Thiện Tùng
11/4/2021
Mỗi Đạo giáo đều có giáo lý, Đảng Cộng sản (CS) có giáo lý Marx (Mác)… Đảng CS được xem như một Đạo giáo.
Các Mác (Karl Marx) va Ph.
Ăng-ghen ((Friedrich Engels) đồng sáng lập chủ nghĩa Cộng sản - Ảnh tư liệu.
Giáo lý Mác là học thuyết CS gồm 3 môn khoa học: Triết học, Chính trị-Kinh tế học và Chủ nghĩa Xã hội khoa học.
Sáng lập ra học thuyết CS là 2 giáo chủ K. Marx và F. Engels, gọi cho gọn “Chủ nghĩa Mác”.
Mác và Ăng-ghen là người Đức, là 2 học giả tâm giao. Hai ông đều cho rằng, xã hội loài người đã và sẽ trải qua 4 chế độ: Nô lệ, Phong kiến, Tư bản và Cộng sản . Chế độ CS là chế độ cuối/tột cùng vì tính ưu việt tuyệt đối của nó.
Bài viết nầy tôi chỉ nói lướt qua một số đặc điểm môn “Chính trị-Kinh tế học” Mác, vừa đủ chứng minh “Chủ nghĩa CS chỉ còn là ảo vọng”.
Mác viết rằng, chủ thuyết CS phải tiến hành qua 2 giai đoạn: Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) và Cách mạng Cộng sản Chủ nghĩa (CSCN):
Cách mạng XHCN là thời kỳ quá độ lên CSCN. Cách mạng XHCN phải trải qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa (TBCN) - có nghĩa là: XHCN đặt trên nền TBCN, CSCN đặt trên nền XHCN. Cách mạng XHCN: Về tổ chức, loại bỏ kinh tế tư nhân, định hình 2 hình thức (thành phần) kinh tế: “Quốc doanh và Tập thể”. Về Phân phối “làm tùy sức, hưởng theo lao động” .
Cách mạng CSCN là giai đoạn tột cùng của cuộc cách mạng vô sản. Cách mạng CSCN: Về tổ chức, loại bỏ kinh tế Tập thể, chỉ còn duy nhứt kinh tế Quốc doanh. Về Phân phối “làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu”. Có nghĩa là làm được cỡ nào thì làm không được thì thôi, còn hưởng thì cần chi có nấy – đúng là một thiên đường sinh ra lười biếng, dầu cho cố đi cũng không bao giờ tới đích?!.
“Chính trị-Kinh tế học” Mác có nhiều điều trái với 2 môn khoa học Tự nhiên và khoa học Xã hội, khiến cho kinh tế không phát triển, xã hội rối loạn, nguyên nhân chính là do khi vận dụng bỏ qua giai đoạn phát triển kinh tế Tư bản (kinh tế thị trường), vội áp đặt mô hình kinh tế XHCN (tập trung bao cấp).
Trước những khó khăn phức tạp, Đảng CS từng quốc gia buộc phải “vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác vào hoàn cảnh nước mình”. Từ đó, xuất hiện nhiều chủ nghĩa CS lai căn, có thể tóm gọn: “Mác khác Mao. Mao là bản sao của Sít ( Stalin).
Chủ nghĩa Lénin: Khi làm Tổng Bí thư Đảng CS Nga, giai đoạn đầu, Lénin không theo học thuyết Mác (không trải qua phát triển kinh tế Tư bản) mà ông chủ trương tiến thẳng lên CNXH với hai hình thức Quốc doanh và tập thể, phân phối theo dạng “tập trung bao cấp”. Khi gặp nhiều khó khăn, tiến thẳng lên CNXH không được, ông đưa ra đường lối “kinh trế mới”, thực chất là cho phát triển kinh tề thị trường Tư bản chủ nghĩa như chủ thuyết Mác đề ra.
Chủ nghĩa Stalin: Sau khi Lénin qua đời, Stalin lên làm Tổng Bí thư Đảng CS Liên bang Xô Viết (Liên xô). Stalin lên án đường lối “kinh tế mới” của Lénin, cho là hữu khuynh, mất lập trường. Stalin thủ vai như một bạo chúa, tập quyền cao độ, xử tử hàng chục triệu người, gồm cả quan chức cấp cao, có khuynh hướng theo đường lối “Kinh tế mới” của Lénin, chỏi lại lại chủ trương tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản, của ông đề ra.
Chủ nghĩa Mao: Mao Trạch Đông đồng quan điểm, lập trường với Stalin, đưa ra chủ nghĩa Mao mang sắc thái Độc tài, Phong kiến, tập quyền cao độ, bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Mao chủ trương tiến hành 2 cuộc Cách mạng long trời lở đất, đó là “Cách mạng Đại nhảy vọt” và cuộc “Cách mạng Văn hóa”, giết chết hàng triệu người bất đồng chính kiến với ông, trong đó có vợ ông là bà Giang Thanh; gây chết đói nhiều triệu người dân khác. Chủ thuyết Mao không chỉ áp dụng cho riêng Trung quốc mà còn áp đặt lên các nước theo học thuyết Cộng sản trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Chủ nghĩa Mao thâm nhập tới đâu gây chết chóc, đói khổ đến đó, gần nhứt là lôi kéo Đảng CS Campuchia (Khmer Đỏ) áp dụng chủ nghĩa Mao, giết hàng triệu người dân Campuchia vào thập niên 70.
Thế mà, Stalin và Mao Trạch Đông trở thành 2 thần tượng đối với những người say máu, say chuyên chính vô sản, trong đó có nhà thơ Tố Hữu của Việt Nam. Thơ ông Hữu viết:
“Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao ông đã…làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, ông mất , đất trời biết không !?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Yêu con, yêu nước, yêu nòi…
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu”.
Trong cải cách ruộng đất ở Bắc Việt Nam, Tố Hữu trình làng mấy câu thơ:
“Giết ! Giết nữa ! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng dài lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt ! ” .
Từ khi chủ thuyết CS ra đời đến nay, tính ra đã hơn 1 thế kỷ (hơn 100 năm) mà chưa một Đảng CS nào xây dựng thành công CNXH – giai đoạn quá độ lên CNCS. Học thuyết CS đã tỏ ra lỗi thời không còn “ăn khách”, Nhiều đảng CS tan rã, số ít ỏi còn lại hữu danh vô thực, hay nói nôm na “treo đầu dê bán thịt chó”. Đã là Đảng CS mà chẳng những không thể, không dám cải tạo XHCN, còn quay lại kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa. NgayTổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng còn than: “Không biết hết thế kỷ 21 nầy Việt Nam ta có xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội hay chưa ! ”.
Ta đi tới tương lai sán lạn!
Thù địch nào không thể cản đường ta.
Em cứ áp toàn thân và bám cổ
Cuối thế kỷ nầy đâu phải là xa…!.
Trương Tuần
Khi giáo lý hết “linh” môn/tín đồ mất phương hướng, lần lượt tan rã. Chỉ có bọn cơ hội lợi dụng khi Đảng CS cầm quyền, tìm cách chui vào hay dựa vào Đảng để trục lợi chớ nào phải họ đam mê chủ thuyết Cộng sản?.
Chủ thuyết CS do Mác và Ăng-ghen sáng lập theo quan điểm “duy vật biện chứng” . Đã là đảng viên CS mà lại lần lượt ngã theo “duy tâm” - sùng ái giáo lý Phật giáo hay mê tín dị đoan… không còn là cá biệt. Đã vậy thì chắc không bao giờ thấy mặt CNXH chớ đừng nói chi đi đến diện kiến CNCS. CNXH và CNCS chỉ còn là ảo vọng. -/-
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire