Ông Lê Xuan Khoa |
BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?
GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng
về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ
chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy
nó mất đi ý nghĩa. Tại vi sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo
miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ
hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế
những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.
Nhưng đối với người Việt ở hải ngoại,
ngoài chữ Quốc hận thì phải có thêm một chữ ‘Ngày tìm tự do’ bởi vì đáng lẽ
thống nhất lòng người mà người ta lại bỏ ra đi thì như vậy có sự chia rẽ nặng
nề vấn đề dân tộc.
Chữ Quốc hận là đứng về phía cộng đồng
hải ngoại. Lý tưởng mà nói hận thù cần phải xóa bỏ, cần phải quên đi. Là con
người không ai muốn nuôi hận thù làm gì nhưng chữ Quốc hận đến giờ không thể
bỏ được. Người ta muốn quên nhưng không bỏ được cho đến chừng nào có sự thay
đổi trong nước tức là thật sự bảo vệ quyền lợi đất nước đối với Trung Quốc và
đi vào con đường thật sự của dân, do dân, vì dân, thật sự dân chủ hóa đất
nước. Như vậy sẽ hóa giải hận thù đi. Từ chỗ hóa giải hận thù chữ Quốc hận
cũng bỏ được.
Trong tương lai hy vọng đến một ngày nào
đó sẽ không còn dùng chữ Quốc hận nhưng cho đến ngày đó thì người ta còn đầy
đủ lý do để dùng chữ Quốc hận.
BBC: Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là chống đế quốc
Mỹ xâm lược giải phóng đất nước còn miền Nam cho rằng họ chiến đấu cho chính
nghĩa tự do dân chủ của dân tộc vậy thì theo Giáo sư bên nào mới thật sự đại
diện cho chính nghĩa của người Việt?
Chính nghĩa yêu nước, giải phóng đất nước của người cộng sản lúc ban đầu nó không còn nguyên như trước mà đi vào con đường cộng sản nên có sự xung đột ý thức hệ rõ ràng
Giáo sư Lê Xuân Khoa |
Cũng như những người Quốc gia chống Pháp
cũng là những người yêu nước cả. Thế khi hai bên tranh thắng với nhau thì một
bên thắng rồi đáng lẽ hai phe phải có sự hòa hợp như ngay sau cuộc nội chiến
Mỹ thì chính nghĩa của phe thắng và chính nghĩa của phe thua cũng là một. Tôi
nghĩ lỗi lầm là chủ nghĩa cộng sản quốc tế mang sứ mạng của cộng sản quốc tế
đi chinh phục nhân loại nên có sự khác biệt với chính nghĩa quốc gia. Chính
nghĩa yêu nước, giải phóng đất nước của người cộng sản lúc ban đầu nó không
còn nguyên như trước mà đi vào con đường cộng sản nên có sự xung đột ý thức
hệ rõ ràng.
Ông Lê Xuan Khoa |
GS Lê Xuân Khoa: Phải nhắc đến truyền thống của dân tộc mình là dân
tộc tồn tại vì luôn luôn trong mấy ngàn năm phải đối phó với phương Bắc và tồn
tại cho đến bây giờ mà không mất độc lập của mình là do đâu? Tức là vấn đề
nhu đạo về ngoại giao, nhu đạo về quân sự. Mỗi khi chiến thắng Trung Quốc xong
các vua chúa, các triều đại ngày trước đều trở sang triều cống, xin lỗi Trung
Quốc như xin lỗi người đàn anh. Nghệ thuật chiến đấu cũng thế, không bao giờ
thấy sự đối đầu giữa một đội quân nhỏ của Việt Nam với đội quân hùng mạnh
vĩ đại của Trung Quốc mà chúng ta dùng nhu đạo tức là dùng chiến tranh du kích,
dùng yếu đánh mạnh.
Cho đến gần đây nhu đạo không được áp dụng.
Tình thế nó hơi khác. Ngày xưa chúng ta cùng có một nước để đối đầu. Ngày nay
chúng ta bị kẹt ở giữa hai thế lực đại cường. Một bên là khối cộng sản do
Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu và một bên là khối dân chủ tự do do Hoa Kỳ lãnh
đạo. Chúng ta bị dùng trong cái chiến tranh mà tôi gọi là chiến tranh ủy nhiệm
là vậy.
Chúng ta nhìn thấy rõ các vị lãnh đạo miền Bắc ít nhất cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng giữa đi với Trung
Quốc hay đi với Mỹ, đứng giữa như thế nào và tuy rằng nói đi với Mỹ để cân bằng
với Trung Quốc nhưng thực tế cho thấy vẫn chọn con đường đi với Trung Quốc.
Giáo sư Lê Xuân Khoa |
Vậy có cơ hội để cho Việt Nam thoát khỏi
sự tranh chấp đó để độc lập được không? Trước khi có sự xung đột ý thức hệ,
sau Đệ nhị Thế chiến, các cường quốc đã họp với nhau và đi đến con đường là
xóa bỏ chế độ thuộc địa. Giá mà đi theo đường hướng đó do Mỹ đưa ra lúc đó
thì nước Việt Nam không lâm vào tình trạng như ngày nay. Đó là lỗi lầm của
người Pháp.
BBC: Ông có nhắc đến con đường trung đạo thì liệu ngày nay
con đường trung đạo đó vẫn còn áp dụng được không nhất là trong bối cảnh Việt
Nam vẫn còn đang bị kẹt trong mối quan hệ với Mỹ và với Trung Quốc?
GS Lê Xuân Khoa: Tôi nghĩ rằng trung đạo lý thuyết thì đúng nhưng trên
thực tế thì chưa thi hành. Tôi hy vọng Việt Nam càng nhìn thấy rõ phải thi
hành con đường trung đạo.
Theo tôi Mỹ không quan tâm Việt Nam có
trung đạo hay không. Họ phải hiểu cho Việt Nam có nước Trung Quốc to lớn vĩ
đại ngay sát nách thì Việt Nam phải giữ thế trung đạo để tồn tại. Vả lại Mỹ có
lý do để chấp nhận Việt Nam trung đạo. Thứ nhất Mỹ không có mưu đồ xâm chiếm
thuộc địa, đất đai của Việt Nam bao giờ cả. Thứ hai Mỹ không như Trung Quốc
phải Hán hóa dân tộc khác. Còn Trung Quốc có mưu đồ không bao giờ coi Việt
Nam là mảnh đất độc lập. Họ luôn coi Việt Nam là một phần của Trung Quốc và
có âm mưu Hán hóa Việt Nam. Hai vấn đề đó khiến Việt Nam phải vô cùng cảnh
giác. Các nhà lãnh đạo bây giờ phải cảnh giác phải giữ được con đường trung đạo
như thế. Muốn được như vậy thì phải mượn thế đồng minh cân bằng với Trung Quốc
vì tự mình bây giờ thế mình yếu quá chưa đủ sức đối phó với Trung Quốc. Phải
dựa vào thế của quốc tế, của Mỹ, của các nước tự do, dựa vào các nước Asean.
Khi Trung Quốc thấy rằng sau lưng Việt Nam có Mỹ, thế giới tự do và cộng đồng
châu Âu chẳng hạn thì Trung Quốc không thể lấn tới được nữa.
BBC: Một trong những hậu quả sau cuộc chiến là sự chia rẽ
trong lòng dân tộc mà đến nay vẫn chưa thể hàn gắn được. Liệu con đường hòa
giải có khả thi không và đâu là lộ trình khả dĩ nhất?
GS Lê Xuân Khoa: Lẽ dĩ nhiên không thể nào hận thù mãi mãi được. Đến
một lúc nào đó thế hệ này không xong thì đến thế hệ sau. Sự hòa giải là mục
tiêu tất yếu của dân tộc. Một dân tộc không thể nào mạnh, không thể nào phát
triển được nếu dân tộc đó chia rẽ và căm thù lẫn nhau.
Lẽ dĩ nhiên có rất nhiều trở ngại cho đến
bây giờ. Rất tiếc có biết bao cơ hội có để có thể xây dựng ý thức, quan niệm
về hòa giải đã bị bỏ qua. Ai bỏ qua? Hòa giải hay không bắt đầu khởi đi từ
người thắng trận chứ không phải từ người thua. Người thua không thể chìa tay
xin được hòa giải mà người thắng nếu vì quyền lợi đất nước, vì tương lai lâu
dài của đất nước nhất định chìa tay đón nhận người thua trận để hòa giải.
Việc đó cho đến nay dù có nói ra nhưng chưa bao giờ làm cả.
Lòng người ngoài này người ta
đâu có muốn tranh giành hay cướp lại chính quyền làm gì. Người ta chỉ mong rằng
có một chính quyền nhận ra sai lầm của mình mở rộng vòng tay kêu gọi sự hòa
giải và đối với nhân dân trong nước mở rộng các con đường, các chính sách đưa
đến tự do, no ấm và hạnh phúc.
Giáo sư Lê Xuân Khoa |
Còn lộ trình khả dĩ? Bắt đầu từ phía Việt
Nam, chìa tay ra trước, không phải chỉ bằng lời nói, cũng không phải kêu gọi
người ta về đóng góp. Đóng góp về vật chất thì cũng là đáng kể, nhưng sự đóng
góp đáng kể hơn, có giá trị hơn là đóng góp về trí tuệ. Cho đến nay các nhà
lãnh đạo trong nước vẫn phàn nàn rằng sự đóng góp chất xám không có gì đáng kể.
Nguồn lực trí tuệ ngoài nước rất nhiều, các anh em chuyên gia trí thức bên
ngoài phải cùng phối trí với anh em trí thức trong nước để xây dựng một dân
tộc hùng mạnh.
Đồng thời phải sửa đổi những sai lầm mình
đã vấp phải bằng hành động chứ không phải xin lỗi gì cả để thực hiện mục tiêu
một đất nước của dân, do dân, vì dân như là vẫn nói. Hãy làm chuyện đó thật
đi. Lòng người ngoài này người ta đâu có muốn tranh giành hay cướp lại chính
quyền làm gì. Người ta chỉ mong rằng có một chính quyền nhận ra sai lầm của
mình mở rộng vòng tay kêu gọi sự hòa giải và đối với nhân dân trong nước mở
rộng các con đường, các chính sách đưa đến tự do, no ấm và hạnh phúc.
Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ
chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa
giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để
cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm
được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng
tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà
không xong được thì khó lòng tiến được đến chuyện hòa giải.
BBC: Nhân nói đến việc hòa giải thì Việt Nam đang đối đầu
với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, vậy theo ông cộng đồng
người Việt tại hải ngoại có vai trò như thế nào trong việc đối phó với mưu đồ
của Trung Quốc?
GS Lê Xuân Khoa: Tôi lấy ví dụ cụ thể: Trong gia đình có hai anh em sống
chung với nhau. Rồi đến lúc có xung đột cãi nhau, thậm chí đánh nhau chí
chóe. Trong khi mâu thuẫn như vậy thì có kẻ thù bên ngoài đang vác súng sắp
sửa vào cướp trong nhà. Mối nguy chung là khi kẻ thù vào thì cả hai anh em đều
là nạn nhân hết thì bây giờ phải tạm thời quên sự chống đối nhau để hợp lực lại
đuổi kẻ thù đang xâm lấn nhà mình hay là cứ nhất định người này phải diệt
người kia đã rồi mới quay sang chống lại kẻ thù tôi nghĩ câu trả lời ai cũng
thấy rõ. Phải gạt bỏ thù riêng đi để đối phó với kẻ thù chung rồi sau đó giải
quyết với nhau sau. Đấy là quan điểm của tôi. Trái lại có những người chủ
trương rằng hãy tiêu diệt chế độ này đã rồi mới đánh kẻ thù thì như thế tôi
cho rằng đấy là ý nghĩ của những người vì lòng thù hận – cái đó mình cũng phải
hiểu người ta thù hận đến độ bất chấp kẻ thù chung như vậy nhưng tôi nghĩ đó
không phải là con đường sáng suốt.
Có người nói rằng nếu sau khi chiến thắng rồi thì phe kia nó mạnh lên, nó vẫn lại cai trị. Tôi nghĩ rằng tình thế sẽ đổi khác. Khi mà đã hợp lực, đã hòa giải thật sự, đã thả những người bất đồng chính kiến ra và khi người nước ngoài đã hợp lực loại được kẻ thù Trung Quốc đi thì chúng ta rất nhẹ gánh nặng để xây dựng đất nước. Lúc đó lực lượng nhân dân, những người dân chủ trong nước sẽ có thế lực mạnh hơn để thuyết phục những nhà lãnh đạo trong nước và lãnh đạo lúc đó cũng tỉnh ngộ rồi không bị gọng kìm của Trung Quốc ép nữa thì sẽ nhìn ra con đường mình sẽ đi. Vấn đề nội bộ sẽ dễ giải quyết hơn.
Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo
sư Lê Xuân Khoa được thực hiện trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire