Thảo Ngọc
Việc quan chức các địa phương hàng năm tổ chức ăn nhậu, mở tiệc liên hoan, tiếp
khách.v.v. dẫn đến nợ nần tiền tỉ, để lại hậu quả cho người dân phải gánh chịu,
thì không
phải là hiếm, mà đã có truyền thống từ trước tới nay.
Ăn nhậu đúng Quy trình |
Vì những đồng tiền này không phải
do sức lao động của họ làm ra, mà dân hay gọi là xài tiền chùa, nên họ cứ tiêu
xài vô tư, thoải mái mà không hề xót. Do đó việc họ nợ các nhà hàng, quán
nhậu hằng trăm triệu, thậm chí là vài ba tỷ là chuyện bình thường.
Rồi họ tìm cách giải quyết, nhưng không phải là bỏ tiền túi ra, mà họ lấy chỗ
nọ đập chỗ kia, gọi là điều tiết ngân sách, trong số tiền trên rót về để
trả nợ. Lẽ ra số tiền này được dùng để tu sửa đường giao thông nông thôn, hay
các công trình phục vụ dân sinh, thì lại được dùng để trả nợ cho các nhà hàng
quán nhậu.
Tháng 4 năm 2019, một số nhà
hàng ở huyện Tương Dương - Nghệ An phán ánh việc họ bị huyện nợ các khoản tiền
liên quan đến ăn uống, tiếp khách lên tới cả tỉ đồng.
Theo sổ sách từ các nhà hàng, Văn phòng huyện Tương Dương từ năm
2011 đến 2015 nợ các nhà hàng trên địa bàn với số tiền lớn. Cụ thể, nợ nhà hàng
Lễ Quế 1,4 tỉ, nợ nhà hàng Vinh Phượng hơn 1 tỉ đồng… Điều đáng nói, Tương
Dương là một trong những huyện nghèo nhất của Nghệ An.
Năm 2018, tại huyện Kỳ
Anh(Hà Tĩnh) nhiều chủ cửa hàng đã tố lãnh đạo xã tổ chức ăn nhậu và ghi sổ nợ
từ 2014 đến 2017. Trong đó, UBND xã Kỳ Tân, nợ 31 triệu đồng; UBND xã Kỳ Thư, nợ
111 triệu đồng, còn những xã nợ trên dưới 10 triệu khá nhiều.
Nhưng một huyện nghèo như huyện
Yên Định tỉnh Thanh Hóa nợ tiền ăn nhậu, tiếp khách và mua sắm cá nhân đến hơn
50 tỷ đồng, đến nỗi Bí thư và Chủ tịch huyện bị cách chức là chuyện không
bình thường.
Báo Tiền Phong ra hôm
nay(31/7/2020) có bài: “Bí thư, Chủ tịch bị cách chức vì huyện nợ hơn 50 tỷ đồng
chi tiêu”.
Theo đó: “ Thanh Hóa cách chức
nguyên Bí thư và nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định nhiệm kỳ 2010-2015 liên
quan việc vay nợ hơn 50 tỷ đồng để chi tiêu.
Chiều 30/7/2020, UBKT Tỉnh ủy
Thanh Hóa thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Huyện ủy
nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Hoàng Cao Thắng, nguyên Tỉnh ủy viên,
nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch HĐND huyện Yên Định; cách chức Phó Bí
thư Huyện ủy Yên Định, nhiệm kỳ 2010-2015 đối với bà Ngô Thị Hoa, nguyên Phó Bí
thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định…
Ông
Lưu Vũ Lâm - chủ tịch UBND huyện Yên Định (đương nhiệm) cho biết huyện ủy nợ 29
tỉ, UBND huyện nợ 23 tỉ đồng”(1).
Họ nợ
những ai?
Ngoài
các nhà hàng quán nhậu ra, họ còn nợ các nhân viên trong cơ quan. Khổ nỗi
là những nhân viên này chỉ nhận những đồng lương ít ỏi, nhưng họ vẫn bị các
quan “móc túi” không thương tiếc.
Ông Trịnh Minh Tuyến, cán bộ thuộc Văn
phòng UBND H.Yên Định, nghỉ hưu từ năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa đòi
được hết số tiền đã vay mượn, đứng nợ để mua thực phẩm cho cơ quan. Công việc cụ
thể là mua sắm thực phẩm và nấu ăn mỗi khi huyện có khách, hoặc tổ chức các bữa
ăn, tiệc liên hoan của huyện.
Trong giai đoạn từ 2012 - 2015, ông Tuyến
phải bỏ tiền túi, hoặc mua nợ thực phẩm nấu ăn cho cơ quan, nhưng không được
thanh toán. Tổng số tiền cộng dồn từ năm 2012 - 2015 lên tới hơn 1,2 tỉ đồng.
Không chỉ ông Tuyến, mà ngay cả con trai
ông làm lái xe cho bà Ngô Thị Hoa cũng bị nợ hơn 1,2 tỉ đồng. Trong thời gian
lái xe phục vụ bà Hoa, con trai ông Tuyến phải vay mượn, bỏ tiền của gia đình để
trả tiền đi tiếp khách của chủ tịch, trả tiền xăng, sửa xe, đến nay vẫn chưa được
thanh toán hết.
Điều đáng nói là những
lãnh đạo huyện Yên Định bị kỷ luật nhiệm kỳ
2010-2015. Nay sau khi ăn chơi phè phỡn và mua sắm thoái mái, thì họ đã “hạ
cánh an toàn”. Vậy thử hỏi việc cách chức đối với họ có làm họ rụng cọng lông
nào không? Thưa không. Mà họ vẫn được hưởng nguyên mức lương hưu. Có
chăng là từ nay về sau, trong các cuộc ăn nhậu tiếp theo, các vị ấy sẽ không được
mời với tư cách là nguyên lãnh đạo nữa mà thôi. Còn lương hưu và các tài sản
khác cướp được thì không hề hấn gì.
Bởi
vì những người có thẩm quyền quyết định có truất lương hưu của những cán bộ bị
kỷ luật cách chức ‘nguyên” ấy, họ cũng phải lường đến tình huống..nay người mai
ta. Và họ phải bảo vệ cái sổ hưu là chính.
“Với đa số phiếu tán thành, Quốc
hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức vào chiều 25/11/2019”.
Theo đó: “Cán bộ bị kỷ luật
không bị 'truất lương hưu', chỉ 'xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm'(2).
Và số tiền nợ này dứt khoát tỉnh
Thanh Hóa sẽ phải có biện pháp trả lại cho dân, không thể cướp trắng như bọn
giang hồ bụi đời được. Nhưng trả bằng cách nào? Trong các báo cáo công khai về
tài chính ngân sách ở các cuộc họp Hộ đồng nhân dân ở giữa và cuối năm, có mục
chi khác. Nghĩa là sau khi tài chính báo cáo một lô một lốc các khoản chi nọ
chi kia, thì vẫn có mục gọi là chi khác. Nhưng chi khác là gì thì có trời mới
biết. Tuy nhiên điều chắc chắn là các vị ấy không bao giờ lấy tiền túi của mình
ra trả. Số nợ phải trả này lấy từ tiền thuế của dân, là những đồng tiền do mồ
hôi nước mắt của người lao động nghèo làm ra để đóng đủ các loại thuế phí hàng
tháng hàng năm.
Thế là các vị đại biểu HĐND cứ
thế vỗ tay ầm ầm, 100% biểu quyết tán thành Nghị quyết, hoan nghênh
hội nghị thành công tốt đẹp, và kế hoạch thu chi ngân sách được thông qua
rất tài tình.
Có người đã ví vụ kỷ luật này
như một trò hề, đúng người nhưng không đúng tội, không có tác dụng răn đe. Lẽ
ra với việc vi phạm Luật ngân sách, thì họ phải đi tù mới đúng.
Điều này giải thích tại sao các
loại thuế, phí cứ tăng dần hàng năm mà không ai biết vì sao.
Điều này giải thích tại sao nhiều
cán bộ đã bị kỷ luật như thế, mà cho đến nay cái lò tôn ông Trọng vẫn tiếp tục
đốt dài dài.
Vì những loại cán bộ cao cấp, dù
có tham ô ngàn tỷ, thì việc đi tù đôi ba năm với họ chỉ như là một chuyến du lịch
dài ngày. Vì họ là khách VIP của nhà tù, chẳng thiếu một thứ gì nếu họ cần, kể
cả gái đẹp và rượu ngon.
Chỉ khổ cho người dân “bán mặt
cho đất bán lưng cho trời”, chịu lưng còng lòng mỏi, oằn mình đóng thuế để
trang trả nợ nần cho bọn quan tham ăn nhậu phè phỡn mà thôi.
Chú thích:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire