Thảo Ngọc
Đại hội ĐCSVN lần thứ 13 đang tới gần. Vấn đề sắp xếp nhân sự đang là bài toán hóc búa. Các phe phái đang tìm cách vận động ráo riết để đưa người của mình vào BCHTƯ, Ban Bí thư, Bộ Chính trị, và cao hơn là Tứ trụ, bằng tất cả mọi ngón nghề điêu luyện của mình để giành ưu thế trong cuộc chạy đua cam go và khốc liệt này. Vấn đề ai ở ai đi đang được bàn cãi rất quyết liệt. Trong đó vấn đề hóc búa nhất là áp dụng quy chế đặc biệt cho những người quá tuổi theo quy định.
Để tháo gỡ khó khăn này, PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận TƯ đã có cuộc trao đổi với báo VietNamNet một số nội dung như sau :
“Quy trình xem xét trường hợp đặc biệt.
Phát biểu kết luận hội nghị TƯ 12 vừa qua, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng nói: “BCH TƯ khoá 13 cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên).
Tại khóa 10 và khóa 11 đều có 1 trường hợp đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng. Sau đó người có 2 lần đặc biệt này đều làm Tổng bí thư khóa 11 và 12. Theo quy định, những trường hợp đặc biệt, Tiểu ban nhân sự thảo luận trước, sau đó báo cáo Bộ Chính trị, rồi Bộ Chính trị trình TƯ.( Lúc này ông Trọng là Trưởng Tiểu ban nhân sự, đứng đầu BCT, thì để vượt qua cửa ải này là “khỏe re như bò kéo xe”).
Nhưng vấn đề là nhiều UVTƯ 60 tuổi mà phải nghỉ hưu thì quá lãng phí. Có nhiều lý do để chọn trường hợp đặc biệt. Một là bản thân người đó là thật sự có đức, có tài như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Không phải là do không tìm được người mà vấn đề đặc biệt là người đó ở lại có lợi cho Đảng, cho dân. Lý do thứ hai là lĩnh vực đó khó tìm được người thay thế tốt hơn. (Nghĩa là ngoài ông Trong ra thì trong số gần 5 triệu đảng viên hiện nay không có ai được như ông Trọng?)
Trong lịch sử Đảng trước đây chọn nhân sự không căn cứ độ tuổi. Như Bác Hồ làm việc tới 79 tuổi, các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… cũng làm việc không tính đến tuổi tác. Ngay như ông Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư khi đã 74 tuổi. Thế giới cũng không tính tuổi, như trường hợp Thủ tướng Malaysia 92 tuổi. Như vậy sẽ tận dụng được người có tài.
Ông Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi và làm quan. Nghĩa là cha ông ta đã từng bổ nhiệm cán bộ trẻ, từng bổ nhiệm cán bộ cao tuổi”(1).
Ý này cũng hợp với ông Nguyễn Hồng Diên, khi vừa Thái Bình của Đường Nhuệ lên TƯ, ông ta đã có ngay một bài rất là …tuyên giáo. Ông Diên lo lắng rằng nếu không có ông Trọng thì biết lấy ai chèo lái đất nước: “Trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của Đảng, dân tộc. Một số cán bộ trong khoá 12 được xem là trường hợp đặc biệt, trong đó có Tổng bí thư, Chủ tịch nước, đều thể hiện rất xuất sắc trong công việc”.
Một số khác lại có ý kiến rằng: Nên bỏ quy định độ tuổi, vì ngạn ngữ VN có câu: “Gừng càng già càng cay”. Ngay với ông Trọng cũng đề nghị làm tiếp đến chết thì thôi. Mặc dù ông đi lại khó khăn, phải đi hàng hai, nhưng lãnh đạo là cần cái đầu chứ không phải cái chân. Cha ông ta có câu: “Đầu óc ngu si tứ chi phát triển”. Vậy những kẻ vai u thịt bắp như Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà hay Lê Thanh Hải.v..v.. chỉ là những con mối chúa ăn tàn phá hại. Riêng ông Trọng, vừa người Bắc có ní nuận, hơn nữa ông ý ở lại là giữ gìn sự ổn định và tiếp tục công việc đốt lò. Đừng thắc mắc vì sao Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang tội tày đình mà tại sao đến nay chưa vào lò? Nên hiểu rằng, như Hải heo và Cang là những con bò sữa khổng lồ. Nếu tống chúng vào lò thì lấy ai cúng nạp hàng năm. Cứ để đấy lâu lâu vắt một ít có phải lợi hơn không?
Nên bỏ quy định khám định kỳ 6 tháng/lần đối với cán bộ cấp cao do Ban BVSKTƯ quản lý. Nếu đi khám định kỳ mà bị tắc thở như ông Nguyễn Đình Tứ thì thà không khám còn hơn.
Nên chú trọng cơ cấu các thái tử đảng, vì con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân tộc. Một khi các thái tử đảng lên làm lãnh đạo là điều tốt nhất là sẽ duy trì chế độ bền vững, đi theo con đường cha ông. Hơn nữa các hạt giống đỏ sau khi làm lãnh đạo, không ai bới việc quá khứ dù có sai mấy, vì chẳng lẽ họ đào mả cha ông mình?
Ông Hồ Đức Việt , khi còn làm Trưởng ban TCTƯ, là ứng viên sáng giá nhất thay Mạnh mượt làm TBT. Vì đã dám loại 2 hạt giống đỏ là Nguyễn Thanh Nghị và Nông Quốc Tuấn, nên bị rớt đài, và phải ôm hận mà chết trong tức tưởi.
Nên bầu những người giàu vào giữ những chức vụ quan trọng, vì người giàu sẽ ít tham hơn người nghèo, còn người nghèo do đói nên vơ vét nhiều, khi bị lộ không có gì để moi, con người giàu thì dễ bóp dái bắt nôn ra.
Đặc biệt là có ý kiến rất hay là: Tốt nhất là nên giữ lại tất cả khỏi bầu bán, dù ai quá tuổi cũng cho là đặc biệt hết. Như vậy khỏi phải xào xáo, lựa đi lựa lại cho mất thời gian và mau bạc tóc. Đồng thời loại trừ được cuộc chiến tranh giành ghế, trong đó thường đổ máu mất mạng và giảm chi phí tiền thuế của dân. Đại hội chỉ cần một ngày, khỏi trù bị, bầu bán, chỉ ra mắt để quay phim chụp hình, và vỗ tay ầm ầm, như vậy là “Thành công tốt đẹp” ngoài mong đợi.
Tóm lại: Nên bỏ quy định độ tuổi là phù hợp với mong muốn của một số người. Đừng nói họ tham quyền cố vị, chẳng qua họ muốn cống hiến đấy thôi. Nên cho tất cả BCHTƯ nhiệm kỳ này đều tái cử và cống hiến tiếp cho dân được nhờ. Vì đối với dân thì ai làm cũng rứa thôi. Ai lấy mẹ thì dân kêu bằng dượng. Đừng quan tâm đến một số vị đã bị bại lộ và đang xộ khám. Vì họ ăn vụng không biết chùi mép, hoặc không biết làm phép chia thì chết ráng chịu.
Hãy vững tin vào tương lai sán lạn. Vì “dù mây đen đang bao phủ cả bầu trời, nhưng mặt trời vẫn chói sáng trên bầu trời Việt Nam”.
Vì lý tưởng cao đẹp của những người cs là “Phục vụ nhân dân, và cống hiến đến hơi thở cuối cùng”.
Chú thích:
(1):(https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/media/cach-thuc-gioi-thieu-truong-hop-dac-biet-vao-bo-chinh-tri-bch-trung-uong-654936.html?fbclid=IwAR1nEmD5BicPWo_Ky38Fd22zqRw9LKCPTWtpVgAAvcdjn5fzI6mU25rMDsA#inner-article).
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire