Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Internet |
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình Tập nhấn mạnh rằng lòng yêu nước cần được đưa vào toàn
bộ quá trình giáo dục ở tất cả các trường học ở Tây Tạng và kêu gọi không ngừng
phấn đấu nhằm nâng cao nhận thức đất mẹ vĩ đại, đất nước Trung Quốc, văn hóa
Trung Quốc, đảng cộng sản Trung Quốc và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho
nhân dân các dân tộc.
Trong vai
trò Tổng bí thư của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Chủ
tịch Quân ủy Trung ương, ông Tập đã tham dự Hội nghị chuyên đề Trung ương về
Công tác Tây Tạng kéo dài hai ngày. Trước khi hội nghị kết thúc tại Bắc Kinh
hôm thứ bảy, ông Tập đã có phát biểu chỉ đạo.
Trong bài
phát biểu, ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ các chính sách
của CPC về quản lý Tây Tạng trong một kỷ nguyên mới. Ông Tập kêu gọi nỗ lực đảm
bảo an ninh quốc gia và duy trì hòa bình, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân,
duy trì môi trường tốt, củng cố quốc phòng và đảm bảo an ninh biên giới.
Về an ninh,
ông Tập khẳng định: Cần phải nỗ lực xây dựng một Tây Tạng xã hội chủ nghĩa mới
hiện đại, thống nhất, thịnh vượng, văn hóa tiên tiến, hài hòa và tươi đẹp. Đồng
thời, ông lưu ý: Các công việc liên quan đến Tây Tạng phải tập trung vào việc
bảo vệ đoàn kết dân tộc và tăng cường đoàn kết dân tộc. “Cần phải tăng cường
giáo dục và tuyên truyền quần chúng, vận động đông đảo quần chúng tham gia đấu
tranh chống chủ nghĩa ly khai, tạo thành bức tường đồng, tường sắt (trong tiếng
Quan Thoại có nghĩa là 'pháo đài bất khả xâm phạm') để duy trì sự ổn
định".
Về giáo dục,
ông Tập nhấn mạnh rằng lòng yêu nước cần được đưa vào toàn bộ quá trình giáo
dục ở tất cả các trường học ở Tây Tạng. Ông Tập kêu gọi không ngừng phấn đấu
nhằm nâng cao nhận thức đất mẹ vĩ đại, đất nước Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc,
CPC và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho nhân dân các dân tộc. Cụ thể,
ông Tập yêu cầu: Cần phải tăng cường giáo dục chính trị và tư tưởng trong các
trường học ở Tây Tạng để “gieo mầm yêu Trung Quốc trong sâu thẳm trái tim của mọi
thanh thiếu niên”.
Về tôn giáo,
ông Tập cho rằng "Cần phải tích cực định hướng Phật giáo Tây Tạng phát
triển thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy Sinicisation (Hán hóa)
với Phật giáo Tây Tạng".
Sau đó, ông
Tập mới nhắc đến vấn đề thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao. Ông Tập nói: Cần
có thêm nhiều công ăn việc làm, giải pháp và hỗ trợ để củng cố những thành tựu
đã đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ông Tập cho biết một số dự án
cơ sở hạ tầng lớn và các cơ sở dịch vụ công cộng sẽ được hoàn thành, gồm cả
tuyến đường sắt Tứ Xuyên-Tây Tạng.
Ông Tập nói,
bảo tồn hệ sinh thái của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng là đóng góp lớn nhất cho
sự tồn tại và phát triển của đất nước Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng
nghiên cứu khoa học cần được nâng cao hơn nữa trên cao nguyên này.
Ông cũng
nhấn mạnh việc tăng cường xây dựng đội ngũ lãnh đạo các cấp, đội ngũ cán bộ, tổ
chức đảng cấp cơ sở nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các cuộc đấu tranh lớn,
phòng ngừa nguy cơ lớn.
Theo Tân Hoa
Xã dẫn lời Thủ tướng Lý Khắc Cường, bài phát biểu của ông Tập tại hội nghị
chuyên đề là một tài liệu chỉ đạo về công tác liên quan đến Tây Tạng trong kỷ
nguyên mới.
Chủ tịch
Chính hiệp Trung Quốc Uông Dương cũng kêu gọi hưởng ứng nghiên cứu bài phát
biểu của ông Tập, trong đó đưa ra các quy tắc cơ bản để thực hiện công việc
liên quan đến Tây Tạng trong một kỷ nguyên mới.
Trong khi
đó, phương Tây lại tỏ rất quan tâm đến quyến tâm trong việc "Sinicisation
với Phật giáo Tây Tạng".
Sinicisation
tôn giáo có
thể được định nghĩa một cách phổ biến là nỗ lực định hướng lại niềm tin và học
thuyết tôn giáo để giúp chúng phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu của nhà
cầm quyền Trung Quốc cũng như với văn hóa của cộng đồng người Hán chiếm đa số.
Năm 2015, ông Tập đã phát biểu về việc sinicisation đối với 5 tôn giáo
chính được thừa nhận ở Trung Quốc: Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo và
Đạo giáo. Khi đó, ông nói rằng đảng cần "tích cực tuyên truyền cho những
người theo đạo phải biết ái quốc, bảo vệ sự thống nhất của đất mẹ và phục vụ
lợi ích chung của đất nước Trung Quốc".
Riêng với
Phật giáo, năm ngoái, Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch 5 năm định hướng sự phát
triển của Phật giáo cũng sẽ là công việc chủ chốt của Hiệp hội Phật giáo Trung
Quốc trong năm 2019. Kế hoạch đã được công bố tại một hội nghị chuyên đề được
Quốc hội Trung Quốc tổ chức hồi đầu năm ngoái với sự tham gia các nhà lãnh đạo
tôn giáo trong nước và địa phương.
Trước đây,
truyền thông phương Tây thường chú ý nhiều việc Trung Quốc thực hiện sinicisation
đối với đạo Hồi vì chuyên liên quan đến Tân Cương. Nhưng giờ đây, tình hình
Tây Tạng được chú ý nhiều khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ leo thang.
Hơn nữa, các chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng lại được chú ý trong
năm nay trong bối cảnh quan hệ của Bắc Kinh với Washington đang xấu đi.
Vào tháng 7,
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết sẽ hạn chế thị thực cho một số quan chức
Trung Quốc liên quan đến việc ngăn chặn tiếp cận ngoại giao đến Tây Tạng và
tham gia vào "vi phạm nhân quyền",. Đồng thời, ông Pompeo nói thêm
rằng Washington ủng hộ "quyền tự trị đúng nghĩa" cho Tây Tạng.
Trong một
động thái trả đũa, Trung Quốc cho biết họ sẽ áp đặt các hạn chế về thị thực đối
với các công dân Mỹ đã thực hiện hành vi mà họ gọi là hành vi "nghiêm
trọng" đối với Tây Tạng.
Anh Tú (theo Hindu
Times và Tân Hoa Xã)
https://motthegioi.vn/quoc-te-c-185/ong-tap-can-binh-chi-dao-can-day-manh-cac-bien-phap-chong-tay-tang-ly-khai-143270.html?utm_source=dable
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire