Trần Trường
Sa
Phủ đệ Lê Khả Phiêu |
Hôm nay là ngày
ông Lê Khả Phiêu về với đất. Vấn đề này tôi không hề quan tâm. Dù không muốn,
nhưng tôi buộc phải nhắc tới ông, không phải vì ông, mà vì suy nghĩ của một vài
người về câu phát biểu của ông khi tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton:
“…. Cụ thể là
hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải
tiến hành… Việt Nam có đem quân đi đánh Mỹ đâu mà Mỹ lại đem quân sang đánh
Việt Nam?”
Ông cũng nhắc
lại nội dung trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong cuộc gặp trước
đó:
“Bà Bộ trưởng
Ngoại giao trong một lần gặp tôi có hỏi: Chủ nghĩa xã hội có tồn tại được
không? Tôi nói: Không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển
thắng lợi…”.
Con người như
Ông, lúc ở cương vị đó mà phát biểu như vậy là không có gì lạ. Thứ nhất, đó là
biểu hiện của bệnh tận trung và kiêu ngạo cộng sản. Thứ hai, ông không
phải là người quan tâm đến sự phát triển, no đủ và giàu có của người dân
như ông Kiệt ….; hơn nữa với cương vị TBT thì sự tồn vong của Đảng là mối
quan tâm hàng đầu.
Điều thôi thúc
tôi viết mấy dòng này là phản ứng của một số người về những lời lẻ trên đây của
ông ta. Việc chê ông ta không khéo léo trong đối ngoại là không ai phản bác
được, vì lúc ấy ta rất cần bình thường hóa quan hệ bang giao hoàn toàn với Mỹ
để tạo điều kiện phát triển và kể cả bảo vệ đất nước,. Giải thích cho sự không
khéo léo đó thì tôi đã nói ở trên.
Cần bổ sung
thêm, ông ta non kém về chính trị Mac-Lênin đến độ không nhận ra là: nguyên lý
căn bản của CNXH là xóa bỏ quyền tư hữu tư liệu sản xuất, bởi vì theo Mac quyền
này là căn nguyên của bóc lột tư bản. Lúc ông ta nhận chức TBT thì các quyền tư
hữu TLSX ở Việt Nam đã được khôi phục gần hết, chỉ có quyền tư hữu đất đai là
không được công nhận, nhưng quyền tư hữu việc sử dụng đất lại được công nhận.
Vậy mà ông ta dám bảo : “… Không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp
tục phát triển thắng lợi …” thì đúng là không hiểu gì về chủ nghĩa Mac. Nếu
ông ta bảo : “… Không những tồn tại mà Đảng CSVN (đảng của ông ta) sẽ
tiếp tục phát triển thắng lợi …” thì có lẻ không ai buồn thắc mắc, mà chỉ
bảo "Nu, pa-ga-đi!" ( Hảy đợi đấy!) mà thôi!
Vấn đề chính là ở chổ một vài người
đặt vấn đề : Tại sao khi gặp TBT- CTN Tàu (lúc ấy là Giang Trạch Dân) ông
ta không bảo : “….Cụ thể
là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải
tiến hành… Việt Nam có đem quân đi đánh Trung Quốc đâu mà Trung Quốc lại đem
quân sang đánh Việt Nam?”.
Đặt vấn đề như thế để thấy rỏ cái hèn, thần phục Tàu của ông ta là không sai;
nhưng lại vô tình công nhận quan điểm “Mỹ xâm lược Việt Nam” là đúng!
Vì thế tôi phải
viết mấy dòng này :
Mỹ có xâm lược Việt Nam hay
không ?
Ôn lại lịch sử Việt Nam, đã có
nhiều lần quân đội nước ngoài tham chiến ở nước ta. Nhưng không phải cuộc chiến
nào cũng là chiến tranh xâm lược.
Các cuộc tấn công của nhà Hán,
Tống, Nguyên, Minh là hoàn toàn mang tính xâm lược, không thể biện minh một tí
nào cả!
Cuộc tấn công của nhà Minh lấy danh
nghĩa giúp nhà Trần, nhưng chẳng có thế lực nhà Trần nào nhờ vả cả! Cho nên,
ngay từ đầu, đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Sau đó, nhà Minh đặt guồng máy
cai trị ở nước ta chỉ là khẳng định sự xâm lược mà thôi!
Cuộc tấn công của nhà Thanh lấy
danh nghĩa giúp nhà Lê đánh lại Tây Sơn, lúc đầu có một nhóm nhỏ quân của Lê
Chiêu Thống tham gia! Cho nên lúc đầu, đó là cuộc chiến tranh hổ trợ đồng minh.
Nhưng khi đến Thăng Long rồi thì không cho nhà Lê đặt guồng máy cai trị, Lê
Chiêu Thống phải chầu tướng Tôn Sĩ Nghị, nên cuộc chiến này nhanh chóng hiện
nguyên hình là cuộc chiến xâm lược!
Cuộc tấn công của Trung cộng lấy
danh nghĩa cho Việt Nam một bài học (vì dám tấn công vào lảnh thổ Campuchia) là
một cuộc chiến xâm lược hoàn toàn. Trung Quốc có thể đổ quân vào Campuchia để
giao tranh với quân đội Việt Nam, nếu phía Campuchia yêu cầu.
Cuộc tấn công của Chiêm thành ra
Bắc vào đời nhà Trần chỉ dừng lại ở mức độ chiến tranh quấy rối hoặc có thể gọi
là chiến tranh phản kích vì thực tế nhà Trần lúc ấy cũng có tấn công Chiêm
thành.
Cuộc tấn công của Xiêm la lấy danh
nghĩa giúp Nguyễn Ánh đánh lại Tây Sơn là cuộc chiến tranh hổ trợ đồng minh.
Cuộc tấn công của quân Pháp vào đời
nhà Nguyễn là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thâu tóm quyền lợi. Ngoài Nam kỳ
là thuộc địa (xâm lược rỏ ràng), Bắc kỳ và Trung kỳ vẫn có vua quan triều
Nguyễn tồn tại, nhưng từ đời Đồng Khánh trở đi, vua là do Thống sứ Pháp chọn,
quyền quản lý đất nước hoàn toàn do Pháo điều khiển. Do vậy, điều này khẳng
định sự xâm lược của Pháp.
Cuộc tấn công của quân Nhật lật đổ
quân đội Pháp là cuộc chiến tranh chiến lược, không phải là cuộc chiến xâm lược,
thậm chí có thể gọi đây là cuộc chiến gián tiếp giải phóng giúp Việt Nam. Bằng
chứng là Nhật trao trả quyền cai trị đất nước (ngoài quân sự) cho triều đình
Huế (vua Bảo Đại). Chính phủ Trần Trọng Kim là một chính phủ có thực quyền,
từng bước thu hồi quyền lực, trong đó có việc thương thảo để thu hồi Nam kỳ.
Việc chưa thành thì Việt Minh đã cướp chính quyền! Chỉ huy quân đội Nhật đề
xuất với TT Trần Trọng Kim để họ đem quân Nhật (trong lúc chờ Đồng minh giải
giáp) giúp dẹp tan Việt Minh, nhưng ông TTK không đồng ý. Điều này chứng tỏ
chính phủ TTK là chính phủ có thực quyền.
Cuộc tấn công của quân đội Hoa Kỳ ở
cả hai miền Nam Bắc Việt Nam có sự phối hợp và yêu cầu của quân đội Việt Nam
cộng hòa. Chính phủ VNCH là một chính phủ có thực quyền. Cuộc chiến chống lại
phe cộng sản được đông đảo người dân Việt Nam ủng hộ. Bằng chứng là hơn 1 triệu
dân miền Bắc bỏ vào Nam khi cộng sản lên nắm chính quyền ở miền Bắc và phần lớn
dân miền Nam luôn luôn tản cư (chạy giặc) khi quân đội cộng sản tấn công ở miền
Nam; khi VNCH thất thủ, số người bỏ nước ra đi ngay trước và sau khi cộng sản
kiểm soát toàn quốc lên tới hơn 2 triệu người, dù hàng chục ngàn người phải bỏ
mạng khi vượt biên.
Đó là những bằng chứng cho thấy
cuộc chiến 1954-1975 là cuộc chiến giữa những người theo cộng sản và những
người chống cộng sản. Ở bất cứ nước nào, việc đấu tranh giữa theo và chống một
khuynh hướng nào đó luôn luôn tồn tại. Người ta thường thực hiện việc đấu tranh
bằng phương pháp hòa bình. Bất hạnh thay, cha anh ta chọn phương pháp chiến tranh
để giải quyết vấn đề.
Vì thế, việc can dự của Liên Xô,
Trung cộng, Triều Tiên … và Hoa Kỳ, Úc, Hàn quốc, Tân tây lan, Phi luật tân….
đều là chiến tranh hổ trợ đồng minh.
Việc Mỹ ném bom miền Bắc cũng là
theo ý nguyện của các tướng lảnh VNCH. Tướng Kỳ đã từng đề nghị đưa quân tấn
công ra Bắc nhưng phía Hoa Kỳ không tán thành nên không hứa hổ trợ, vì thế mà
quân đội VNCH không dám đơn phương thực hiện. Cho nên, nhiều người lấy việc Mỹ
ném bom miền Bắc để cho rằng Mỹ xâm lược Việc Nam là hoàn toàn không đúng.
Từ đầu năm 1973, Mỹ đã có ý bỏ rơi
VNCH, nhiều tướng lãnh VNCH (kể cả ông Thiệu) kết tội Mỹ phản bội là không hợp
lý. Bởi lẻ, khi Mỹ không đủ sức giúp đồng minh nữa, hoặc giúp Việt Nam gây quá
nhiều thiệt hại cho Mỹ thì Mỹ phải cân nhắc để rút lui. Chính phủ Mỹ hoàn toàn
có quyền làm điều đó. Người Mỹ không dại quyết tâm diệt cộng bằng mọi giá như
Việt cộng quyết tâm “giải phóng miền Nam” dù có phải đốt cháy cả dảy Trường
Sơn!
Đánh giá lịch sử cần khách quan,
việc gì ra việc đó. Mỹ không xâm lược Việt Nam, nhưng chặn đứng sự bành trướng
của cộng sản cũng là bảo vệ cho nền tự do của nước Mỹ. Không ai vô tư giúp
không ai một điều gì! Cá nhân cũng vậy mà quốc gia cũng vậy! Chọn Việt Nam là
tiền đồn chống cộng há chẳng phải an toàn cho dân Mỹ hay sao! Nhưng nhiều người
dân Mỹ không hiểu điều này; cách tiến hành chiến tranh của Mỹ quá vụng về,
không hợp với du kích chiến nên thương vong cao càng làm dư luận Mỹ phẩn nộ.
Lợi bất cập hại! Mỹ buông là đúng! Phần số dân Việt chỉ đến thế! Nghe đâu Độc
nhãn tướng quân Moshe Dayan khi sang thăm Sài Gòn có nói :
“Muốn chiến thắng cộng sản thì
phải để cộng sản thắng” thật là chí lý.
cùng với câu : “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hảy
nhìn những gì cộng sản làm” của TT Thiệu.
là hai bài học đáng giá nhất trong cuộc chiến Việt Nam
54-75 đáng để cả thế giới suy gẩm mà rút kinh nghiệm!
15/08/2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire