắm
người nghèo đến thế. Phải chăng chương trình xóa đói giảm nghèo đã bị thất
thoát hoặc có gì đó không minh bạch.
Về việc đọc báo cáo, mọi người đã thấy rõ, không bàn
thêm’
Về người viết báo cáo. Hình như chỉ cóp nhặt, xào xáo
các báo cáo trước đây, thêm bớt, thay đổi một vài số liệu là thành báo cáo mới.
Mà việc chép lại cũng rất lộn xộn, Phải chăng người viết chỉ làm cho qua chuyện
và người nhận không có đủ trình độ để đánh giá. Những báo cáo như vậy từ trước
đến nay vẫn được đọc, có ai phê phán gì đâu.
Về người nghe. Thật đáng thương cho những người cố ngối
nghiêm túc, tỏ thái độ chăm chú , nhưng
có nghe được gì đâu, nghe tai này ra tai kia. Một số người khôn ngoan hơn, họ tập
trung chú ý vào việc khác, họ suy nghĩ, họ mơ mộng mà không lắng nghe.
Như vậy việc đọc báo cáo dài lê thê ở hội trường thường
trở nên nhàm chán, lãng phí. Báo cáo nên in ra hoặc cóp vào máy để ai cần thì đọc.
Ở hội trường nên tập trung cho những diễn thuyết, những phát biểu, những tham
luận, tranh luận đầy sức sống.
Nghe xong báo cáo của anh Phúc, tôi chán quá, tắt ti
vi đi làm việc khác.
Qua việc Đảng chuẩn bị họp Đại hội 13 và qua chương
trình kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, tôi nhận thấy Đảng vẫn đặt việc phát triển
kinh tế lên hàng đầu, là trọng tâm, dồn sức lực cho nó. Tôi cho rằng đây là một
chủ trương chứa đựng một số sai lầm . Về vấn đề này sẽ xin bàn đến trong một dịp gần đây.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire