Thiện Tùng
08/01/2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Tại hội nghị tổng kết phòng/chống tham nhũng hôm 30/12/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu được Cali Today trích dẫn đoạn: “…Tham nhũng hay tiêu cực nó có từ đời Phong kiến, từ mọi chế độ chớ không phải là ở chế độ ta các đồng chí. Mà tôi xin nói với các đồng chí, cái kẻ xấu đó, nó hay nói tham nhũng là ở chế độ ta…”.
Ông Phúc lý giải về tham nhũng như thế khiến tác gia Thiên Hà viết bài có tựa đề: “Chống tham nhũng” hay đang “biện minh cho tham nhũng”…? – Ý Thiên Hà muốn nói ông Phúc đang biện minh cho tham nhũng?.
Theo tôi, Thiên Hà nghi ngờ ông Phúc biện minh cho tham nhũng là chưa xác đáng. Hãy đọc kỹ toàn văn đoạn trích sẽ hiểu ngay: ông Phúc cố đồng/bình thường hóa tham nhũng để biện minh cho chế độ mà ông đang làm thủ tướng?.
Tôi không có ý định tranh luận về việc nầy, như tựa bài viết, tôi sẽ nói mang tính chất nhắc lớp để mọi người nhớ lại về sự ra đời và phát triển tệ tham nhũng ở Việt Nam.
Khi lên cầm quyền, Đảng CSVN bỏ qua giai đoạn quá độ, tiến thẳng lên CNXH, áp dụng cơ chế kinh tế “tập trung bao cấp” khiến cho xã hội ngày một lụng bại. Đến năm 1986, Đảng CSVN mở Đại hội lần thứ VI, được mệnh danh là Đại hội “Đổi mới” về kinh tế - tức là áp dụng giai đoạn quá độ. Từ đó chuyển kinh tế “tập trung bao cấp” quay lại kinh tế “thị trường định hướng XHCN” do ông Nguyễn văn Linh làm Tổng Bí thư (đảng trưởng) 5 năm từ 1986-1991.
Để rút ngắn thời kỳ quá độ lên CNXH, cũng xuất phát từ đại hội lần thư VI nầy, Đảng CSVN kích hoạt: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, rồi nó trắng ra rằng:“đảng viên phải biết làm giàu”. Thế là nạn “tiêu cực”như tranh quyền, lừa đảo, chụp giựt, vun vén cho cá nhân trong Đảng ngày một lan rộng.
Để ngăn chặn nạn tiêu cực đang hoành hành nầy, Tổng bí thư Nguyễn văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng phải “hạ san” xuống các tỉnh cỗ võ những người ít nhiều có tham gia kháng chiến thành lập “Hội Cựu kháng chiến”, chủ trương “đổi mới báo chí”, với mục đích sử dụng 2 lực lượng nầy làm mũi chủ công phòng chống “tiêu cực”. Về phần mình, hàng ngày ông Linh còn viết chuyên mục “Những việc cần làm ngay” ký tắt NVL, mang tính chất “chỉ điểm” tấn công, đăng chủ yếu trên nhựt báo Sài Gòn.
Báo chí vốn có, chỉ cần thay đổi “bút long thành bút thép” thì vào trận được ngay, còn tổ chức “Hội Cựu kháng chiến” cần phải có thời gian, đến giữa năm 1987, nhiều địa phương đã tập hợp được lực lượng, nhưng chỉ có 4 địa phương khai hội hừng hực khí thế như: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Sông Bé, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh An Giang.
Trước sức mạnh của 2 mũi giáp công, bọn tiêu cực co đầu rút cổ, số lộ bị hỏi tội, số chưa bị lộ rút vào thế thủ.
Khi xảy ra “biến cố Châu Âu” – Các Đảng CS Châu Âu nối đuôi nhau sụp đổ. Có lẽ sợ mất Đảng CSVN, năm 1990, ông Linh dẫn bầu đoàn sang mật nghị với Đảng CSTQ ở Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên).
Không biết đại diện 2 Đảng thỏa thuận ngầm với nhau những gì, chỉ thấy khi về nước, ông Linh không viết chuyên mục “Những việc cần làm ngay” nữa mà ông “làm ngơ” đối với bọn “tiêu cực”. Ông Linh còn chỉ thị cho các địa phương giải tán “Hội Cựu kháng chiến” và Báo chí ngưng tấn công.
Trước sự thay đổi đột ngột về chiến thuật như thế, tôi đoán chắc rằng ông Linh đã thấm thía 4 câu thơ Tố Hữu trình làng thời kháng chiến chống can thiệp Mỹ:
“Có cô du kích xóm Lai Du,
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù,
Mỹ hại trăm nhà lo diệt trước,
Rắn mình em chịu có sao đâu?
Phải thừa nhận, lúc bấy giờ, khí thế tấn công tiêu cực như xe đang lao nhanh trên đường cao tốc, nếu thắng đột ngột sẽ đứt thắng. Không nói rõ lý do vì sao phải dừng tấn công nên lực lượng tấn công chỉ chậm lai. Thế là, những ai tham gia “Hội Cựu kháng chiến” bị trừng phạt nặng nề. Các tờ báo có “máu mặt” vừa mới được Hôi Nhà báo VN vinh danh là những người hùng trên mặt trận chống tiêu cực cũng thọ nạn, như: Ông Tô Hòa, tổng biên tập báo Sài Gòn bị cho nghỉ hưu / Bà Vũ Kim Hạnh, tổng biên tập báo Tuổi trẻ bị chuyển công tác khác / Ông Trần Bửu, Kim Tinh, tổng và phó tổng biên tập báo Ấp Bắc Tiền Giang bị chuyển công tác khác / Ông Nguyên Ngọc, chủ biên tập chí Văn nghệ Sông Hương bị xử lý thế nào không rõ, chỉ biết tập chí Sông Hương bị đình bản.
Trong cuộc họp bàn về Cải cách Ngân hàng ở hội trường 272 Võ thị Sáu TP HCM, ông Phạm Hùng mời ông Nguyễn Xuân Oánh, phó Thủ tướng, bộ trưởng Bộ Kinh tế -Tài Chính (Kinh -Tài) Việt Nam Cộng hòa tham dự với vai trò cố vấn. “Khi nghỉ trưa, ông Phạm Hùng về ăn nghỉ ở Thủ Đức, bất ngờ đột quỵ và qua đời” – lời bà Thúy Ba, giám đốc bịnh viện Thống Nhứt.
Ông Hùng qua đời, ông Linh “làm ngơ” với nạn “tiêu cực”, bọn chúng lợi d… phản kích quyết liệt – tôi là một trong những nạn nhân của việc “quăng chài buông chốp” (bội ước) nầy.
Đến Đại hội VII, ông Đỗ Mười thay ông Linh làm Tổng Bí thư (1991-1997), bọn tiêu cực đã “sanh con đe cháu” đầy đàng.“Cướp đêm chưa đủ, chúng tranh thủ cướp ngày, nhưng cướp ngày phải có quyền. Lợi dụng Đảng CSVN đang cầm quyền, bọn cơ hội tìm mọi cách chui vào Đảng để được Đảng chia quyền. Thói thường “hễ quyền cao thì lộc cả”. Quyền trở thành phương tiện có hiệu quả nhứt cho việc bòn rút vật chất. Thế là trong Đảng xuất hiện cuộc chạy đua tranh quyền, tranh ăn. Khi biết được quá nhiều bọn sâu dân mọt nước đã xâm nhập vào hàng ngũ Đảng, đầu năm 1991, Trung ương Đảng CSVN mới dùng đến 2 từ “tham nhũng”- tham có thể bất cứ ai, còn nhũng phải là người có quyền. Vậy thì, đâu tôi không biết, chớ riêng Việt Nam 2 từ “Tham nhũng” mới xuất hiện từ năm 1991 khi “vi khuẩn” xâm nhập vào “não bộ”.
Để loại trừ bọn sâu dân mọt nước, bảo vệ thanh thế, sụ nghiệp của Đảng, Trung ương Đảng giao cho Hành pháp (Chính phủ) thành lập “Ban phòng chống tham nhũng”. Thế mà, suốt 20 năm (1991- 2011), qua 3 đời Tổng Bí thư (ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh) mà chẳng làm gì được chúng, đẫy chúng không lùi, chặn chúng không đứng, chúng cứ rướn tới, thừa thắng xông lên, cố vơ vét cho để sớm làm giàu theo huấn thị của Đảng- “đảng viên phải biết làm giàu” như vừa nói trên.
Tham nhũng phần lớn xảy ra trong hệ Hành pháp, giao cho Chính phủ nắm “Ban phòng chống tham nhũng” khác nào “gỡi trứng cho ác”?. Năm 2011, khi giữ chức Tổng bí thư, ông Nguyễn PhúTrọng lịnh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuyển giao Ban phòng/chống tham nhũng về khối Đảng do ông làm trưởng. Để có hậu thuẩn vững chắc, ông Trọng cho tái lập Ban Nội Chính, rút Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Đà Nẳng về Trung ương làm trưởng Ban nầy và kiêm phó trưởng Ban phòng chống tham nhũng. Khi vừa nhậm chức, ông Bá Thanh tuyên chiến với tham nhũng: “gặp hốt liền, không nói nhiều”. Hốt được mẻ đầu vừa đưa ra xử án thì, có lẽ, bọn tham nhũng “phóng xạ” hốt mạng ông, để lại cơ ngơi đồ sộ ở Đà Nẳng mà ông đã dày công tạo dựng để dưỡng già.
“Đâm lao thì phải theo lao”, hết lần nầy đến lần khác, ông Trọng buộc quan chức cấp cao và cấp vừa vừa phải “kiểm kê tài sản, kiểm tra thu nhập”. Ai chịu cha ăn cướp, chỉ có khùng mới thọc đầu vào vòng, bọn tham nhũng khai qua loa rồi mọi chuyện như nước chảy qua cầu. Người ta thường nói “mắt dân như mắt khớm”, nhưng ông Trọng không dùng mắt dân mà chỉ dùng mắt mình nên không thấy được hết bọn tham nhũng. Bọn tham nhũng bị đưa vào “lò” phần lớn do mạng xã hội chỉ điểm. Ngặc nỗi những ai chỉ điểm không sớm thì muộn cũng vào tù vì tội “nói xấu chế độ”…
Trang mạng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN cho biết: "Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án với 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự gồm: 1 Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong trong lực lượng vũ trang….(xem ảnh thống kê đăng trên báo Tiền Phong dưới)
Trong hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng hôm 30/12/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói (rút gọn lại): “…Tham nhũng hay tỉêu cực có từ đời Phong Kiến, từ mọi chế độ chớ không phải chỉ ở chế độ ta. Thế mà kẻ xấu hay nói tham nhũng ở chế độ ta”. Ông Phúc nói thế cũng có cái lý của ông, bởi vì, Đảng CSVN hiện có hơn 4 triệu đảng viên, số lượng tham nhũng biết được (bị lộ) như thế đâu có cao, chỉ có kẻ xấu mới nói chế độ ta tham nhũng?. Ông Phúc còn căm thù tận xương tủy bọn xấu trên trang “Chân dung Quyền lực” dám “đặt điều” vừa “dựng chuyện” vừa “ghép hình ảnh” 2 ngôi nhà và con cái ông Phúc ở bên Mỹ (xem hình ảnh và lời bình của trang CDQL dưới đây)
Cơ ngơi của Thủ tướng Phúc ở Hoa Kỳ
(Hình ảnh và lời bình trên trang “Cân dung Quyền lực”)
New York Tượng đài Tư do |
Đến giờ này, ai cũng đã biết Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và gia đình đang trực tiếp sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam, chưa tính những tài sản bằng cổ phiếu, kim cương và những bất động sản ở, Mỹ, Singapre mà gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhờ “anh chị em kết nghĩa” đứng tên hộ, điển hình là 2 căn biệt thự tại thành phố Anaheim(quận Cam, tiểu bang California, thành phố nổi tiếng với công viên giải trí Theme Park) mà chúng tôi đang thông tin đến bạn đọc. Qua đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Ông Phúc sở hữu những tài sản gì tại Mỹ và từ bao giờ? Ai quản lý giúp ông những khối tài sản này? Và quan trọng nhất, mục đích của ông khi chuẩn bị sẵn các cơ ngơi tại Mỹ?
Việc chuẩn bị cơ ngơi tại Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc được bắt đầu từ năm 2005, khi ông còn đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Ủy viên Ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội Khóa 12 và đang chạy về Trung ương với chức danh Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Nhiệm vụ đứng tên này được giao cho gia đình người em kết nghĩa, đại gia Đặng Văn Thành mà trực tiếp cô công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My, ái nữ của Đặng Văn Thành, người được Nguyễn Xuân Hiếu (quý tử nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) gọi thân mật là “chị ba”.
Vợ chồng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vợ chồng Đặng Văn Thành cùng công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My tại tiệc hấp hôn đình đám của vợ chồng Đặng Văn Thành. |
Căn biệt thự thứ nhất tại Mỹ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được mua ngày 3/6/2005 với giá 790 nghìn USD (khoảng 17 tỷ đồng, giá 2014 đã trên 1 triệu đô la Mỹ), tọa lạc tại số 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804.
Căn biệt thự tại số 636 South Halliday Street, Anaheim, CA 92804 được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mua từ năm 2005. |
Đối diện căn biệt thự của Phó Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc tại Mỹ là công viên, thảm cỏ xanh mướt. |
Căn biệt thự thứ 2 được ông Nguyễn Xuân Phúc mua ngay trước thềm Đại hội Đảng 11, nằm cùng thành phố Anaheim, tọa lạc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808 cũng do nhà Đặng Văn Thành đứng tên ký hợp đồng ngày 18/10/2010 với giá 575 nghìn USD (khoảng 12,3 tỷ đồng).
Căn biệt thự thứ 2 của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808. |
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị cả hồ bơi gia đình phía sau căn biệt thự sang trọng này. |
Thực ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tính toán việc xây dựng căn cứ tại Mỹ từ hàng chục năm trước khi đưa quý tử Nguyễn Xuân Hiếu vào TPHCM học trường Quốc tế (2005) đến khi đi du học Mỹ (2009). Từ đó đến nay, cậu quý tử Nguyễn Xuân Hiếu được bố nuôi Đặng Văn Thành bảo bọc từ A đến Z, thậm chí tại Tập đoàn Thành Thành Công thành lập ra một tổ công tác do Ức My trực tiếp điều hành phụ trách cung phụng cho “cu Bin” (tên thân mật của Nguyễn Xuân Hiếu), thời gian ở Mỹ của Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và cua gái, ngay cả bài tập ở trường cũng được tổ công tác làm giúp.
Bằng lái xe tại Mỹ của Nguyễn Xuân Hiếu, quý tử của Phó Thủ tướng Phúc ghi rõ địa chỉ căn biệt thự 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804. |
Thời gian du học tại Mỹ của quý tử Nguyễn Xuân Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và cua gái cùng các quý tử nhà đại gia Đặng Văn Thành. |
Thay lời kết bằng 6 câu hỏi để suy gẫm - không cần trả lời:
1/Tham nhũng trong Đảng có phải bắt nguồn từ khuyến khích “ Đảng viên phải biết làm giàu” ?.
2/ Nếu nói bội ước đồng nghĩa với phản bội có quá đáng không?
3/ Khuyến khích người ta làm giàu rồi buộc người ta kê khai tài sản để xử trị người ta. Và kêu gọi người ta chông tiêu cực, tham nhũng rồi trừng phạt người ta có phải là bội ước không?.
4/ Đến nay, ở Việt Nam có ai tự thú về tội tham nhũng của mình không?
5/ Hai từ “Tham nhũng” có ở Việt Nam từ thời Phong kiến (vua chúa) hay mới xuất hiện năm 1991?.
6/ Khi tham nhũng sanh con đẻ cháu trong bộ máy cầm quyền, nếu dân không dám liều mạng “ra tay” trị nó thì chỉ có “bó tay” ?. -/-
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire