23/02/2021

Phải chăng ông Nguyễn Sĩ Dũng né tránh

Nguyễn Đình Cống: "Tại sao chúng ta không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi.  Tại Trời Đất sinh ra thế, tại dân tộc này không sinh ra được người tài giỏi hay tại sự độc đoán, chuyên quyền, toàn trị,  tạo nên một bộ máy cồng kềnh, dẫm đạp lên nhau gồm đảng, chính quyền, mặt trận với đường lối dân chủ giả hiệu.

Tại sao không  không chú trọng thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua các doanh nghiệp tư nhân. Phải chăng tại vì cái đuôi “định hướng XHCN” với hình thức là sự chủ đạo của kinh tế quốc doanh nhưng thực chất là lợi ích nhóm. "


Báo Viet-Studies ngày 19/2 đăng bài ‘Để Việt Nam hóa rồng’ của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng.  Ông viết nhiều điều nghe rất hay, nhưng chỉ lướt qua điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất. Đó là thể chế chính trị. Phải chăng ông né tránh.

Nguyễn Sĩ Dũng

Ông Dũng cho rằng mô hình các nước Bắc Âu rất hay nhưng Việt Nam và nhiều nước khác không theo được vì cái gốc văn hóa không phù hợp. Việt Nam tuy ở Đông Nam Á, nhưng về văn hóa lại tương đồng với Đông Bắc Á, vì vậy sẽ là hợp lý khi chọn đi theo các nước phát triển như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan với thể chế nhà nước (hoặc chính phủ) kiến tạo phát triển. Đặc trưng của mô hình này gồm bộ máy hành chính gọn nhẹ, nhưng tinh hoa và hiệu quả; bộ máy hành chính được trao quyền đầy đủ để đưa ra những sáng kiến và vận hành hiệu quả; nhà nước thông qua các thiết chế tài chính và các hướng dẫn hành chính để can thiệp vào thị trường.

Nhà nước kiến tạo và phát triển đã được lãnh đạo VN nói nhiều, rất nhiều, nhưng chưa làm được. Vì sao vậy?.

Ông Dũng cho rằng : “Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản nhất là chúng ta đã không chú trọng thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua các doanh nghiệp tư nhân như ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Một nguyên nhân cơ bản khác nữa, chúng ta cũng đã không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi để hiện thực hóa chương trình công nghiệp hóa”.

Kết thúc bài ông Dũng viết : : "nhà nước không thúc đẩy công nghiệp hóa thì không thể có chuyện ‘hóa hổ’, ‘hóa rồng’" (nhắc lại ý của  GS Ha Joon Chang, người Hàn quốc).

Nguyên nhân của một sự cố có chính, phụ, gần, xa. Quan trọng là nguyên nhân gốc, cơ bản và phải chỉ ra được ai, tổ chức nào chịu trách nhiệm. Khi tìm ra một nguyên nhân N hãy đặt câu hỏi ; Ai, cái gì làm phát sinh ra N ?. Nếu thấy còn cần đặt và trả lời được câu hỏi đó thì N chưa phải là nguyên nhân cơ bản cần tìm (để khắc phục sự cố).

Ông Dũng cho rằng : “chúng ta đã không chú trọng thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua các doanh nghiệp tư nhân ….,  chúng ta cũng đã không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi”. Đây  đúng là nguyên nhân, nhưng chưa phải là nguyên nhân cơ bản vì vẫn cần và có thể đặt câu hỏi : Ai, cái gì to ra chúng nó ?.

Tại sao chúng ta không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi.  Tại Trời Đất sinh ra thế, tại dân tộc này không sinh ra được người tài giỏi hay tại sự độc đoán, chuyên quyền, toàn trị,  tạo nên một bộ máy cồng kềnh, dẫm đạp lên nhau gồm đảng, chính quyền, mặt trận với đường lối dân chủ giả hiệu.

Tại sao không  không chú trọng thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua các doanh nghiệp tư nhân. Phải chăng tại vì cái đuôi “định hướng XHCN” với hình thức là sự chủ đạo của kinh tế quốc doanh nhưng thực chất là lợi ích nhóm.

Rồi lại hỏi tiếp: Ai, cái gì tạo ra sự chuyên quyền, độc đoán, ai, cái gì tạo ra các nhóm lợi ích.

Ông Dũng đủ thông minh để hiểu cặn kẽ nguyên nhân gốc cản trở VN hóa hổ, hóa rồng, nhưng né tránh, chưa dám nói thẳng ra vì còn sợ, nhưng lại tự bảo vệ rằng như thế mới là khôn ngoan.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire