21-3-2016
Càng gần cuối nhiệm kỳ, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng càng phát ngôn nhiều câu ấn tượng, gần hơn với sự thật. Chẳng
hạn, trong phiên làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 23/2/2016, Chủ
tịch Quốc hội đã thẳng thắn thừa nhận rằng:
Hàng chục triệu nạn nhân bỗng dịu lòng, bởi lần đầu tiên nỗi cực khổ của họ được một vị trong “tứ trụ triều đình” công khai thừa nhận. Nhưng rồi chững lại, khi nhận ra Chủ tịch Quốc hội mới chỉ hiên ngang rảo bước trong cái vành đai ngoài cùng, nơi trú ngụ của phần nhỏ sự thật mang tính hệ quả, mà vẫn còn ngoảnh đi, tránh nhìn vào khu vực trung tâm, chốn chất chứa những sự thật cốt lõi mang tính tiền đề.
Cái thủ tục hành dân ấy từ đâu mà ra? Hiển nhiên,
chẳng phải từ trên trời rơi xuống, cũng chẳng phải từ dưới địa ngục chui lên,
và chắc chắn không phải do thế lực thù địch cài cắm, để phá hoại chế độ xã hội
chủ nghĩa tự xưng là ưu việt. Rõ ràng, thủ tục hành chính chỉ là công cụ được
sử dụng để hành dân. Thế còn thủ phạm tạo ra và sử dụng công cụ hành dân là
những ai?
Nếu Chủ tịch Quốc hội chỉ tay về phía cơ quan
hành pháp, thì xin hỏi tiếp: Cơ quan hành pháp từ đâu mà ra? Một trong những
nhiệm vụ của Quốc hội, được hiến định tại Điều 70 Hiến pháp 2013, là “bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm… Thủ tướng Chính phủ” và “phê
chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và thành viên khác của Chính phủ”. Vậy thì tại sao Quốc hội lại
bầu, lại phê chuẩn cái đội ngũ đẻ ra thủ tục hành dân? Và nếu nhận ra đã bầu
nhầm, thì tại sao lại không bãi nhiệm? Nếu vì sợ “vỡ bình hoa” mà đành tránh “đánh con chuột” (theo cách nói của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng), thì Quốc hội vẫn còn có một nhiệm vụ hiến định khác,
là “bãi bỏ văn bản của… Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ”. Biết chúng “cay
nghiệt, độc ác lắm”, tại sao Quốc hội không ra tay bãi bỏ? Đứng đầu “cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”(Điều 69 Hiến pháp 2013), mà gần về hưu mới thừa nhận vài cái “đối với dân giờ cay nghiệt, độc
ác lắm”, thì đã quá buồn. Nhận ra rồi, mà làm như vô can, vẫn không chịu
ra tay bãi bỏ theo thẩm quyền hiến định, thì còn đáng buồn hơn.
Cũng chẳng cẩn phải tìm kiếm đâu xa. Bản thân
Quốc hội cũng sinh ra rất nhiều điều khoản Hiến pháp và pháp luật, mà đối với
dân thì cũng thuộc dạng “cay
nghiệt, độc ác lắm”. Chúng là tiền đề pháp lý cho các thủ tục “hành dân là chính“.
Một trong những luật mới nhất, chứa đựng nhiều điều khoản tệ hại, là Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân – Số 85/2015/QH13, được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/6/2015 (sau đây viết tắt là Luật BCĐBQH 2015). Nó thay thế cho Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (không số) được Quốc hội
khóa IX thông qua ngày 15/4/1997 (sau đây viết tắt là Luật BCĐBQH 1997).
Luật BCĐBQH 2015 được áp dụng để tổ chức kỳ
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đã chính thức bắt đầu vào ngày 25/11/2015,
khi Quốc hội khóa XIII ra Nghị quyết số 105/2015/QH13. Nghị quyết ấy xác định ngày bầu cử là 22/5/2016 và công
bố danh sách Hội đồng bầu cử quốc gia, do ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch. Rõ
khổ, trước lúc về hưu lại còn phải đứng đầu cái hội đồng “không cần phải bầu”, bởi “làm gì có… độc lập”, như Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định trong cuộc họp của Ủy ban Thường
Vụ Quốc hội (thảo luận về dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân) vào sáng 25/2/2015:
Đương nhiên, Luật BCĐBQH 2015 ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của kỳ bầu cử và cả chất lượng của đội ngũ đại biểu Quốc
hội khóa XIV. Tại Hội nghị triển khai Quy chế phối hợp công tác năm 2016 giữa
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam vào chiều ngày 2/3/2016, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói:
Liệu cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội này có thể “thật sự dân chủ, công bằng, thực
sự đúng pháp luật” hay
không? Đã từng có một cuộc bầu cử tốt đẹp như thế diễn ra dưới chế độ xã hội
chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam hay chưa? Vì sao? Và công dân nên ứng xử thế
nào cho phải?
Bài viết này trình bày một số ý, góp phần để
chúng ta cùng nhau tìm lời giải đáp cho mấy câu hỏi nêu trên. Nó được chia
thành bốn phần. Phần 1, với tiêu đề “Thăng
trầm hiến định”, điểm lại quá trình biến đổi của các quy định về bầu cử
đại biểu Quốc hội, được hiến định trong năm bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần 2, với tiêu đề “Thực tế bi hài”, lược qua
một số biểu hiện sai trái của mấy kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội trước đây. Phần
3, với tiêu đề “Căn nguyên từ
luật”, phân tích một số nguyên nhân luật định tất yếu dẫn đến tiêu cực,
bắt nguồn từ Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH 2015. Phần 4, với tiêu đề “Băn khoăn muôn mối”, trao
đổi về một số tâm tư, suy nghĩ trên cương vị công dân đối với cuộc bầu cử sắp
tới.
1.
Thăng trầm hiến định
Sau khi khai sinh ra chế độ hiện thời, các nhà
lập hiến đã long trọng khẳng định trong Hiến pháp 1946(Điều
thứ 17) rằng:
“Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ
phiếu phải tự do, trực tiếp và kín.”
13 năm sau, nguyên tắc bầu cử được hiệu chỉnh
trong Hiến pháp 1959 (Điều 5) như sau:
“Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.”
Nội dung này được tiếp tục duy trì trong Hiến pháp 1980 (Điều 7), Hiến pháp 1992 (Điều 7) và Hiến pháp 2013 (Điều 7).
Có một “thay
đổi nhỏ”, nhưng phản ánh một “chuyển
biến lớn” của đội ngũ từng
giương cao ngọn cờ “tự do”để
giành chính quyền, đó là xóa bỏ “tự
do” trong điều hiến định về
nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội. Thay vào đấy là “bình đẳng”, thứ lung linh đã
tưởng chừng trôi dần gần tầm với, song từ thời “đổi mới” nó ngày càng dạt ra xa, mà vẫn bị đem
ra ca hoài ca mãi, như thể đùa dai.
Phải chăng việc triệt tiêu nội dung hiến định “bỏ phiếu phải tự do“ là nhằm dọn đường cho việc cản trở
công dân tự do ứng cử và ép người người phải tham diễn vở bầu cử phi dân chủ?
Nguyên tắc bầu cử “phổ thông” được Hiến pháp 1946 (Điều thứ 18) cụ thể hóa như sau:
“Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên,
không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những
người mất công quyền.”
“Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là
21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.”
Với kinh nghiệm của 14 năm cầm quyền,
các nhà lập hiến đã sửa lại quy định về bầu cử “phổ thông” trongHiến pháp 1959 (Điều 23) như sau:
“Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội,
tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám
tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị
Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử.”
Điều đặc biệt là: Hiến pháp 1959 đã hủy bỏ đòi
hỏi “người
ứng cử… phải
biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ“ của
Hiến pháp 1946, đồng thời khẳng định “công
dân… không
phân biệt… trình
độ văn hóa… đều
có quyền ứng cử“. Phải chăng đó là cách nhận thức về “bình đẳng”, thứ được đem ra
thay thế cho “tự do”?“Bình
đẳng” kiểu ấy tất yếu sinh
ra loại Quốc hội với đại đa số đại biểu chỉ có trình độ tầm đại chúng, không đủ
khả năng tham gia lập hiến và lập pháp.
Hãy tưởng tượng xem, nếu mấy ông bà mù chữ ứng
cử đại biểu Quốc hội, rồi trúng cử và tham gia thực hiện những nhiệm vụ trọng
đại được hiến định tại Điều 50 Hiến pháp 1959, như làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm pháp luật,
quyết định kế hoạch kinh tế Nhà nước, thì sẽ vất vả đến nhường nào? Song nếu
được gợi ý ra ứng cử, thì chắc hẳn những người thất học cũng nhận ra, là mình
bị đẩy lên sân khấu đóng vai hề. Sao lại nỡ bỡn cợt với phận nghèo như vậy?
Đó chỉ là một ví dụ nho nhỏ, nhưng lại rất đặc
trưng cho kiểu hiến định đã trở thành tập quán: Càng không định tôn trọng và
thực thi Hiến pháp thì càng hiến định hào phóng.
Sau khi đã thống nhất đất nước, nắm trọn trong
tay quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhà cầm quyền lại hạn chế tiếp
trong Hiến pháp 1980 (Điều 57):
“Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn
cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi
trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ
những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các
quyền đó.”
Cái gì thay đổi ở đây? Cụm từ “có quyền ứng cử” đã bị
xóa bỏ khỏi Hiến pháp. Thay vào đấy là mệnh đề“có
thể được bầu vào Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp”.
Vậy là, bằng thủ thuật tráo chữ, Hiến pháp
1980 đã công khai phủ nhận
“quyền ứng cử” của công dân vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Thay đổi ấy là một trong những bằng chứng có
thể minh họa nhận định của một số người, cho rằng Hiến pháp 1980 thuộc loại phi
dân chủ nhất trong năm bản Hiến pháp của chế độ này. Nhưng đấy là xét về hình
thức. Còn xét về thực chất, từ phương diện “quyền
ứng cử” của công dân,
thì phải chăng Hiến pháp 1980 là tử tế nhất trong số bốn bản Hiến pháp từ năm
1959 đến nay? Vì sao ư? Bởi lẽ nó trung thực nhất. Cho dù“quyền ứng cử” tự do của công dân có được hiến định
hay không, thì trên thực tế, suốt bao thập kỷ đằng đẵng, quyền ấy cũng không
được nhà cầm quyền tôn trọng và chấp nhận trên thực tế. Vừa hiến định công dân
có “quyền ứng cử”, đồng
thời lại dùng mọi thủ đoạn (từ công cụ pháp luật đến tiểu xảo chợ búa) để cản
trở công dân ứng cử, thì kiểu lừa gạt ấy còn tệ hơn hẳn việc công khai khước từ “quyền ứng cử”.
Hiến pháp 1992 (Điều 54) khôi phục “quyền ứng cử” của công dân:
“Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám
tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lênđều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”
Nhưng như vậy lại trở về với trạng thái hào
phóng giả tạo của Điều 23 Hiến pháp 1959, là “Công
dân, không phân biệt… trình độ văn hoá… đều có quyền ứng cử vào Quốc hội…”. Tuy cụm từ “theo quy định của pháp luật” được dùng làm vũ khí ám muội nhằm hạn
chế quyền công dân, nhưng một khi Hiến pháp đã khẳng định “không phân biệt… trình độ văn
hoá…”, thì không thể sinh ra thứ “quy
định của pháp luật” nào đó
hòng đòi hỏi công dân thực hiện “quyền
ứng cử” phải “biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (như đã từng quy định trong Hiến pháp
1946), hay phải có “trình độ
văn hóa” ở mức nào đó. Đây
là một trong những ví dụ khắc họa tầm tư duy thấp kém của đấng lập hiến.
Chẳng biết vô tình hay hữu ý, nhưng nhờ viết
gọn hơn nên Hiến pháp 2013 (Điều 27) đã thoát khỏi trạng thái trớ trêu ấy:
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.“
Mệnh đề “Việc
thực hiện các quyền này do luật định” là
sáng tạo mới mẻ, được huy động để tạo ra bức tường thành tùy tiện mà kiên cố,
có thể dễ dàng ngăn cản công dân “thực
hiện” các quyền cơ bản, nếu
nhà cầm quyền cố tình không ban hành “luật
định”. Nhưng tiếc thay, giăng bẫy rồi tự sập bẫy, như đã phân tích trong
bài “Hiến pháp 2013 –
Sửa nhầm hay đổi thiệt?“.
Dù quyền bầu cử và ứng cử được hiến định thăng
trầm thế nào, thì điều quan trọng đọng lại vẫn là: Cả năm bản Hiến pháp của chế độ
này đều khẳng định ba nguyên tắc bầu cử “phổ thông”, “trực tiếp” và “bỏ phiếu
kín”. Trong khi Hiến pháp 1946 quy định “bỏ phiếu phải tự do”, thì bốn bản Hiến
pháp tiếp theo thay thế nội dung ấy bằng nguyên tắc “bình đẳng”.
1.
Thực tế bi hài
Hiến pháp quy định như vậy, còn trên thực tế
thì các cuộc bầu cử diễn ra như thế nào? Ta hãy cùng nhau điểm qua một số nét
của bức tranh toàn cảnh, để hiểu phần nào lý do, tại sao một số người lại so
sánh cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội với màn bi hài kịch.
2.1. Vừa đá bóng vừa thổi còi
Bầu cử đại biểu Quốc hội thường được mở màn
bằng việc ra mắt “Hội đồng
bầu cử ở Trung ương”. Theo Điều 14 Luật BCĐBQH 1997, được sửa đổi theo Luật số
63/2010/QH12 ngày 24/11/2010, Hội
đồng này là tổ chức do “Ủy
ban thường vụ Quốc hội thành lập”, để “lãnh
đạo, chỉ đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước”.
Đặc biệt, Hội đồng bầu cử chính là nơi “lập và công bố
danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả
nước”. Với chức năng này, Hội
đồng bầu cử có thể lập ra danh sách ứng cử chỉ bao gồm những người của “họ”, hay ít nhất cũng được “họ” chấp nhận. Muốn trúng cử thì hiển
nhiên phải lọt vào danh sách những người ứng cử, nhưng kết quả còn phụ thuộc
nhiều vào việc người ứng cử được Hội đồng phân đến đơn vị bầu cử nào. Nếu bị
xếp vào đơn vị mà cử tri thuộc loại “cứng
đầu”, lại phải cạnh tranh với mấy đối thủ quá mạnh, thì chưa vào trận đã
nắm chắc phần thua. Ngược lại, nếu gặp được khối cử tri “dễ bảo”, lại chỉ phải tranh
cao thấp với mấy vị lùn lùn, thì chưa cần nhón chân đã có thể vững tin là
thắng.
Hơn nữa, Hội đồng bầu cử cũng là nơi “giải quyết
khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội…; giải quyết khiếu nại,
tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; giải quyết khiếu nại về kết quả bầu
cử đại biểu Quốc hội”. Giữa
thời buổi suy đồi, ai dám đảm bảo rằng “người
nhà” sẽ bị xử lý nghiêm khắc
khi gian lận?
Vì vậy, không quá khó hiểu nếu người ứng cử
nào đó muốn “vun đắp quan hệ
tình cảm” với các thành viên
của Hội đồng bầu cử nhằm mưu cầu thuận lợi. Song đừng tưởng như vậy đã là cao
tay, bởi vẫn còn kém lợi thế của các siêu ứng cử viên, những vị chẳng cần mất
công “quan hệ”, vì bản
thân là Chủ tịch, hay Phó Chủ tịch, hay thành viên của Hội đồng bầu cử. Vị thế
siêu đẳng ấy rất thuận lợi cho những ai muốn vừa chăm việc nước, vừa lo việc
nhà, tự lựa chọn đơn vị bầu cử thuận lợi cho bản thân, và đỡ phải e dè khiếu
nại.
Nếu muốn tìm hiểu công nghệ vừa lãnh đạo bầu
cử vừa ứng cử, có thể tham khảo kinh nghiệm của ông Nông Đức Mạnh. Ngày
14/4/1997 Chủ tịch Quốc hội khóa IX Nông Đức Mạnh đã ký Nghị quyết số 360 NQ/UBTVQH9 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, trong đó bổ nhiệm chính mình
làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử ở Trung ương để lãnh đạo việc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa X, mặc dù bản thân cũng ra ứng cử, và tất nhiên đắc cử, rồi sau đó lại
tiếp tục làm Chủ tịch Quốc hội khóa X.
Tương tự, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn
Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 1018/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội vào ngày 21/1/2011, trong đó bổ nhiệm chính mình làm Chủ
tịch của “Hội đồng bầu cử để
phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII…”, mặc dù bản
thân cũng ra ứng cử. Cùng với ông Chủ tịch, Hội đồng bầu cử này còn có thêm 12
vị nữa (tức là chiếm 61,9% trong tổng số 21 thành viên) cũng là ứng cử viên và
hiển nhiên cũng trúng
cử vào Quốc hội khóa XIII. Đó là bà
Tòng Thị Phóng, khi ấy là Phó chủ tịch Quốc hội khóa XII kiêm Phó chủ tịch
thường trực Hội đồng bầu cử Quốc hội khóa XIII. Và đó là hai vị Phó chủ tịch
Hội đồng bầu cử Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Thị Doan, cùng các thành viên Lê
Hồng Anh, Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Đức Kiên, Vũ Trọng
Kim, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, Phùng Quang Thanh và Đặng Ngọc Tùng.
Thử hỏi có quốc gia văn minh nào mà đương kim
tổng thống vừa tái ứng cử tổng thống, lại vừa đứng ra lãnh đạo toàn quốc bầu cử
tổng thống, hay không? Cũng chẳng cần nghiêng ngó đâu xa, mà ngay ở Việt Nam,
tại những vùng quê chậm tiến nhất, đương kim trưởng thôn cũng đủ tỉnh táo và tự
trọng để không vừa tái ứng cử trưởng thôn, lại vừa đứng ra lãnh đạo toàn thôn
bầu cử trưởng thôn. Ấy vậy mà cõi lòng thiên giới lại chẳng hề gợn chút lăn
tăn…
2.2. Rộng đường qua ải… lỗ kim
Dù quyền ứng cử được long trọng hiến định,
nhưng những người thực sự tự ứng cử (tức không phải được tổ chức phân công
sắm vai “tự ứng cử” để hóa trang dân chủ cho chế độ) rất khó lọt vào “danh sách
chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội”. Đầu tiên họ được vận
động, thậm chí có thể bị hăm dọa, để phải tự rút lui. Nếu vẫn chưa “tỉnh ngộ”, thì sẽ vấp ải “lấy ý kiến cử tri”.
Hội nghị cử tri nơi cư trú được đạo diễn rất
công phu. Đối với những trường hợp ứng cử thuộc diện đặc biệt, cần
sớm bị loại bỏ, thì chỉ những cử tri chọn lọc mới được tham dự, bởi nơi tổ chức
Hội nghị cử tri được bảo vệ nghiêm ngặt như chốn xử án kín. Cuộc đối thoại được
tổ chức theo công nghệ phát minh từ thời cải cách ruộng đất. Sau màn đấu tố,
kết quả bỏ phiếu tín nhiệm người tự ứng cử thế nào thì chẳng nói cũng rõ.
Không chỉ những nhân vật bị xếp vào sổ đen mới
bị phân biệt đối xử. Ngay cả nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cũng phải nếm “quả đắng” khi ra ứng cử Quốc hội vào năm 2011.
Như được trình bày trong đơn khiếu nại của ông Lê Cường (Ủy viên Hội đồng biên tập Tạp chí Quê hương – thuộc Bộ
Ngoại giao), ông Hải đã gửi thư trực tiếp đến ngài Nguyễn Phú Trọng, với các tư
cách Tổng Bí thư ĐCSVN, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử, kiêm cả
Trưởng đoàn giám sát bầu cử tại Hà Nội. Trong thư ấy ông Hải viết rằng:
“Đây là một cuộc Hội nghị lấy ý kiến của cử
tri nơi cư trú để Hội đồng bầu cử hiểu biết thêm về nét sinh hoạt của tôi tại
địa phương, và sẽ là một cuộc lấy ý kiến công bằng dân chủ, nhưng rất tiếc là
không phải như vậy:
– Không mời những cử tri của các hộ liền
kề nơi cư trú của ứng cử viên.
– Mời quá nhiều những cử tri không ở nơi
cư trú của ứng cử viên mà không rõ nguồn gốc.
– Bố trí những người phát biểu xuyên tạc
về lý lịch và hoạt động khoa học của ứng cử viên.
– Ứng cử viên không được trả lời những
phát biểu xuyên tạc.
– Phát hành số phiếu quá nhiều so với
thông báo ban đầu.
– Quyết định bỏ phiếu ngay lập tức sau
khi đã xuyên tạc về ứng cử viên mà ứng cử viên không được trả lời.
– Ban kiểm phiếu không kiểm phiếu trước
mặt Hội nghị mà mang nhau sang buồng riêng, nên không thể rõ sự minh bạch của
những phiếu này.”
Nếu người ứng cử được coi là “vô hại”, thì có thể trót lọt
khi lấy ý kiến cử tri nơi làm việc và nơi cư trú. Nhưng đừng vội mừng mà hụt,
vì khó lòng vượt qua cái ải gọi là “Hội nghị Hiệp
thương lần thứ ba”. Lần này,
“Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn
đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của cơ
quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh
lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách chính thức những người
ứng cử đại biểu Quốc hội.” (Điều 43 Luật BCĐBQH 1997, được sửa đổi theo Luật số
31/2001/QH10)
Về cơ bản, vở kịch ứng cử dân chủ kết thúc tại
đây. Bởi phần lớn những người tự ứng cử, đã vượt qua mọi thử thách, bây giờ
cũng bị loại khỏi vòng chiến. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vào
năm 2011,trong số 832 ứng viên được đưa vào “danh sách chính thức”, chỉ có 15 người tự ứng cử, chiếm 1,80%. Còn lại một “danh sách chính thức những người
ứng cử đại biểu Quốc hội” với
hầu hết là người của“họ”, dù bỏ phiếu cho ai thì cử tri cũng chỉ thực
hiện “quyền tự do bầu cho họ” mà thôi.
Sau khi thỏa mãn mọi tiêu chuẩn và đạt được số
phiếu cao trong hai cuộc “lấy
ý kiến cử tri”, một số người tự ứng cử đang vững tin là mình sẽ lọt vào
danh sách chính thức, nay lại đột nhiên phải chia tay với cuộc thử nghiệm dân
chủ, mà không rõ vì sao.
Nhà báo Nguyễn Minh Tuấn, phóng viên báo Đại
đoàn kết, thuộc vào số tự ứng cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã rơi vào hoàn
cảnh ấy. Khi đó, ông đã được trên 80% phiếu ủng hộ tại Hội nghị cử tri nơi công
tác và 100% phiếu ủng hộ tại Hội nghị cử tri nơi cư trú. Vì vậy, như ông tâm sự
10 năm sau,
Và sau khi cuộc bầu cử Quốc hội kết thúc được
khoảng hơn một tháng, ông Nguyễn Minh Tuấn nhận được thư của Mặt trận Tổ quốc
Thành phố Hà Nội, giải thích rằng:
Cứ như thế, số tự ứng cử cứ rụng dần, rồi cuối
cùng rơi lả tả như cành hoa đào bị lẳng đi sau khi đã hoàn thành sứ mạng trang
trí tết. Lúc kết thúc nhận hồ sơ vào chiều ngày 18/3/2011, Thành phố Hồ Chí Minh có 22 người tự ứng cử đại biểu Quốc
hội khóa XIII. Đến ngày 20/4/2011, sau hiệp thương vòng ba, chỉ 4 người trong số đó được đưa
vào danh sách chính thức để bầu đại biểu Quốc hội khóa mới. Cuối cùng, chỉ một người tự ứng cử có tên Hoàng Hữu Phước trúng cử
vào Quốc hội khóa XIII. Đó chính là vị hay phát biểu kiểu “bảo hoàng hơn vua” tại
diễn đàn Quốc hội, khiến dư luận vấn
vương với câu hỏi: Không hiểu ông ta có thực sự “tự ứng cử” hay không?
Như vậy, chỉ có 4/22 = 18,18% trong số tự ứng
cử tại Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra cho cử tri bầu trực tiếp vào năm 2011.
Tỷ lệ này khá thấp, nhưng vẫn còn cao hơn hẳn so với kỳ bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XII vào năm 2007. Khi đó, chỉ có 7 trong số 101 người tự ứng cử tại Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 6,93%) lọt vào “danh
sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội”, và cuối cùng thì không ai trúng cử.
Sự gia tăng tỷ lệ “lọt vào
vòng chung kết” không hẳn
bắt nguồn từ tiến bộ dân chủ, mà do số người tự ứng cử đã giảm đi 101/22 = 4,59
lần sau bốn năm. Phải chăng, sụt giảm đó cũng thể hiện nỗi thất vọng đọng lại
sau màn bầu cử 2007?
2.3. Bầu… “cua trong lỗ”
Dân chủ bầu cử chỉ có thể trở thành hiện thực
nếu công dân có quyền lựa chọn. Trước hết, số
ứng cử phải nhiều hơn hẳn số cần bầu. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ! Lựa
chọn chỉ thực chất khi công
dân có đầy đủ thông tin cần thiết, để so sánh giữa các ứng cử viên và
đối chiếu với mong muốn của bản thân, mà đưa ra quyết định. Không có đủ thông
tin mà vẫn lựa vẫn chọn, thì đó chỉ là trò đùa nhân danh dân chủ mà thôi.
Tiếc rằng, các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở
CHXHCN Việt Nam thường giống như “ngày
hội bầu… cua trong lỗ”. Cử tri hầu như không biết gì về những người mà họ
phải bầu, phải chọn. Thậm chí, quá nửa danh sách người ứng cử là những cái tên
mà cử tri mới đọc lần đầu khi bước chân vào phòng bỏ phiếu.
Trước ngày bầu cử người ta cũng tổ chức cho
những người ứng cử tiếp xúc với cử tri, nhưng chỉ là hình thức, làm cho có. Gọi
là tiếp xúc với cử tri, nhưng thường thì chưa đến một phần nghìn cử tri thuộc
đơn vị bầu cử được tiếp xúc. Thay vì công bố rộng rãi cho người người đều biết,
để bất cứ ai quan tâm cũng có thể đến tham dự, thì lại tiến hành lặng lẽ như
thể vụng trộm, chỉ một vòng hẹp “cử
tri cốt cán” nhận được giấy
mời. Thay vì tổ chức ở nơi rộng thênh thang, đủ chỗ cho ngàn người chứng kiến,
thì lại bố trí phòng họp nhỏ xíu, khiến cử tri “hạng hai” muốn đến nghe lỏm cũng khó chen chân.
Mà dù có chen được vào, thì sau chút thời gian dành cho cả dàn ứng cử viên đồng
diễn, người nghe chẳng hiểu thêm mấy về tính cách và năng lực của mỗi cá nhân.
Một thời gian dài, người ta còn “chu đáo” hướng dẫn cử tri phải bầu ai, gạch ai.
Thậm chí, để dễ nhớ, đỡ nhầm lẫn, họ còn xếp những vị cần được bầu lên đầu danh
sách ứng cử viên, bất chấp vần ABC. Khổ thân thay mấy vị được đưa vào danh
sách, để có người cho cử tri gạch bỏ. Bây giờ “tế
nhị” hơn, nên ít can thiệp
thô bạo hơn. Vả lại cũng chẳng cần thiết, vì thường thì tất cả “danh sách chính thức” đều là người của “họ”, nên dù cử tri bỏ phiếu
cho ai thì những người trúng cử cũng là của “họ” mà thôi.
Vậy là khi bỏ phiếu, nếu không muốn bầu bừa,
thì cử tri cũng đành tần ngần trước mấy dòng lý lịch trích ngang… vu vơ như cạm
bẫy. Tên tuổi, bằng cấp, chức vụ, danh hiệu, huân huy chương… Những thứ ấy đảm
bảo được gì, khi có thể mua hay ngụy tạo? Nếu đọc liệt kê “Ủy viên Trung ương ĐCSVN, Bí thư
tỉnh ủy, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân…”, thì bạn có thể yên tâm
bầu người ấy vào Quốc hội hay không? Song chưa biết chừng đó lại là lý lịch
trích ngang của ai đó giông giống Hồ Xuân Mãn, loại được lãnh đạo tối cao hết
mực tin tưởng và cất nhắc, nhưng lại bị đồng đội tố cáo là man trá… Thế thì còn biết làm gì, ngoài việc tặc lưỡi chọn bừa
mấy cái tên trong danh sách do nhà cầm quyền ấn định? Dân chủ xã hội chủ nghĩa
là như vậy sao?
2.4. Nét hài màn chót
Cử tri thông thường chẳng thể biết rõ việc
kiểm phiếu có trung thực hay không, nên đối với họ thì vở bầu cử dân chủ kết
thúc ở màn bỏ phiếu.
Mặc dù Điều 57 Luật BCĐBQH 1997 quy định rõ ràng, rằng “việc
bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối”, nhưng mới sáng sớm chủ
nhật tổ bầu cử đã phái người tới mọi ngõ ngách, giục giã cử tri đi bầu cử. Rồi
gọi điện thoại nhắc nhở, khiến cử tri chưa đi bỏ phiếu chưa yên. Ấy là cuộc đua,
xem tổ nào bầu xong sớm hơn. Những vị cao niên bỗng trở nên hiếu thắng như trẻ
thơ. Quá hồn nhiên, họ tưởng rằng mình đang thực thi trọng trách nên có quyền
hối thúc, mà quên rằng bao người dân vẫn phải hàng ngày lo chuyện làm ăn, kiếm
sống… Có người đang phải ngủ bù vì vừa qua ca làm đêm. Có người phải hối hả vào
bệnh viện chăm sóc người thân. Đâu phải ai ai cũng thênh thang thời gian như
mấy cụ về hưu, có thể chủ động ngủ sớm dậy sớm để tham gia “ngày hội lớn”. Do muốn đạt
thành tích xong sớm, người ta chấp nhận một người bỏ phiếu thay cho cả nhà, mặc
dù Điều 58 Luật BCĐBQH 1997 (được sửa đổi theo Luật số
63/2010/QH12) quy định
rằng “Cử tri phải tự mình đi
bầu, không được nhờ người khác bầu thay…”. Lẽ ra phải tổ chức bầu cử một
cách nghiêm túc và tôn trọng quyền tự do của công dân, thì họ lại biến bầu cử
thành trò chơi, như thể thi đua dành phiếu bé ngoan.
Cầm lá phiếu trên tay, cử tri lúng túng với
câu hỏi bầu ai gạch ai. Nhưng còn lúng túng hơn khi tặc lưỡi bầu, mà chẳng biết
làm sao cho khỏi bị lộ, bởi bàn viết phiếu cứ tênh hênh giữa bao người chen
chúc. Vai chạm vai, mắt chạm mắt, chỉ vô tình cũng thấy rõ lá phiếu của vị kế
bên, huống hồ kẻ rắp tâm theo dõi. Cái tay đeo kính râm có phải là mật vụ
không? Phải chăng gã lấc láo kia là tay chân của ứng cử viên mà mình định gạch?
Thực hiện quyền bầu cử của công dân, mà cứ phải lấm lét như vụng trộm. Gọi là “bỏ phiếu kín”, nhưng chỉ kín khi phiếu đã nằm yên trong thùng. Còn lúc
viết phiếu bầu thì khó lòng mà kín nổi, khi không có ca bin hay màn che chắn,
để từng cử tri có thể viết phiếu một cách kín đáo. Ngay cả nơi bầu cử đặt tại
các cơ quan trung ương giữa lòng Thủ đô Hà Nội cũng thế, nói gì đến nơi rừng rú
xa xôi. Thuở xa xưa còn thiếu thốn, dốt nát đã đành. Giờ bước sang thế kỷ 21 đã
quá mười năm, mà “bỏ phiếu
kín” ở xứ này vẫn chẳng kín
được như ở xứ người mấy mươi năm trước. Cổ hủ mãi như vậy là “bi” hay là “hài”?
1.
Căn nguyên từ luật
Trong phần 2, ta đã phác qua mấy nét ký họa
đặc tả hình hài dân chủ của bầu cử ở CHXHCN Việt Nam. Nói chung, chẳng cần tìm
cội nguồn đâu xa, bởi mức
độ dân chủ trong bầu cử là thể hiện tương ứng trạng thái dân chủ của chế độ.
Tuy nhiên, trong phần này, ta sẽ đề cập đến mấy căn nguyên từ luật.
Vì lý do thời sự, nhằm khẳng định căn nguyên
từ luật sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và các kỳ bầu cử tiếp theo, ta sẽ xem xét Luật BCĐBQH
2015. Phòng ngừa ngụy biện, rằng luật mới thông qua giữa năm 2015 không thể ảnh
hưởng đến các cuộc bầu cử trước đó, ta sẽ chỉ ra rằng những căn nguyên ấy cũng
đã tồn tại trong Luật BCĐBQH 1997, được Quốc hội khóa IX thông qua năm 1997,
được Quốc hội khóa X sửa đổi năm 2001 bởi Luật số 31/2001/QH10 và được Quốc hội khóa XII sửa đổi năm 2010 bởi Luật số 63/2010/QH12.
Sẽ quá dài nếu phân tích tất thảy mọi điều phi
lý, nên ta chỉ tập trung vào mấy điều khoản vi hiến của Luật BCĐBQH 1997 và
Luật BCĐBQH 2015. Và để chứng tỏ tính vi hiến, ta cũng chỉ tham chiếu một điều
khoản trong Hiến pháp, đó là:
“Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông,bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.”
Nội dung này đã được hiến định tại Điều 7 Hiến pháp 1992 và được tiếp tục duy trì tại Điều 7 Hiến pháp 2013. Cho nên, nếu điều khoản nào của Luật BCĐBQH 1997 hay
Luật BCĐBQH 2015 vi phạm một trong bốn nguyên tắc trên, thì nó vi hiến so với
cả Hiến pháp trước đây lẫn Hiến pháp hiện hành.
3.1. Kín… tênh hênh
Đầu tiên ta thảo luận về nguyên tắc cuối cùng,
đó là “bỏ phiếu kín”. Vì
sao? Bởi đó là nguyên tắc mà nhà cầm quyền dễ chấp nhận nhất và cũng dễ thực
hiện nhất. Thành thử, nếu nguyên tắc đơn giản ấy mà còn bị phớt lờ, thì đừng
ngạc nhiên về số phận của ba nguyên tắc kia. Câu hỏi then chốt là: Phải làm sao
để đảm bảo nguyên tắc “bỏ
phiếu kín” và ai có trách
nhiệm thực thi?
Điều 60 Luật BCĐBQH 1997 quy định rằng: “Khi
cử tri viết phiếu bầu, không ai được đến
xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.” Câu này được nhắc lại nguyên văn tại
Khoản 5, Điều 69 của Luật BCĐBQH 2015. Ngoài nó ra, không còn tồn tại điều khoản luật định nào
khác liên quan đến nguyên tắc “bỏ
phiếu kín”.
Đọc qua thì tưởng là rất hợp lý, song nghĩ kỹ
lại thấy quy định ấy chứa những nét hài hước. Khi nhiều cử tri phải cùng chụm
đầu quanh một cái bàn nhỏ để viết phiếu, hay phải đứng sau lưng người đang viết
phiếu để đợi đến lượt mình, thì chỉ còn nước nhắm mắt mới đảm bảo chẳng nhìn
thấy lá phiếu của người khác. Hơn nữa, không chỉ người đang đứng gần, mà cả
người đứng từ xa cũng dễ dàng quan sát trạng thái lá phiếu, thậm chí có thể
dùng cả camera để ghi lại toàn bộ quá trình cử tri viết phiếu, khi bàn để viết
phiếu được đặt tênh hênh giữa phòng, không hề được che chắn. Vậy thì cần gì
phải mất công “đến” mà “xem”?
Cứ như thể ép bao người phải tụ họp trong trạng thái khỏa thân, rồi quy định
rằng không ai được nhìn vào vùng kín… tênh hênh của người khác, nhằm chứng tỏ
phía tổ chức rất tôn trọng bí mật riêng tư.
Giữ bí mật nội dung lá phiếu của bản thân là
quyền, chứ không phải là trách nhiệm của cử tri. Vì vậy, chẳng lạ nếu cử tri
nào đó không có nhu cầu giữ bí mật, mà ngược lại còn muốn khoe với người thân
hay bạn bè, rằng mình bầu ai gạch ai. Khi đó, chỉ cần nghe đã biết, thì cấm “xem” phỏng có ích gì? Cũng thường tình nếu
cử tri đem theo con nhỏ tới nơi bỏ phiếu. Hiển nhiên, bố mẹ đi đâu thì đứa trẻ
cũng “đến” đó, và khi bố mẹ viết phiếu bầu thì
đứa trẻ cũng có thể “xem”,
cho dù đã biết đọc hay chưa. Vậy thì tại sao luật lại áp đặt“không ai được
đến xem” cả trong những hoàn
cảnh như vậy?
Kiểu quy định trách nhiệm đơn phương “không ai được đến xem” lặp lại một lối tư duy đặc trưng của
giới cầm quyền tự nhận là “đầy
tớ của dân”. Đó là lẩn tránh trách nhiệm của chính quyền và đổ dồn trách
nhiệm lên phía người dân. Một ví dụ điển hình của kiểu tư duy này là chuyện xử
phạt mũ bảo hiểm xe máy. Lẽ ra, chính quyền có tránh nhiệm kiểm soát và quản lý
thị trường, sao cho mũ bảo hiểu không đảm bảo chất lượng không được bày bán ở
cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam. Và nếu người dân mua phải mũ “rởm”, thì họ có quyền kiện
và yêu cầu chính quyền phải bồi thường. Song chính quyền lại để mặc cho mũ “rởm” được công khai bày bán nơi nơi, rồi
quy định xử phạt những người mua phải mũ “rởm”.
Tương tự như vậy, lẽ ra Quốc hội phải quy định trong Luật BCĐBQH, rằng các cơ quan tổ chức bầu cử phải
thiết lập nơi bầu cử sao chongười khác không thể đọc được phiếu bầu của cử tri.
Song Quốc hội lại bỏ qua trách nhiệm đó, mà luật định rằng người khác không được đọc,
và thản nhiên như thể đã làm tròn nhiệm vụ lập pháp.
Để người khác không đọc được phiếu bầu của cử
tri, thì Luật bầu cử cần và chỉ cần quy định hết sức đơn giản. Chẳng hạn, Luật bầu cử của CHLB Đức quy định tại Điều 33 như sau:
“Phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa sao
cho cử tri có thể điền và gấp phiếu bầu mà không bị quan sát.”
Đó là trách nhiệm của cơ quan tổ chức bầu cử.
Còn đối với phía cử tri, để đảm bảo bí mật nội dung lá phiếu,Luật bầu cử của CHLB Đức hướng dẫn tại Điều 34 như sau:
“Sau đó cử tri gấp lá phiếu, sao cho người
khác không thể nhận biết ý kiến bầu cử của mình, và bỏ vào thùng phiếu.”
Rõ ràng, nếu đã đảm bảo “cử tri có thể điền và gấp phiếu
bầu mà không bị quan sát” thì
chẳng cần phải quy định thêm “không
ai được đến xem”. Ngược lại,
nếu cử tri “bị quan sát” (từ xa, bằng mắt hay thông qua camera)
lúc đang điền phiếu bầu, thì dù “không
ai được đến xem” cũng chẳng
giữ nổi bí mật nội dung lá phiếu. Hơn nữa, dù không bị quan sát lúc viết phiếu,
nhưng nếu cử tri không gấp phiếu cẩn thận, mà cầm trên tay lá phiếu mở lộ nội
dung và đi từ nơi viết phiếu đến thùng phiếu, rồi bỏ nó vào thùng phiếu có vách
trong suốt, thì mọi biện pháp bảo mật tại nơi viết phiếu đều là vô ích. Và lúc
đó, cử tri không thể đổ lỗi cho phía tổ chức bầu cử hay những người khác.
Trên thực tế, có thể dễ dàng thiết lập những khoang
bầu cử, để từng cử tri có thể tới đó viết phiếu bầu một cách kín đáo (xem Phụ
lục 1).
Về lý mà nói, Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH
2015 không cấm các khu vực bầu cử thiết lập khoang bầu cử. Nếu có đủ khả năng
tư duy và có đủ tinh thần trách nhiệm (trước cử tri và Hiến pháp), thì những
người tổ chức bầu cử vẫn có thể chủ động nghĩ ra và tiến hành các biện pháp che
chắn cần thiết nhằm đảm bảo bí mật khi cử tri viết “phiếu kín”. Nhưng tiếc thay,
sau mấy mươi năm sống dưới chế độ “do
Nhân dân làm chủ”, các chủ nhân đã bị thụ động hóa tột cùng, đến mức chỉ
còn hành động như những rô-bốt, chỉ có thể làm và chỉ dám làm theo lập trình
của đấng bề trên. (Phải chăng, đó chính là chủ đích và bí quyết cai trị của
giới cầm quyền?) Hệ quả là, dù Hiến pháp đã quy định rõ ràng vẫn chưa dám thực
hiện và cũng chưa được phép thực hiện, mà còn phải đợi Quốc hội ban hành luật.
Và dù có luật rồi thì vẫn phải tiếp tục đợi nghị định, thông tư… hướng dẫn. Vậy
thì làm sao có thể trông chờ các rô-bốt tổ chức bầu cử dám chủ động nghĩ ra
biện pháp để thực thi bầu cử theo đúng tinh thần của Hiến pháp?
Cho nên, trong hoàn cảnh xã hội bị rô-bốt hóa
triệt để, cơ quan lập pháp có trách nhiệm ban hành các quy định pháp luật nhằm
đảm bảo cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có thể diễn ra một cách hợp hiến, tức
là đáp ứng đầy đủ bốn nguyên tắc hiến định. Ít nhất, chính Quốc hội phải quy định cụ
thể trong Luật BCĐBQH nội dung bộ máy tổ chức bầu cử “phải tiến hành các biện
pháp phòng ngừa sao cho cử tri có thể điền và gấp phiếu bầu mà không bị quan
sát”. Không thể phó mặc cho bộ máy hành pháp, lúc thì quy định lúc thì
không. Cũng không thể bắt các cấp thực thi phải mày mò tìm kiếm, xem có văn bản
hướng dẫn nào đã được ban hành trong quá khứ nhưng vẫn còn hiệu lực, rồi xem có
văn bản hướng dẫn nào mới được sinh ra, và còn phải phân vân với câu hỏi: Văn
bản mới đã đề cập đầy đủ mọi điều cần thiết chưa, hay vẫn phải bổ sung thêm một
số nội dung từ văn bản cũ (xem Phụ lục 2)?
Vì lẽ đó, việc
Quốc hội không quy định trong Luật BCĐBQH yêu cầu phải triển khai biện pháp cần
thiết nhằm đảm bảo nguyên tắc “bỏ phiếu kín” có thể coi là một hành vi vi phạm
Hiến pháp. Đặc biệt, một khi đã viết rõ trong phần mở đầu của Luật BCĐBQH 1997, rằng “Luật này quy định việc bầu cử đại
biểu Quốc hội”, mà vẫn không
quy định phải triển khai biện
pháp cần thiết nhằm đảm bảo nguyên tắc “bỏ phiếu kín”, thì càng có thể coi
là vi hiến.
Cử tri đã phải chịu cảnh bầu cử kín… tênh hênh
suốt bẩy thập kỷ, vậy mà Quốc hội vẫn không nhận ra điều bất cập, và sau năm
lần thay đổi Luật bầu cử vẫn không bổ sung quy định cụ thể để khắc phục. Điều
đó chứng tỏ hạn chế về trình độ lập pháp của Quốc hội, chứ không thể đổ hết
trách nhiệm cho các cơ quan hành pháp và các cấp thực thi.
3.2. Trực tiếp… ngây ngô
Để thể hiện nguyên tắc “bầu cử trực tiếp”, Điều 58 Luật BCĐBQH 1997 quy định như sau:
“Cử tri phải tự mình đi bầu, không được bầu
bằng cách gửi thư, trừ những trường hợp quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Và nội dung Điều 59 là:
“Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì
nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm
bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì
nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.”
“Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn
tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu
bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.”
Các nội dung trên cũng được đưa vào Điều 69 của Luật BCĐBQH 2015, song bỏ đi mệnh đề “không
được bầu bằng cách gửi thư”. Đặc biệt, nội dung thứ hai trong Điều 59 của Luật BCĐBQH 1997 được mở rộng như sau:
“4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu,
khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu
cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ
sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu
riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến
trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu
cử.”
Nghĩa là bổ sung thêm yêu cầu “Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và
phiếu bầu đến… chỗ điều trị của cử tri”và “đến trại tạm giam, nhà tạm giữ,
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Chu đáo đến thế là
cùng, phải không?
Tiếc rằng, chu đáo kiểu ấy thì ngây ngô, vì
không khả thi. Chỗ điều trị của các cử tri đang đau ốm có thể rất phân tán, ở
nhiều bệnh viện khác nhau và có thể ở xa cả ngàn km. Vậy thì bắt buộc “Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và
phiếu bầu đến…” tất cả các “chỗ điều trị” đó hay sao? Tương tự, cử tri có thể bị
tạm giam hay đưa vào cơ sở giáo dục hoặc cai nghiện ở nhiều địa điểm khác nhau.
Hơn nữa, để tăng cường “tác
dụng giáo dục” đối với cả
đương sự lẫn người nhà, nơi giam giữ thường được bố trí tại những nơi “khỉ ho cò gáy” cách rất xa nơi cư trú của đương sự.
Vậy Tổ bầu cử buộc phải bươn trải viếng thăm một loạt trại giam xa xôi hẻo
lánh, rải khắp đất nước, hay sao?
Nguyên nhân khiến bộ máy tổ chức bầu cử phải
lang thang lưu lạc đó đây là các nhà lập pháp đã hiểu sai lệch nguyên tắc “bầu cử trực tiếp”. Họ đinh ninh rằng
đã “bầu cử trực tiếp” thì “cử
tri phải tự mình đi bầu”, tức là bản thân cử tri phải đến phòng bỏ phiếu,
rồi tự tay viết phiếu và bỏ vào thùng phiếu. Đương nhiên, không phải cử tri nào
cũng có thể tự tay viết phiếu và bỏ vào thùng. Vậy là buộc phải chấp nhận ngoại
lệ, cho phép người khác viết hộ phiếu hay bỏ hộ phiếu vào thùng. Chưa đủ, còn
có những cử tri bị đau ốm, không thể đến phòng bỏ phiếu. Vậy là quy định Tổ bầu
cử mang hòm phiếu và phiếu bầu đến tận nhà. Song lại có những người bệnh không
nằm điều trị ở nhà. Thế thì Tổ bầu cử phải tới cả bệnh viện…
Cứ thế, chuỗi ngoại lệ cứ dài dần, song không
bao giờ đủ. Giống như cảnh dùng vải mục may quần, rồi cố gắng vá víu cho kín
mọi bề, nhưng càng vá thì càng rách, và dù cố đến đâu thì cuối cùng cũng chỉ
thu được kết quả kín đáo kiểu đóng khố mà thôi. Đáng nói là bế tắc nảy sinh ngày càng nhiều và
càng khó xử lý hơn, thậm chí không thể xử lý được. Ví dụ: Nếu công dân đang
điều trị tại một bệnh viện ở nước ngoài (giống như trường hợp Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh điều trị ở Pháp) thì Tổ bầu cử sẽ làm sao? Tất nhiên là… tịt.
Quá trình vá víu bất tận và vô vọng kể trên sẽ
dễ dàng biến mất, nếu chấp nhận thực hiện hình thức “bầu bằng cách gửi thư”. Song Điều 58 Luật BCĐBQH 1997 lại quy định thẳng thừng, rằng “không được bầu bằng cách gửi thư”.
Tuy Luật BCĐBQH 2015 không nhắc lại mệnh đề cấm đoán ấy, nhưng nó cũng không
đưa ra bất cứ cơ chế hay biểu hiện nào cho phép “bầu bằng cách gửi thư”,
nghĩa là vẫn không được thực hiện. Tại sao lại nhất quyết là không? Nếu chấp
nhận cho những cử tri đau ốm hay tàn tật được nhờ người khác bỏ hộ phiếu vào thùng,
thì tại sao lại không chấp nhận cho những công dân ở xa nhờ bưu điện làm hộ
việc đó? Vì nhân viên bưu điện không đáng tin cậy ư? Tại sao có thể tin tưởng
vào đạo đức và nghiệp vụ của mấy vị nghiệp dư, năm năm mới tham gia tổ chức bầu
cử đại biểu Quốc hội một lần; nhưng lại không thể tin tưởng bộ máy bưu điện
chuyên nghiệp, vốn thường xuyên phải nghiêm ngặt tuân thủ quy định pháp luật về
bí mật thư tín?
Cần nhấn mạnh rằng: Hình thức “bầu bằng cách gửi thư” hoàn toàn không mâu thuẫn với nguyên
tắc “bầu cửtrực tiếp”.
Chính vì vậy, một số nước, chẳng hạn như CHLB Đức, vừa luật định nguyên tắc “bầu cử trực tiếp”, vừa luật định hình thức “bầu bằng cách gửi thư”. Gần đây, trong cuộc bầu cử Quốc hội CHLB Đức năm 2013, có tới
10.758.677 cử tri (chiếm 24,3%) sử dụng hình thức “bầu bằng cách gửi thư”. Cho nên, nếu dựa vào nguyên tắc “bầu cử trực tiếp” để khước từ hình thức “bầu bằng cách gửi thư” thì quả là ngây ngô.
3.3. Trực tiếp… với hư vô
Bầu cử là một thể hiện dân chủ, nhưng chưa
chắc đã là dân chủ tuyệt đối, thậm chí có thể chỉ là dân chủ nửa vời, hay dân chủ
giả tạo.
Để đảm bảo độ “an toàn” (theo một nghĩa tử tế hay tệ hại nào
đó), phía tổ chức bầu cử có thể tiến hành bầu cử qua một hay mấy bước trung
gian. Ví dụ, ở Mỹ cử tri bình thường chỉ có thể tham gia trực tiếp bầu ra Hội
đồng các đại cử tri (Electoral College),
rồi các đại cử tri thuộc Hội đồng ấy mới bầu ra Tổng thống. Nghĩa là công dân
Mỹ chỉ bầu Tổng thống một cách gián tiếp thông qua các đại cử tri. Ở Việt Nam,
đảng viên ĐCSVN họp chi bộ để bầu ra đại biểu đi dự đại hội đảng bộ trực thuộc,
đại hội cấp hai ấy lại bầu ra đại biểu đi dự đại hội cấp quận huyện, đại hội
cấp ba bầu ra đại biểu đi dự đại hội cấp tỉnh thành, rồi đại hội cấp bốn mới
bầu ra đại biểu đi dự đại hội cấp toàn quốc. Cuối cùng thì đại hội cấp toàn
quốc cũng chỉ được bầu ra Ban chấp hành Trung ương, rồi Ban chấp hành Trung
ương mới bầu ra Tổng Bí thư ĐCSVN. Xét về hình thức thì có thể coi là đảng viên
ở cơ sở đảng cũng tham gia bầu Tổng Bí thư, nhưng chỉ gián tiếp qua năm tầng
đại diện trung gian. Về thực chất thì sự tham gia của đảng viên ở cơ sở
đảng chỉ có tác dụng trang điểm dân chủ, chứ không hề đóng vai trò nào trong
việc bầu ra Tổng Bí thư. Cách bầu như trong hai ví dụ vừa nêu được gọi là“bầu
cử gián tiếp” (indirect
election). Hình thức bầu cử này thường được áp dụng trong những
trường hợp mà phía tổ chức không yên tâm với trình độ chung của lực lượng tham
gia bầu cử, hay khi phía tổ chức muốn tăng cường khả năng thao túng của mình
đối với kết quả bầu cử, hay đơn giản là vì tuân theo truyền thống lịch sử, hoặc
không cần thiết phải làm khác đi.
Ngược lại với hình thức “bầu cử gián tiếp” là “bầu
cử không gián tiếp”, tức bầu cử
không qua bất cứ khâu trung gian nào. Nó
thường được gọi là “bầu cử trực
tiếp” (direct
election). Dưới hình thức bầu cử này, cử
tri (tức những người tham gia bầu) lựa chọn trực tiếp trong số các cá nhân hay
tổ chức ứng cử, để quyết định mình bầu cho ai hay tổ chức nào, nhằm có được kết
quả bầu cử cuối cùng. Tức là quyết định bầu ai không được thực hiện bởi các
tầng lớp trung gian (như đại cử tri hay người đại diện). Không thế lực nào (kể
cả Hội đồng bầu cử quốc gia, Mặt trận Tổ quốc, hay một nhóm nhỏ cử tri) được
phép đứng ra cản trở hay tác động vào quyết định bầu ai của cử tri. Đặc biệt,
không thể chấp nhận kiểu sơ tuyển, thường được gọi “hiệp thương”, nhằm gạt bớt những người tự ứng cử độc lập. Cử tri phải
là người đưa ra tiếng nói đầu tiên và cũng là tiếng nói quyết định cuối cùng
đối với từng người ứng cử.
Dù là bầu cử gián tiếp hay trực tiếp, luôn tồn
tại những phương thức tiến hành bầu cử khác nhau để cử tri thể hiện quyết định
bầu ai. Nếu chọn phương thức bầu cử thông dụng nhất, là bỏ phiếu tại những nơi
bầu cử, thì cử tri có thể tiếp xúc trực tiếp với hai dụng cụ bầu cử đặc trưng
là lá phiếu và hòm phiếu. Nhưng nếu chọn phương thức “bầu bằng cách gửi thư” thì đương nhiên cử tri không
cần và cũng không thể tiếp xúc trực tiếp với hòm phiếu. Còn khi chọn phương
thức bầu cử bằng máy thì cử tri chỉ tiếp xúc với máy, chứ không tiếp xúc trực
tiếp với lá phiếu bầu nữa. Thậm chí, nếu chọn phương thức giơ tay biểu quyết
thì chẳng cần có dụng cụ nào để cử tri phải tiếp xúc trực tiếp cả.
Qua đó ta thấy: Không thể coi việc tiếp xúc
trực tiếp với dụng cụ phục vụ một phương thức bầu cử cụ thể nào đó là biểu hiện
bắt buộc của nguyên tắc bầu cử “trực tiếp”, nhất là khi luật bầu cử
cho phép sử dụng những phương thức bầu cử khác nhau. Nếu quan niệm việc cử tri
phải tự mình viết phiếu và bỏ nó vào thùng phiếu là thể hiện bắt buộc cử bầu cử “trực tiếp”, thì cũng không
thể chấp nhận những trường hợp phải nhờ người khác viết hộ hay bỏ hộ lá phiếu
vào thùng phiếu. Khi đó, không thể dùng nguyên tắc bầu cử “phổ thông” để biện hộ cho các trường hợp ngoại
lệ, bởi vì nguyên tắc ấy chỉ đảm bảo quyền bầu cử của những công dân có ý muốn
và có đủ khả năng tham gia bầu cử.
Thông thường, nếu quy định cử tri phải tự mình
viết phiếu và bỏ nó vào thùng phiếu, hay không chấp nhận“bầu bằng cách gửi
thư”, thì lý do chính đáng không phải là để thực hiện nguyên tắc bầu cử “trực tiếp”, mà để đảm bảo
tính đích thực (rằng lá phiếu đúng là của một người có quyền tham gia bỏ
phiếu), để hạn chế tiêu cực, để thực thi nguyên tắc bình đẳng (mỗi người chỉ
thể hiện quan điểm của mình thông qua một lá phiếu có giá trị bình đẳng với các
lá phiếu khác), và để đảm bảo bí mật trong bầu cử.
Như vậy, từ
“trực tiếp” trong thuật ngữ “bầu cử trực tiếp” được dùng để thể hiện mối quan
hệ bầu cử giữa cử tri và những người ứng cử, chứ không thể hiện mối quan hệ
giữa cử tri với các dụng cụ phục vụ một phương thức bầu cử cụ thể nào đó.
Dù đích thân cử tri Mỹ trực tiếp viết phiếu và bỏ nó vào thùng phiếu thì cuộc
bầu cử Tổng thống ở Mỹ vẫn là bầu cử gián tiếp. Và dù rất nhiều cử tri Đức tham
gia bầu bằng cách gửi thư thì cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở Đức vẫn là bầu cử
trực tiếp.
Tiếc rằng, trong giới cầm quyền và giới luật
gia Việt Nam lại phổ biến một cách hiểu ngược lại. Chẳng hạn, tài liệu “Một số kiến
thức pháp luật về quyền con người – Dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân,
môn Pháp luật” (Tập 1) của Vụ Phổ biến, Giáo dục Pháp luật thuộc Bộ Tư
pháp (Nhà xuất bản Pháp luật 2012) viết rằng:
Nghĩa là, quan
hệ trực tiếp giữa người với người đã bị hiểu nhầm thành quan hệ trực tiếp giữa
người với đồ vật. Thành thử, Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH 2015 đã
dành rất nhiều câu chữ để quy định về việc cử tri phải trực tiếp viết phiếu rồi
bỏ nó vào hòm phiếu, và lúng túng gỡ rối đống bòng bong ngoại lệ, mà càng gỡ
thì lại càng rối. Trong khi đó, hai luật ấy lại xử lý sai mối quan hệ bầu cử
trực tiếp giữa cử tri và những người ứng cử.
Cần thấy rằng: Quan hệ bầu cử trực tiếp phải hiện
diện giữa mọi cử tri và mọi người ứng cử. Xét từ góc độ của cử tri, quan hệ bầu cử
trực tiếp có
nghĩa là mọi cử tri đều
trực tiếp lựa chọn từ tập hợp toàn thể những người ứng cử tại đơn vị bầu cử của
mình. Ngược lại, xét từ góc độ của người ứng cử,quan hệ bầu cử
trực tiếp có nghĩa là mỗi người ứng cử đều có quyền
được hưởng và chỉ phải chịu sự đánh giá lựa chọn trực tiếp của tập hợp toàn thể
cử tri thuộc đơn vị bầu cử của mình.
Rõ ràng, đối
với bầu cử trực tiếp, không tồn tại bất cứ thế lực nào có tư cách chính đáng để
đứng ra hạn chế phạm vi tập hợp toàn thể của các cử tri hay tập hợp toàn thể
của những người ứng cử. Nếu
cử tri chỉ được bầu chọn một phần nhỏ của tập
hợp toàn thể những
người ứng cử tại đơn vị bầu cử của mình, hay nếu người ứng cử chỉ được hay phải
chịu sự phán chọn của một phần nhỏ của tập
hợp toàn thểcử tri thuộc đơn vị bầu cử của mình, thì tức là có thế lực
xông vào chiếm lĩnh vai trò trung gian, đứng ra cắt xén và phá vỡ tính toàn vẹn
của mối quan hệ trực tiếp với tập
hợp toàn thể. Điều đó đương nhiên là vi phạm nguyên tắc bầu cử “trực tiếp”.
Lưu ý rằng, sự lựa chọn của tập hợp toàn thể cử tri đối với những
người ứng cử đại biểu Quốc hội chỉ có thể thực hiện thông qua lá phiếu của các
cử tri trong ngày bầu cử Quốc hội. Tài liệu “Một
số kiến thức pháp luật về quyền con người – Dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục
công dân, môn Pháp luật” (đã
dẫn ở trên) viết rằng:
Tức là cử tri chỉ được “thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu“,
đương nhiên là bỏ tại địa
điểm bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Không thể chấp nhận việc một nhóm nhỏ
cử tri sử dụng võ miệng tấn công người ứng cử tại cái gọi là “Hội nghị cử tri”, hòng loại
bỏ những người tự ứng cử ra khỏi danh sách ứng cử, tiếp diễn trò đấu tố đã từng
hoành hành trong cải cách ruộng đất.
Tập hợp toàn thể những người ứng cử bao gồm hai dạng. Dạng thứ nhất là những người
được các tổ chức chính trị đề cử. Dạng thứ hai là những người tự ứng cử. Ở đây
ta không thảo luận về cơ chế mà các tổ chức chính trị áp dụng để chọn người đưa
vào danh sách đề cử của họ, bởi đó là chuyện nội bộ của các tổ chức ấy. Điều
đáng quan tâm là số phận của những người tự ứng cử. Họ là ai? Nói chính xác
hơn: Những ai thuộc vào diện tự ứng cử để cho cử tri lựa chọn trong ngày bầu
cử? Đương nhiên, những người đó phải chính thức đăng ký ứng cử và thỏa mãn những tiêu chuẩn pháp
quy hợp hiến có
thể dễ dàng xác định một cách chính xác.
Cần nhấn mạnh tính pháp quy hợp hiến, vì
không thể dùng những quy định pháp luật vi hiến để cản trở công dân thực hiện
quyền hiến định. Ví dụ: Điều 3 Luật BCĐBQH 2015 quy định “người
ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy
định tại Luật tổ chức Quốc hội”. Trong khi đó, Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội quy định rằng đại biểu Quốc hội phải “có trình độ văn hóa”. Và như
vậy, giả sử Hiến pháp 1992 còn có hiệu lực, thì Điều 3 Luật BCĐBQH 2015 sẽ trở
nên vi hiến, vì Điều 54 Hiến pháp 1992 quy định rằng “công
dân, không
phân biệt… trình
độ văn hoá… đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử
vào Quốc hội”. Song, căn cứ vào Hiến pháp hiện hành thì Điều 3 Luật BCĐBQH
2015 không còn bị vi hiến như vậy nữa, bởi vì Điều 27 Hiến pháp 2013 đã gạch bỏ mệnh đề “không
phân biệt… trình độ văn hoá”.
Hơn nữa, chỉ có thể đòi hỏi người ra ứng cử
phải đáp ứng những tiêu
chuẩn pháp quy có thể dễ dàng xác định một cách chính xác. Vì nếu
không hạn chế trong phạm vi những tiêu chuẩn như vậy, thì ai sẽ là người có đủ
khả năng và tư cách để phán xét, xem đương sự có đáp ứng hay không? Chẳng hạn,
có thể căn cứ vào giấy khai sinh để xác định xem đương sự đã đủ 21 tuổi trở lên
hay chưa. Hay căn cứ vào bằng tốt nghiệp để xác định xem đương sự đã tốt nghiệp
phổ thông hay chưa. Luật Bầu cử CHLB Đức (Điều 20) chỉ đưa ra một tiêu chuẩn bắt buộc duy nhất đối với những
người tự ứng cử, là phải xuất trình chữ ký ủng hộ của ít nhất 200 cử tri ở cùng
đơn vị bầu cử, bởi vì đó là tiêu chuẩn có thể kiểm chứng dễ dàng. Nói chung, những tiêu chuẩn kiểu này phải
mang tính định lượng và được
thể hiện rõ ràng trên giấy tờ. Còn những tiêu chuẩn định tính thì
không ai có thể xác định một cách tuyệt đối khách quan và chính xác.
Tiếc rằng, tất cả các tiêu chuẩn của đại biểu
Quốc hội được quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội (số 57/2014/QH13, do Quốc hội khóa XIII ban hành
20/11/2014) đều thuộc loại lơ mơ, dễ nắm bắt… như lươn. Chẳng hạn:
“1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến
pháp…”
“2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng…”
“3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ
năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại
biểu Quốc hội.”
Than ôi, biết làm sao để cân đo đong đếm lòng
trung thành với Tổ quốc? Thỏa thuận Thành Đô thể hiện lòng trung thành với Tổ
quốc nào? Suốt mấy chục năm ròng ngăn cấm việc trình bày sự thật lịch sử của
cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trong sách giáo khoa, cản trở các thế hệ
sinh sau đẻ muộn tìm hiểu một trong những chương quan trọng nhất của lịch sử
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Cái thế lực ngăn cấm, cản trở ấy có trung thành với
Tổ quốc hay không? Suốt mấy nhiệm kỳ liên tiếp, Quốc hội đều phớt lờ việc sách
giáo khoa tránh nhắc tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, trận hải chiến
Hoàng Sa năm 1974, trận đánh Gạc Ma bảo vệ Trường Sa năm 1988… Rồi phớt lờ cả
việc chính quyền cản trở, đàn áp những công dân tham gia tưởng niệm các đồng
bào và chiến sĩ đã hy sinh. Điều đó có chứng minh lòng trung thành với Tổ Quốc
của tất thảy đại biểu Quốc hội hay không?
Một Quốc hội bất chấp nguyện vọng đích thực
của Nhân dân, hiến định thể chế xã hội chủ nghĩa đã lụn bại từ lâu, hiến định
vô điều kiện quyền lãnh đạo vĩnh viễn của ĐCSVN, phủ định cả quyền sở hữu của
người dân đối với đất đai đã được khai hoang và thừa kế từ bao đời, thì có thể
coi là trung thành với Nhân dân hay không?
Một Quốc hội từng thông qua bao điều luật vi
hiến, thậm chí 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành
thông qua một Hiến pháp vi hiến (tức là Hiến pháp vi phạm chính nó), thì có thể coi là
trung thành với Hiến pháp hay không?
Làm thế nào để xác định “phẩm chất đạo đức tốt”? “Tốt” theo quan niệm nào? Theo lập trường
ngoại lai giả danh giai cấp, hay lý tưởng thực sự vì Nước vì Dân? Theo thước đo
chuyên chính vô sản cực đoan, hay chuẩn mực dân chủ đích thực? Những ai trong
số leo trèo trên chính trường thực sự “vô
tư”?
Một Quốc hội chưa phế truất được bất cứ phần
tử tham nhũng nào trong bộ máy ngập tràn tham nhũng, thì có thể coi là “có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng” hay không?
Những ai không đáp ứng tiêu chuẩn “có trình độ văn hóa”? Sau
một năm cắp sách tới trường thì đã có “có
trình độ văn hóa” lớp 1.
Gắng 12 năm thì “có trình độ
văn hóa” lớp 12. Thậm chí,
mù chữ mà biết hát xẩm thì cũng ít nhiều “có
trình độ văn hóa” dân gian.
Vậy thì đại biểu Quốc hội phải “có
trình độ văn hóa” tầm nào,
sao không viết rõ?
Thông qua một bản hiến pháp với đầy lỗi sơ đẳng với vẻn vẹn hai phiếu trắng và không hề có phiếu chống,
thì có phải tất cả các đại biểu Quốc hội đều “có
đủ năng lực… để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội”, hay không?
Hỏi lịch sự như vậy thôi, chứ dù thận trọng
đến đâu thì cũng có thể khẳng định rằng: Quá nhiều đại biểu Quốc hội KHÔNG “đáp ứng các tiêu chuẩn của đại
biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội”.
Có hai câu hỏi nảy sinh ở đây:
– Một là, nếu bản thân các đại biểu Quốc hội
đương nhiệm còn không “đáp
ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội”,
thì có quyền đòi hỏi “người
ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy
định tại Luật tổ chức Quốc hội”, hay không?
– Hai là, có thể dùng cái cơ chế và bộ máy đã
từng tuyển chọn ra biết bao đại biểu Quốc hội không đáp ứng các tiêu chuẩn… để
chọn lọc những người ứng cử, hay không?
Câu trả lời tất nhiên là KHÔNG và KHÔNG.
Rõ ràng, không
thể dùng những tiêu chuẩn vu vơ, khó xác định chính xác, như các tiêu chuẩn của
đại biểu Quốc hội được quy định tại Luật Tổ chức
Quốc hội số 57/2014/QH13,
để làm lý do gạt bỏ một số người ứng cử khỏi danh sách ứng cử.
Nếu tồn tại tiêu chuẩn định tính hợp lý hợp
pháp nào đó đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội, thì từng cử tri sẽ tự
mình xem xét và đánh giá những người ứng cử, để đưa ra kết luận và quyết định
cho riêng mình, rằng bản thân sẽ bầu chọn ai. Không có tổ chức hay cá nhân nào
có đủ tư cách đứng ra làm việc ấy, thay cho bản thân các cử tri. Và hiển nhiên, không thể chấp nhận thủ đoạn
được triển khai tại các “Hội
nghị cử tri”, trong đó huy động một nhúm cử tri nhân danh toàn thể cử tri
để phán xét và buộc tội những người tự ứng cử, hòng loại họ ra khỏi danh sách ứng
cử.
Chính vì thế, nếu người nào đó muốn tự ứng cử
và đáp ứng được những tiêu chuẩn định lượng hợp hiến hợp pháp, thì cơ quan tổ
chức bầu cử không được phép ngăn cản người ấy ứng cử. Mà theo Hiến pháp và Luật BCĐBQH hiện
hành, thì người ứng cử đại
biểu Quốc hội chỉ cần là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
chỉ phải thỏa mãn một tiêu chuẩn định lượng duy nhất là“đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên”.
Vậy mà Điều 43 Luật BCĐBQH 1997 lại cho phép Hội nghị hiệp thương “lựa chọn, lập danh sách chính thức những
người ứng cử đại biểu Quốc hội”, và Điều 48 Luật BCĐBQH 2015 sửa tên danh sách ấy thành “danh sách những người đủ tiêu
chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội”. Dù gọi tên danh sách thế nào, thì về thực
chất cũng là loại bỏ bớt một
số người ứng cử.
Như đã viết ở trên, ta không bàn đến thành
phần được Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị tham gia Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đề cử, nên cũng không thảo luận về việc các tổ chức ấy dùng cơ
chế“hiệp thương” để sàng
lọc và thiết lập danh sách đề cử của họ. Song phải khẳng định rằng: Hội nghị hiệp thương không có
tư cách chính đáng để loại bỏ bớt những người tự ứng cử không hề tham gia hiệp
thương, cũng như những người được các tổ chức không tham gia hiệp thương đề cử.
Để ngụy tạo tính chính đáng, trong Luật BCĐBQH
2015, Điều 48 quy định
rằng “Hội nghị hiệp thương
lần thứ ba căn
cứ vào… kết
quả lấy ý kiến cử tri để
lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội”. Mà theo Điều 44 thì “việc tổ chức lấy ý kiến cử tri
được thực hiện theo quy định tạiĐiều 45 của Luật này”,
tức tại cái gọi là “Hội
nghị cử tri”, thứ “được
tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú thường
xuyên”, và ở cả một số cơ quan, nơi người ứng cử làm việc.
Gọi “Hội
nghị cử tri” là vô tình lạm
danh hay cố tình lừa dối. Bởi vì số cử tri tham gia “Hội nghị cử tri” chỉ chiếm chưa đến một phần nghìn cử
tri của đơn vị bầu cử. Thật vậy, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII vào năm 2011,
cả nước có 62.313.605 cử tri và được chia thành 183 đơn vị bầu cử. Như vậy, bình quân mỗi đơn vị bầu cử có khoảng 340.512
cử tri. Nếu một thôn hay tổ dân phố có khoảng 200 cử tri, thì nó chỉ chiếm khoảng 0,059% (tức là chưa đến 6 phần vạn)
toàn bộ cử tri của đơn vị bầu cử. Trên thực tế, khi cần loại bỏ người tự ứng cử
thì tỷ lệ cử tri tham gia “Hội
nghị cử tri” còn thấp
hơn hẳn, vì chỉ những phần tử cốt cán đắc lực mới được huy động đến.
Như vậy, chỉ có một phần siêu nhỏ cử tri thuộc
đơn vị bầu cử tham gia cùng bộ máy tổ chức bầu cử để loại bỏ một số người tự
ứng cử. Hậu quả là một số người tự ứng cử bị loại bỏ khỏi cuộc bầu cử chỉ vì ý
kiến của một phần siêu nhỏ cử tri, trong khi nguyên tắc bầu cử “trực tiếp” đảm bảo họ có quyền được hưởng và chỉ phải
chịu sự đánh giá lựa chọn trực tiếp của tập hợp toàn thể cử tri thuộc đơn vị
bầu cử của mình. Đó là cái sai nhìn từ góc độ của người ứng cử. Còn về
phía cử tri, họ chỉ được bầu chọn một phần trong số những người ứng cử, trong
khi nguyên tắc bầu cử “trực
tiếp” đòi hỏi họ phải được trực tiếp lựa
chọn từ tập hợp toàn thể những người ứng cử tại đơn vị bầu cử của mình.
Tóm lại, xét về mọi phương diện, việc dùng cơ chế “hiệp thương”,
trong đó có dựa vào ý kiến của cái gọi là “Hội nghị cử tri”, để gạt bỏ bớt
những người tự ứng cử là
hành vi chen ngang của thế lực trung gian, nhằm tước bỏ quyền bầu chọn trực
tiếp của cử tri đối với tất cả những người ứng cử, và quyền được lựa chọn trực
tiếp của những người ứng cử bởi toàn thể cử tri. Vì vậy, cơ chế vi hiến này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bầu cử “trực tiếp”.
Hoàn cảnh tệ hại có thể xảy ra đối với không
ít cử tri, khi họ cho rằng tất cả các vị có tên trong danh sách ứng cử do bộ
máy tổ chức bầu cử đưa ra đều “có
vấn đề” (chẳng hạn không kém
năng lực thì lại tham nhũng…). Và các cử tri đó chỉ tín nhiệm mấy người thuộc
diện tự ứng cử, song đã bị gạt bỏ trước ngày bầu cử bởi cơ chế “hiệp thương”. Vậy là chẳng
còn ai trong danh sách ứng cử đáng để họ bầu nữa. Nghĩa là cử tri có quyền bầu
cử trực tiếp, nhưng lại là trực
tiếp với hư vô.
3.4. Bình đẳng… hơn người
Quá trình “hiệp
thương” (được quy định tại
Mục 2, Chương 5 của Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH 2015)
do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban thường trực
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều khiển. Và
thành phần tham gia chỉ có thêm đại diện ban lãnh đạo của các tổ chức thành
viên của Mặt trận và đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong khi đó, Khoản 1 Điều 9 Hiến pháp 2013 viết:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị –
xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã
hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”
Tức là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ là một “liên hiệp tự nguyện…”. Chắc
chắn có rất nhiều cá nhân và tập thể người Việt Nam không hề “tự nguyện” tham gia Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ
thành phần ấy, có thể có nhiều người tự ứng cử, hoặc được các tổ chức không
tham gia Mặt trận đề cử. Ngoài ra, còn có cả những người tham gia các tổ chức
thành viên của Mặt trận, nhưng không được các tổ chức đó đề cử, mà tự ra ứng
cử. Ta tạm gọi họ là những người ứng cử phi chính thống. Trớ trêu thay, họ và
đại diện của họ không hề được tham gia “hiệp
thương”, nhưng số phận ứng cử của họ lại do cơ chế “hiệp thương” quyết định.
Trên thực tế, phần lớn những người ứng cử phi
chính thống bị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gạt bỏ khỏi danh sách ứng cử. Vì
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo…” (Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 14/1999/QH10)
Mà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì khó
chấp nhận những người ứng cử phi chính thống.
Hệ quả tất yếu là đa số những người ứng cử phi
chính thống không được hưởng sự bầu chọn của toàn thể cử tri trong ngày bầu cử,
mà bị loại bỏ từ trước bởi cơ chế “hiệp
thương”, trong khi hơn tám trăm người được bộ máy tổ chức của ĐCSVN đề cử
hay chấp nhận cho ứng cử thì được hưởng sự bầu chọn ấy. Đó rõ ràng là bất bình
đẳng giữa những người ứng cử.
Chưa đến một phần nghìn cử tri của đơn vị bầu
cử được tham gia “Hội nghị cử
tri” để tôn vinh nhằm ủng
hộ, hay phê phán nhằm loại bỏ một số người ứng cử cụ thể nào đó, trong khi hơn
999 phần nghìn cử tri còn lại không được tham gia bày tỏ quan điểm về người ứng
cử ấy. Như vậy là bất bình đẳng giữa các cử tri.
Điều 66 Luật BCĐBQH 2015 quy định về cái gọi là “Hội
nghị tiếp xúc cử tri”, với “thành
phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị
và cử tri
ở địa phương“, và tất nhiên có cả những người được chấp
nhận ứng cử tại “địa phương” ấy, tức là tại đơn vị bầu cử tương
ứng. Hội nghị kiểu ấy đã từng diễn ra trước đây, nhưng chẳng mấy cử tri được
biết. Ngay cái loa phường, thường ra rả đủ thứ, cũng chưa bao giờ tiết lộ, rằng
vụ “tiếp xúc cử tri” sắp xảy ra bao giờ và ở đâu. Vả lại,
nếu vô tình biết được thì cũng chẳng được tham gia. Dù có bất bình thì cử tri
cũng khó lòng mà khiếu nại, vì hoạt động này chỉ được đề cập rất sơ sài tại Điều 52 của Luật BCĐBQH 1997.
Bây giờ Điều 66 Luật BCĐBQH 2015 quy định khá chi tiết, với ba nội dung chính là:
“b) Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử
tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của người ứng cử.”
“c) Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về
chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân.”
“d) Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của
mình với những người ứng cử. Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng
thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm.”
Đặc biệt, để không cử tri nào có thể kêu ca
rằng mình không biết mà tham gia, Điều 66 Luật BCĐBQH 2015 còn quy định rõ ràng tại Khoản 1 rằng: “Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hội
nghị tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức
hội nghị để cử
tri tham dự đông đủ.” Như
vậy là tòi ra cái đuôi giả tạo hay ấu trĩ của những người soạn thảo và thông
qua luật này.
Đương nhiên, khi đã viết chung chung là “tiếp xúc cử tri” (chứ không phải là “tiếp xúc với đại biểu cử tri”)
thì có nghĩa là tiếp xúc với tất cả các cử tri muốn tham gia, và cái chất “tất cả” cũng hiện ra trong từ “đông đủ”. Để giới thiệu với
cử tri về những người ứng cử và chương trình hành động của họ, cũng như để cử
tri “đề đạt nguyện vọng của
mình với những người ứng cử”, thì đối tượng của “Hội nghị tiếp xúc cử tri” hiển nhiên phải là tất cả cử tri của
đơn vị bầu cử tương ứng. Mà, như đã viết ở cuối phần trên, bình quân mỗi đơn vị
bầu cử có khoảng 340.512 cử tri. Vậy thì có nơi nào có thể chứa một “Hội nghị tiếp xúc cử tri” với ngần ấy người tham gia? Và hội
nghị phải kéo dài bao lâu để bằng ấy người “đề
đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử”? Độ khả thi xấp xỉ bằng
0, mà vẫn luật định bằng được. Đây cũng là một ví dụ về thói hình thức, hiến
định bất chấp thực tế, và càng
không định thực thi thì càng hiến định hào phóng.
Kiểu gì thì cũng không thể tổ chức một hình
thức gặp gỡ hợp lý nào giữa những người ứng cử và tất cả cử tri, để giới thiệu
về những người ứng cử và để cử tri trình bày nguyện vọng của mình. Vậy mà họ đã
và sẽ còn tiếp tục tổ chức màn kịch giả tạo ấy. Hệ quả đương nhiên, là chỉ có
một vài phần nghìn cử tri liên quan được tham gia. Số còn lại đành bơ vơ ngoài
vòng “tiếp xúc”. Không
thể trình bày nguyện vọng bản thân đã đành, cộng đồng đại đa số bị bỏ rơi cũng
không có điều kiện tìm hiểu về những người ứng cử mà họ sẽ phải bầu chọn, nên
đến ngày bầu cử đành phải bầu liều. Đó cũng là một biểu hiện bất bình đẳng giữa
các cử tri. Từ đây còn nảy sinh thêm câu hỏi: Khi không được nghe, được biết
nguyện vọng của gần hết cử tri thuộc đơn vị bầu cử của mình, thì các đại biểu
Quốc hội có thể đại diện cho cử tri thuộc đơn vị bầu cử ấy hay không?
Còn một khía cạnh bất bình đẳng khác của Luật
BCĐBQH mà ta không thể không bàn. Điều 48 Luật BCĐBQH 1997 quy định:
“Người ứng cử không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của
Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử thì người ứng cử phải được rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ
trách bầu cử đó kể từ ngày được ghi tên vào danh sách chính thức những người
ứng cử.”
Chứng tỏ các nhà lập pháp cũng thừa nhận, rằng
việc “vừa thổi còi vừa đá
bóng” trong bầu cử là không
ổn. Tuy nhiên, không hiểu do cố ý hay vô tình, mà họ lại viết rằng “người ứng cử phải được rút khỏi danh sách thành viên…”.
Viết như vậy thì có thể hiểu là: Nếu người ứng cử muốn xin rút để thể hiện mình
khách quan thì “phải được
(phép) rút”, còn nếu không muốn rút thì thôi.
Lỗi trên đã được khắc phục trong Luật BCĐBQH
2015 như sau:
Tắm gội như vậy là triệt để, phải không? Tất
nhiên là… KHÔNG. Bởi vì tắm gội kiểu này mới sạch từ rốn trở xuống, song chưa
hề thấm ngực ướt đầu. Điều 27 chỉ quy định “những
người ứng cử đại biểu Quốc hội… không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ
bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử”. Tiêu đề “Những trường hợp không được tham
gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử” của
Điều 27 cho thấy: Luật BCĐBQH 2015 không hề cấm những người ứng cử đại biểu
Quốc hội tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử cấp cao hơn. Đó là Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính hai cấp này mới là nơi nắm “quyền sinh quyền sát”, có
khả năng thao túng kết quả bầu cử nhiều nhất.
Vì sao khi tắm gội lại chừa ra cái đầu, là Hội
đồng bầu cử quốc gia, tổ chức lãnh đạo bầu cử trên phạm vi cả Nước? Đã từ lâu,
chẳng mấy ai còn ngây thơ, đến mức tin tưởng hay đòi hỏi lãnh đạo cao cấp phải
tử tế và gương mẫu. Do đó, việc Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH 2015 né tránh
đối tượng đáng phải khống chế nhất chính là dung túng việc lạm dụng quyền lực.
Nhờ thế, các siêu ứng cử viên có thể tham gia chèo lái Hội đồng bầu cử và các
Ủy ban bầu cử, và nếu muốn thì có thể tác động để đưa ra các quyết định có lợi
cho việc ứng cử và trúng cử của bản thân. Riêng việc chọn cho bản thân một đơn
vị bầu cử với đa số cử tri thuộc loại“dễ bảo” và đưa vào danh sách ứng cử tại đó
những đối thủ “nhẹ ký” thì đã có thể yên tâm lắm rồi.
Theo quy định tại Điều 8 Luật BCĐBQH 1997,
được sửa đổi theo Luật số 31/2001/QH10, và Điều 7 Luật BCĐBQH 2015, tổng số đại biểu Quốc hội được giới hạn bởi con số năm
trăm. Cho nên, lợi thế giúp người này trúng cử có thể là điều bất lợi khiến
người khác thất cử. Do đó, việc
Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH 2015 để cho các siêu ứng cử viên được phép tham
gia Hội đồng bầu cử và Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là
vi phạm nguyên tắc “bình đẳng” trong bầu cử.
Hẳn là, tất
cả mọi người đều bình đẳng, nhưng thế lực cầm quyền còn bình đẳng hơn. Lâng lâng trên vị thế vời vợi “bình đẳng hơn người” ấy, mới dễ cao hứng mà cảm thấy “cao hơn gấp vạn lần so với dân
chủ tư sản”.
Hiển nhiên, khi tạo ra một cơ chế bầu cử với
nhiều khía cạnh bất bình đẳng trầm trọng như vậy, Luật BCĐBQH 1997 và Luật
BCĐBQH 2015 không chỉ vi phạm nguyên tắc bầu cử “bình đẳng”, được hiến định
tạiĐiều 7 Hiến pháp 1992 và Điều 7 Hiến pháp 2013. Chúng còn vi phạm nghiêm trọng cả nguyên tắc “Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật”, được hiến định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 và Điều 16 Hiến pháp 2013.
3.5. Phổ thông mà bỏ sót
Khi một số người tự ứng cử bị loại khỏi danh
sách ứng cử, mặc dù họ hoàn toàn có quyền ứng cử, như đã đề cập ở trên, thì có
nghĩa là quyền ứng cử của họ đã bị tước bỏ một cách phi lý. Vì vậy, việc dùng
cơ chế “hiệp thương” để loại bỏ họ cũng vi phạm cả nguyên
tắc bầu cử “phổ thông”.
Xét từ góc độ cử tri, thì nguyên tắc bầu cử “phổ thông” còn bị vi phạm tràn lan hơn. Có những
trường hợp, nhìn qua thì thấy có vẻ ổn thỏa, nhưng thực ra cũng chẳng hề “phổ thông” chút nào. Chẳng hạn như trường hợp “trực tiếp với hư vô”, đã
được xét ở cuối phần 3.3. Đó là hoàn cảnh mà tất cả những người ứng cử được cử
tri tín nhiệm đều đã bị “tổ
chức” loại bỏ bằng cơ chế “hiệp thương”, chỉ còn sót lại
một danh sách ứng cử bao gồm những nhân vật mà một số cử tri nào đó cho là đều
tệ hại, rặt là “sâu”.
Hoàn cảnh trớ trêu ấy có thể xảy ra, khi đứng
đầu một tỉnh lại là loại lãnh đạo như Hồ Xuân Mãn. Nếu ông ta tự công nhận là
mình tệ hại, thì “mã tầm mã
ngưu tầm ngưu”. Ngược lại, nếu ông ta thành tâm nghĩ là mình tốt, thì cũng
sẽ lựa chọn những người tốt như mình, mà tốt như thế thì cũng đã quá tệ mất
rồi. Đừng chủ quan, tin rằng cấp trên sẽ uốn nắn, ngăn chặn. Bởi Hồ Xuân Mãn là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy được Ban chỉ
đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh, vinh danh tại
hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc vào tháng 1 năm 2010.
Đương nhiên, khi đứng trước một danh sách ứng
cử mà bản thân nghĩ là toàn “sâu”,
mọi cử tri có lương tâm và trách nhiệm đều phải gạch hết, không thể bầu cho bất
cứ nhân vật nào. Song cả Điều 65 Luật BCĐBQH 1997 và Điều 74 Luật BCĐBQH 2015 đều quy định, rằng phiếu
gạch xóa hết tên những người ứng cử là phiếu bầu không hợp lệ. Vì sao? Phải chăng họ muốn cử tri phải
bầu bằng được ai đó trong danh sách mà họ đưa ra. Bầu ai cũng được, vì thông
thường thì cả danh sách ứng cử đều là người của họ. Nhưng ít nhất phải bầu cho
một người. Xem chừng cũng tương tự kiểu tư duy “bố già” : “Không tín nhiệm thằng cướp, thì
tối thiểu cũng phải chấp nhận thằng trộm, vì chúng là con tao.” Cuối cùng, lương tâm và trách nhiệm
buộc một số cử tri phải quyết định gạch
xóa hết tên những người ứng cử, tức là đành phải chấp nhận để phiếu bầu
của mình trở thành phiếu
không hợp lệ. Mất công đi bầu cử, mà phiếu bầu lại không được tính là hợp
lệ, thì còn tệ hơn là không đi bầu. Thành thử, về thực chất, Điều 65 Luật BCĐBQH 1997 và Điều 74 Luật BCĐBQH 2015 đã tước mất quyền bầu cử của những cử tri có lương tâm và
trách nhiệm ấy. Tức là chúng vi phạm nguyên tắc bầu cử “phổ thông”.
Vừa tước quyền bầu cử hiến định của công dân,
vừa vi phạm nguyên tắc bầu cử “phổ
thông”, hiển nhiên cái
quy định “phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử là phiếu bầu không hợp lệ”
vi hiến, cho dù chiểu theo bất kỳ hiến pháp nào của chế độ này. Đáng
lưu ý, là phiếu không bầu cho ai từng được coi là hợp lệ trong Sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 17 tháng 10 năm 1945 – Số
51. Nó tiếp tục được thừa nhận là
hợp lệ trong Luật BCĐBQH 1959 (Điều 44) và Luật BCĐBQH 1980 (Điều 45). Chỉ đến Luật BCĐBQH 1992 (được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 15/4/1992) thì
phiếu không bầu cho ai mới bị coi là không hợp lệ (Điều 48). Rồi
quy định vi hiến này được tiếp tục duy trì trong Luật BCĐBQH 1997 (Điều 65) vàLuật BCĐBQH 2015 (Điều 74).
Một dạng bầu cử khác, có vẻ như quán triệt
nguyên tắc bầu cử “phổ
thông”, nhưng chẳng phải là bầu cử “phổ
thông” đích thực, mà hoàn
toàn hình thức, đó là tổ chức cho cử tri vãng lai tham gia bỏ phiếu bầu cử tại
những địa phương xa lạ. Điều 12 Luật BCĐBQH 1997 và Điều 11 Luật BCĐBQH 2015 cho phép thành lập khu vực bỏ phiếu tại bệnh viện, nhà an
dưỡng… và thậm chí ở cả trại tạm giam… Nhưng khi bệnh viện, nhà an dưỡng, trại
giam… ở quá xa nơi cư trú, nằm ngoài phạm vi đơn vị bầu cử của cử tri, thì đó
chỉ là quyền tham gia trò chơi bầu cử mà thôi. Bởi vì những người đi chữa bệnh,
hay an dưỡng, hay bị tạm giam… chỉ quan tâm và có hiểu biết nào đó để bầu ra
những đại biểu Quốc hội đại diện cho địa phương mà họ đã và sẽ trở về đó sinh
sống, chứ không phải bầu ra những đại biểu đại diện cho nơi mà họ đang có mặt
chỉ một thời gian ngắn (xem Phụ lục 3).
Những cử tri đang di chuyển trong nước, ra xa
đơn vị bầu cử cử mình, vì lý do công việc hay vì những lý do khác, cũng
phải chịu chung số phận giống như những người đi chữa bệnh hay bị tạm giam ở xa
nơi cư trú. Hoặc là chịu mất quyền bỏ phiếu, hoặc là tham gia bầu cử một cách
hình thức ở chốn xa xôi để bầu cho những đối tượng hoàn toàn xa lạ, không liên
quan đến bản thân.
Còn những cử tri đi ra nước ngoài trong thời
gian bầu cử thì chỉ còn nước chịu mất quyền bỏ phiếu, vì hình thức bỏ phiếu
bằng cách gửi thư không được chấp nhận. Đặc biệt, những người được cử ra nước
ngoài làm nhiệm vụ nghiễm nhiên bị mất quyền bầu cử (ví dụ như nhân viên các cơ
quan ngoại giao, cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hay quân nhân được
phái đi tham chiến hoặc gìn giữ hòa bình ở nước ngoài). Vắng mặt vì lý do riêng
tư thì đã đành, nhưng đi thi hành công vụ mà lại bị mất quyền bầu cử, thì phải lý
giải sao đây?
Đó là chưa kể đến đông đảo công dân Việt Nam
đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Họ thuộc vào cộng đồng quan trọng, có
nhiều đóng góp cho Tổ quốc, đến mức Hiến pháp 2013 (Điều 18) phải bổ sung thêm khẳng định: “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.” Thế mà Luật BCĐBQH 2015 (được ban hành khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực) vẫn bỏ rơi “bộ phận không tách rời” ấy.
Tóm lại, cả Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH
2015 đều phớt lờ quyền bầu cử và ứng cử của rất nhiều công dân Việt Nam đang ở
nước ngoài vào thời điểm diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội. Vì thế, chúng vi
phạm cả hai nguyên tắc bầu cử “phổ
thông” và “bình đẳng”.
3.5. Sát thủ hóa trang thánh thiện
Một trong số bốn nguyên tắc xác định người
trúng cử được quy định tại Điều 78 Luật BCĐBQH 2015 là:
“Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu
hợp lệ.”
Nếu số người trúng cử đại biểu Quốc hội chưa
đủ số lượng được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử, thì có thể có bầu cử thêm.
Đối với cuộc bầu cử thêm, Điều 79 Luật BCĐBQH 2015 quy định:
“Trong cuộc bầu cử thêm, cử tri chỉ chọn bầu
trong danh sách những người ứng cử tại cuộc bầu cử đầu tiên nhưng không trúng
cử. Người trúng cử là người được quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ và có số phiếu bầu cao hơn. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số lượng đại
biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì không tổ chức bầu cử thêm lần
thứ hai.“
Hai nội dung pháp định quan trọng nhất là:
Trong cả hai cuộc bầu cử ban đầu và bầu cử thêm, người trúng cử buộc phải “được quá một nửa tổng số phiếu
bầu hợp lệ”, và “nếu bầu
cử thêm mà vẫn chưa đủ số lượng đại biểu được bầu… thì không tổ chức bầu cử
thêm lần thứ hai”. Điều đó chứng tỏ các nhà lập pháp rất coi trọng ý kiến
của đa số (quá bán) cử tri, đúng không? Quy định như vậy thì thánh thiện quá,
đúng không? Xin đừng vội trả lời, mà hãy kiên trì đọc tiếp, mấy phút sau trả
lời cũng không muộn.
Giả sử đơn vị bầu cử được bầu một đại biểu
Quốc hội. Nếu, đối với cử tri, uy tín của tất cả những người ứng cử không quá
chênh lệch, thì khi danh sách ứng cử có ba người, tỷ lệ số phiếu bầu cho mọi
người ứng cử sẽ quanh quẩn xung quanh 33%, và không ai trong số họ “được quá một nửa tổng số phiếu
bầu hợp lệ”. Trong trường hợp uy tín của những người ứng cử khá khác biệt,
thì chỉ cần số người ứng cử đủ nhiều, vẫn có thể xảy ra tình trạng không có ai “được quá một nửa tổng số phiếu
bầu hợp lệ”. Tương tự như vậy, kể cả khi đơn vị bầu cử được bầu nhiều hơn
một đại biểu Quốc hội, danh sách ứng cử đủ dài sẽ có thể dẫn đến kết cục không
có ai “được quá một nửa tổng
số phiếu bầu hợp lệ”. Tức là, theo quy định của Điều 78 Luật BCĐBQH 2015, không có ai trúng cử cả. Trong cuộc bầu cử thêm, cử tri
vẫn đứng trước danh sách ứng cử cũ. Dưới giả thiết rằng cử tri bầu cử nghiêm
túc theo lập trường kiên định, thì kết quả không hề thay đổi. Do Điều 79 Luật BCĐBQH 2015 quy định “không
tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai”, nên cuối cùng đơn vị bầu cử đó sẽ không
bầu được đại biểu nào cả. Và nếu việc ứng cử là thực sự tự do, toàn quốc có thể
có rất nhiều người ứng cử, đến mức rất nhiều đơn vị không bầu được đại biểu
nào, hoặc chỉ bầu được quá ít đại biểu. Hậu quả có thể xảy ra là cả nước chỉ
bầu được rất ít đại biểu Quốc hội (xem Phụ lục 4).
Với đội ngũ quá lơ thơ, Quốc hội không thể đảm
đương nhiệm vụ hiến định. Thậm chí, kể cả khi chỉ định đóng vai trò của một sân
khấu chính trị hình thức, thì Quốc hội cũng không có đủ diễn viên để đóng.
Để một trạng thái bế tắc như vậy không thể xảy
ra, nếu không rắp tâm ngụy tạo kết quả bầu cử, thì thế lực cầm quyền chỉ còn có
một cách duy nhất, là khống chế số người ứng cử dưới một mức “an toàn” nào đó. Đối với lần bầu cử này, chẳng
cần phải đợi lâu để thấy được hành vi khống chế số người ứng cử. Mặc dù Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG (do Hội đồng bầu cử quốc gia
ban hành ngày 29/1/2016) quy định
thời hạn nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV bắt đầu từ ngày 17/2/2016
và kết thúc vào ngày 13/3/2016, nhưng một số báo đã đưa tin vào ngày 17/1/2016
(tức 12 ngày trước khi Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG ra đời và đúng một tháng trước
khi thời hạn nhận hồ sơ ứng cử bắt đầu), rằng “Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết đã xác định được số lượng ứng cử đại biểu Quốc
hội khóa XIV là 896 người”.
Chẳng có gì đáng bàn nếu đảng cầm quyền tự hạn
chế số người trong danh sách đề cử của đảng mình và các tổ chức liên minh, bởi
đó là công việc nội bộ của họ. Song hiển nhiên thế lực cầm quyền không đơn
phương tự vẫn, mà tìm mọi cách để hạn chế số lượng ứng cử viên độc lập và số
lượng đề cử của các tổ chức không thuộc liên minh cầm quyền. Cơ chế “hiệp thương” là một trong những thủ thuật được sử
dụng trên thực tế để khống chế số người ứng cử.
Hành vi ấy không chỉ vi phạm thô bạo quyền ứng
cử của công dân, mà còn vi phạm cả quyền bầu cử, bởi nó hạn chế đáng kể phạm vi
bầu chọn của công dân. Và hiển nhiên là vi phạm nguyên tắc bầu cử “phổ thông”.
Như vậy, cái nguyên
tắc xác định người trúng cử được quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật
BCĐBQH 2015, và cũng đã được quy định tại Điều 70 và Điều 71 cùa Luật BCĐBQH
1997, tất yếu dẫn đến tình trạng vi phạm trầm trọng quyền ứng cử và bầu cử của
công dân trên quy mô toàn quốc. Nó chính là sát thủ đích thực, được hóa trang thánh thiện,
như thể rất coi trọng ý kiến của đa số cử tri. Nếu nó còn tồn tại thì quyền ứng
cử và bầu cử của công dân nhất định bị xâm phạm, nếu không bởi thủ thuật “hiệp thương” thì cũng bởi thủ đoạn “sát thương” nào đó. Chính vì vậy, nguyên tắc xác định người trúng
cử được quy định trong Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH 2015 chắc chắn là vi
hiến, cho dù chiểu theo bất kỳ hiến pháp nào của chế độ này.
Tất nhiên, ở các nước thật sự dân chủ, chẳng
kẻ nào dám mơ đến việc dùng võ bẩn để loại bớt người ứng cử, hòng đảm bảo quân
số cần thiết cho Quốc hội. Vậy thì tại sao Quốc hội của họ lại không bao giờ bị
lâm vào cảnh thiếu đại biểu trầm trọng, mặc dù công dân có thể ứng cử hoàn toàn
tự do? Đơn giản vì luật bầu cử của họ không có quy định ngây ngô như luật của
Việt Nam.
Luật Bầu cử CHLB Đức quy định: “Trúng
cử là người ứng cử nhận được nhiều phiếu nhất”, nghĩa là không hề đòi hỏi
người trúng cử phải “được quá
nửa số phiếu hợp lệ”. Quy tắc bầu cử của Pháp chỉ đòi hỏi người trúng cử phải được hơn nửa số phiếu bầu
trong lần bầu cử ban đầu, còn nếu phải bầu cử lần thứ hai thì chỉ cần được
nhiều phiếu nhất (xem Phụ lục 5).
Đơn giản như vậy, tại sao các nhà lập pháp
Việt Nam lại không quy định tương tự? Câu trả lời chắc sẽ khiến nhiều người
phải ngạc nhiên: Các thế hệ lập pháp trước kia của chế độ này đã từng quy định
tương tự nhưquy tắc bầu cử của Pháp. Thật vậy, Sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 17 tháng 10 năm 1945 – Số
51quy định:
“Điều thứ 56: Phải có một phần tư (1/4) sổ cử tri (người có
quyền bầu cử) toàn tỉnh hay thành phố có đi bầu thì cuộc bầu cử mới có giá trị.
Nếu không, sẽ có cuộc bầu cử thứ hai.”
“Điều thứ 57: Những người ứng cử phải được hơn một nửa số
phiếu bầu (hợp lệ) thì mới được trúng cử.”
“Điều thứ 58: Điều thứ 56 và 57 kể trên không thi hành cho
cuộc bầu cử thứ hai. Lần này người ứng cử nào được nhiều phiếu hơn thì trúng
cử.”
Tức là khi tiến hành cuộc bầu cử thứ hai thì
không nhất thiết phải một phần tư số cử tri tham gia và người trúng cử chỉ cần
được nhiều phiếu hơn, chứ không còn cần phải được hơn một nửa số phiếu bầu.
Chính vì thế, sau hai lần bầu cử chắc chắn sẽ bầu được đủ số đại biểu cần
thiết.
Cách xác định người trúng cử trong Sắc lệnh kể
trên tiếp tục được duy trì trong Luật BCĐBQH 1959, Luật BCĐBQH 1980 và Luật BCĐBQH 1992 (với khác biệt nhỏ, là để không phải bầu cử lại thì lần
bầu cử thứ nhất phải có quá nửa số cử tri tham gia, chứ không phải một phần
tư). Chỉ đến khi ban hành Luật BCĐBQH 1997 (được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 17/4/1997, dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh và Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười), mới
xuất hiện tại Điều 71 đòi hỏi,
rằng cả trong lần bầu thêm người trúng cử cũng phải “được quá nửa số phiếu hợp lệ”,
và “nếu bầu cử thêm mà vẫn
chưa đủ số đại biểu theo quy định thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai”.
Rồi “sát thủ hóa trang thánh
thiện” ấy được tiếp tục nuôi
dưỡng tại Điều 79 của Luật BCĐBQH 2015 (được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/6/2015, dưới
sự lãnh đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn
Phú Trọng).
Diễn biến kể trên chứng tỏ, dù không có “sát thủ hóa trang thánh thiện”
thì quyền ứng cử của công dân vẫncó thể bị xâm phạm, và lỗi đó không
nhất thiết do bản thân Quốc hội gây ra. Song cần phải nhấn mạnh rằng:Khi
“sát thủ hóa trang thánh thiện” được Quốc hội luật hóa trong Luật BCĐBQH, thì
quyền ứng cử của công dân chắc chắn bị xâm phạm. Đó là trách nhiệm không thể chối bỏ
của Quốc hội.
Không nhất thiết phải dùng “sát thủ hóa trang thánh thiện” vẫn có cách khác để đạt được mục đích,
thì tại sao phải luật định nó cho tai tiếng? Chắc hẳn do hạn chế về khả năng
lập pháp và trình độ tổ chức bộ máy nhà nước của các đại biểu Quốc hội. Mặt
khác, có lẽ xuất phát từ tâm lý ngộ nhận hay sĩ diện, cho rằng ta và người của
ta hiển nhiên được tín nhiệm cao, khi bầu cử ít nhất cũng được quá bán, và nếu
thực tế không phải như vậy thì cũng phải cố mà thể hiện như vậy. Thành thử quy
định một cách tràn lan, bầu cử nào cũng phải“quá bán”, và để thực tế
không bác bỏ thì thao túng bằng mọi cách để có được kết quả bầu cử như ý. Vậy
làsĩ diện hình thức kéo theo bầu cử hình thức.
Sự xuất hiện của quy định “phiếu gạch xóa hết tên
những người ứng cử là phiếu bầu không hợp lệ” trongLuật BCĐBQH 1992 và “sát
thủ hóa trang thánh thiện” trong Luật BCĐBQH 1997 là hai ví dụ điển hình về tiến trình phi dân chủ hóa,
diễn ra trong một phần tư thế kỷ qua, ngay trong hệ thống lập pháp.
Thật chua chát, khi Nhân dân đã phải tốn bao
tiền của để đào tạo và duy trì bộ máy lập pháp, mà chất lượng lập pháp không
tăng theo thời gian, thậm chí còn ngược lại. Thuở mới giành được chính quyền,
lực lượng lập pháp nói riêng và giới cầm quyền nói chung vừa mỏng, vừa thiếu
kiến thức và kinh nghiệm, do ít
được học, nhưng chịu học, nên tránh được nhiều lỗi lập pháp sơ đẳng.
Còn ngày nay hậu bối được
học rất nhiều, nhưng lại
sinh ra những văn bản pháp luật với chất lượng quá thấp, như Hiến pháp 2013 và Luật BCĐBQH 2015, phải chăng vì không chịu học?
Những quy định pháp luật nhằm hạn chế quyền
bầu cử và ứng cử của công dân, giống như “sát
thủ hóa trang thánh thiện”, chỉ có thể xuất hiện trong những chế độ không
chấp nhận quyền bầu cử “phổ
thông” của công dân. Và
ngược lại, những quy định phi dân chủ ấy lại góp phần đắc lực để duy trì tình
trạng phi dân chủ của chế độ.
Bài học cảnh giác, mà những người đấu tranh
cho dân chủ, bảo vệ quyền công dân và phấn đấu xây một nhà nước pháp quyền đích
thực, cần rút ra qua hai ví dụ trên là: Nhiều
điều khoản trong hệ thống văn bản pháp luật có vẻ vô hại, thậm chí còn có vẻ
thánh thiện, nhưng thực ra chúng rất tệ hại, là sát thủ đích thực đối với dân
chủ và quyền công dân.
1.
Băn khoăn muôn mối
Phần 3 khá dài, mặc dù mới chỉ tập trung phân
tích mấy điều khoản vi hiến của Luật BCĐBQH 1997 và Luật BCĐBQH 2015, nhằm chỉ
ra rằng chúng vi phạm
nghiêm trọng tất cả bốn nguyên tắc hiến định cho bầu cử Quốc hội, là “phổ
thông”,”bình đẳng”, “trực tiếp” và “bỏ phiếu kín”. Chỉ riêng việc cho phép Hội đồng bầu cử
quốc gia và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam dùng cơ chế “hiệp thương” để loại bỏ bớt
những người tự ứng cử và những người được các tổ chức không tham gia Mặt trận
đề cử, thì đã đồng thời vi phạm ba nguyên tắc bầu cử “phổ thông”,”bình đẳng” và
“trực tiếp”. Như vậy đã quá đủ để ta phải băn khoăn…
4.1. Chiến tích nhiệm kỳ
Rõ ràng, Luật BCĐBQH 2015 là văn bản pháp luật quan trọng thứ hai mà Quốc hội khóa
XIII đã thông qua trong nhiệm kỳ của mình. Quan trọng vì nó sẽ quyết định diện
mạo và chất lượng của mấy khóa Quốc hội tiếp theo, cho đến khi ban hành một
Luật BCĐBQH mới. Tiếc thay, mới thoáng qua ta đã thấy giật mình vì chất lượng
của nó.
Văn bản pháp luật quan trọng nhất mà Quốc hội
khóa XIII đã thông qua hiển nhiên là Hiến pháp 2013.
Một dự thảo mới ở tầm bản nháp, còn chứa đựng quá nhiều lỗi sơ đẳng, kể cả về
từ ngữ, văn phạm, lô-gíc và kỹ thuật lập hiến, như đã được chỉ rõ trong bốn bài “Hiến pháp 2013 –
Sửa nhầm hay đổi thiệt?“, “Hiến pháp vi
hiến“, “Bắt mạch Hiến…
nháp” và “Não lòng với
Hiến pháp“. Ấy vậy mà, bất chấp góp ý và khuyên can của bao người
hiểu biết, 486 đại biểu Quốc hội khóa XIII (chiếm 99,59% trong số 488 vị tham
gia biểu quyết) vẫn bấm nút “tán
thành”. Chẳng có ai “không
tán thành”. Chỉ có hai vị biểu quyết bằng cách bấm cái nút mang tên “không biểu quyết”. Chỉ riêng
điều đó cũng chứng tỏ rằng Quốc hội ấy không có đủ trình độ, năng lực, ý thức
trách nhiệm và bản lĩnh để có thể đảm nhận nhiệm vụ “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến
pháp; làm luật và sửa đổi luật” (được
hiến định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Điều 70 Hiến pháp 2013).
Hai sản phẩm quan trọng nhất, được ưu tiên
nhất, mà chất lượng lại thấp như vậy, thì các sản phẩm khác sẽ thế nào? Chẳng
nhẽ lòng tự trọng và trí tuệ của hơn chín mươi triệu người dân đất Việt đã cạn
kiệt đến mức chỉ chắt lọc ra nổi cái “cơ
quan đại biểu cao nhất của Nhân dân” (Điều 83 Hiến pháp 1992 và Điều 69 Hiến pháp 2013) với tâm và tầm như vậy hay sao?
Không! Dân tộc này không tàn lụi đến mức chẳng
kiếm nổi đủ người xứng tầm lập hiến và lập pháp. Nhưng tiếc rằng quyền quyết
định diện mạo Hiến pháp lại bị chiếm giữ bởi những người dưới tầm lập hiến, và
quyền thông qua Hiến pháp lại được trao cho cái “cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân” nhưng
lại không đại diện cho trí tuệ và quyền lợi của Nhân dân.
Vì sao lại xảy ra thực tế trớ trêu như vậy
trong “Nhà nước… của Nhân
dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”(Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013)?
Bởi vì, tuy gọi là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…” (Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013), nhưng hoàn
cảnh duy nhất mà Nhân dân có thể thực thi quyền lực nhà nước là các kỳ bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, như hiến định tại Điều 6 Hiến pháp 1992:
“Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân…”
Điều 6 Hiến pháp 2013 nới rộng thêm đôi chút:
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.”
Nhưng “dân
chủ trực tiếp” là gì? Nó có
thể tồn tại trên thực tế hay không, khi “dân
chủ đại diện” cũng chỉ thuộc
phạm trù “hư ảo”? Ngoài
Quốc hội và Hội đồng nhân dân, chẳng hề có cơ quan nhà nước nào khác được Nhân
dân cử ra thông qua bầu cử phổ thông. Vậy khi “Nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước… bằng dân chủ đại diện… thông qua các cơ quan khác của
Nhà nước“, thì đó là những cơ quan nào? Chất vấn đến tận
cùng thì sẽ lòi ra, rằng thể hiện “tiến
bộ” ấy thực chất cũng chỉ là
tái diễn trò vần vò tập rỗng mà thôi.
Chính vì thế, nếu kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội
bị thực thi phi dân chủ, nếu bộ máy tổ chức bầu cử dùng đủ thủ đoạn để cản trở
ứng cử tự do và chỉ chấp nhận danh sách ứng cử do thế lực đương quyền tuyển
lựa, thì quyền làm chủ nhà nước của Nhân dân cũng bị triệt tiêu. Và lúc đó Quốc
hội chỉ còn là sân khấu biểu diễn dân chủ, với dàn diễn viên chỉ đại diện cho
trí tuệ và quyền lợi của giới cầm quyền, chứ không hề đại diện cho toàn thể
Nhân dân.
Dù khen hay trách thì Quốc hội khóa XIII cũng
sắp kết thúc nhiệm kỳ, chẳng thể hy vọng hay đòi hỏi gì hơn. Gánh nặng quá khứ
để lại và hình thành trong 5 năm tới sẽ chất cả lên vai của Quốc hội khóa XIV.
Liệu nó sẽ hoàn thành bao nhiêu phần trăm sứ mạng? Hay sẽ để lại cho tương lai
một gánh nặng, còn nặng hơn cả cái gánh mà các thế hệ tiền nhiệm chất lên vai
nó?
Nhìn từ góc độ lập hiến và lập pháp, thì băn
khoăn lớn nhất là: Liệu
một Quốc hội được bầu theo một Luật bầu cử vi hiến có đủ năng lực để ban hành
các văn bản pháp luật hợp hiến hay không?
4.2. Bến bờ trách nhiệm
Những ai phải chịu trách nhiệm về tình trạng
vi hiến tràn lan và chất lượng quá thấp của Hiến pháp và của các luật? Hiển
nhiên là các đại biểu Quốc hội, những người đã biểu quyết thông qua chúng. Có
thể họ sẽ chỉ tay lên trời, ám chỉ cái nơi điều khiển tuyệt đối và toàn diện
hoạt động của Quốc hội. Đáp lại, có thể hội trên trời phẩy tay vặn lại: Chốn
nào mới là nơi được hiến định quyền lập hiến và lập pháp?
Để trách nhiệm không như con đò vô chủ, bị đùn
đẩy giữa dòng sông, mọi công dân nên nghiêm túc nhìn nhận phần mình, cho trách
nhiệm một bến bờ neo đậu. Vâng, những người đã và sẽ tham gia bỏ phiếu bầu ra
Quốc hội với tâm và tầm như vậy hãy tự trách mình, trước khi trách cái sản phẩm
do chính mình tham gia bầu ra.
Nếu cử tri nào nghĩ là mình vô can, bởi cho
rằng tất cả các đại biểu Quốc hội đều do thế lực thực quyền lựa chọn và xác
định mà thôi, thì hãy chịu khó ngồi yên ở nhà, để cho giới cầm quyền tùy thích
tự biên tự diễn, và tự tạo ra cái danh sách đại biểu như ý. Xin ông hay bà đừng
sốt sắng xông lên sân khấu sắm vai hề, kẻo mang tội phung phí tiền của Dân để
lừa Dân. Nếu cho rằng bầu cử chỉ là hình thức, thì đừng hạ mình tham gia một
trò chơi hình thức, mà tác hại thì thực chất và trầm trọng.
Ngoài bốn nguyên tắc bầu cử Quốc hội là “phổ thông”, “bình đẳng”, “trực
tiếp” và “bỏ phiếu kín”, Hiến pháp CHLB Đức còn quy định thêm nguyên tắc “tự do”. Khi bầu cử là “tự do”, thì công dân có
quyền “tự do” tham gia hay không tham gia. Thành thử, trong kỳ bầu cử Liên bang năm 2013, chỉ có 71,5% cử tri
tham gia, mà không ai có thể gây khó
dễ cho số 28,5% cử tri còn lại. Như đã viết trong phần 1, ở Việt Nam Hiến pháp 1946 đã từng quy định tại Điều thứ 17, rằng “bỏ phiếu phải tự do”. Tuy
bốn Hiến pháp tiếp theo không nhắc lại nguyên tắc “tự do”, nhưng cũng chỉ hiến định
rằng công dân có quyền, chứ không bị bắt buộc phải tham gia bầu cử Quốc hội. Mà dù có muốn thì cũng không thể quay ra hiến định “bỏ phiếu là bắt buộc”, một
khi Hiến pháp khai sinh của chế độ đã long trọng tuyên bố “bỏ phiếu phải tự do”, bởi
nếu hành động như thế sẽ bị dư luận coi là tráo trở trắng trợn. Cũng chính vì
thừa nhận công dân có
quyền tự do không tham gia bầu cử, nên Điều 78 Luật BCĐBQH 2015 mới xét đến trường hợp chưa đạt quá nửa tổng số cử tri
tham gia bầu cử, mà quy định rằng:
“Kết quả bầu cử… chỉ được công nhận khi đã có
quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia
bầu cử, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 80 của Luật này.”
Và Khoản 4 Điều 80 của Luật này quy định:
“Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu cử vẫn
chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri thì kết quả bầu cử
lại được công nhận mà không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.”
Hiến pháp và Luật BCĐBQH đều không quy định
công dân bắt buộc phải tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, thì tại sao vẫn tham
gia, khi cho rằng bầu cử không thực chất? Nếu đâu đó trưng lên khẩu hiệu “tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội
và Hội đồng Nhân dân là quyền và nghĩa vụ của công dân”, thì đừng chấp, vì
đó chỉ là phát biểu riêng của một số cá nhân. Họ nói dzậy nhưng không nhất
thiết nghĩ và hành động như dzậy. Chính họ cũng tuyên bố, mọi người đều phải “sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật”, song bản thân lại thường xuyên vi phạm, thậm chí chà đạp
lên Hiến pháp và pháp luật.
Bởi vậy, nếu chẳng xem bầu cử đại biểu Quốc
hội là một trò tiêu khiển, thì chỉ nên tham gia khi bản thân nhận thức đó là
trách nhiệm, đồng thời dựa trên giả định, rằng bầu cử cũng có chút ít thực
chất, và ít nhất thì lá phiếu bầu của bản thân phải là thực chất. Đương nhiên,
không thể coi bản thân có tinh thần trách nhiệm và lá phiếu bầu của mình là
thực chất, nếu không hề biết hoặc không có đủ hiểu biết cần thiết về người ứng
cử mà cũng bầu, để rồi mới rời khỏi nơi bỏ phiếu đã chẳng nhớ nổi mình vừa bầu
ai, gạch ai.
Có một lý do khách quan có thể biện hộ chút ít
cho cử tri về chứng chóng quên tên người mà mình đã bầu. Đó là mỗi đơn vị bầu
cử có thể bầu đến ba đại biểu.
Khó khăn nhớ tên đại biểu sẽ giảm hẳn, hơn nữa còn thu được những ưu điểm khác
nữa, nếu mỗi đơn vị bầu cử
chỉ bầu đúng một đại biểu, như ở CHLB Đức và Pháp (xem Phụ lục 6).
Khá dễ thống nhất với những cử tri nghiêm túc
cái quan điểm, là muốn bầu cho một người ứng cử nào đó thì phải biết tương đối
rõ về người ấy. Song thế nào gọi là “biết”?
Đừng ngộ nhận là mình đã biết người ứng cử,
sau khi xem bức ảnh màu mè và đọc họ tên cùng mấy dòng trích ngang lý lịch ngắn
ngủi treo ở phòng bỏ phiếu. Hay sau khi mình may mắn thuộc vào một vài phần
nghìn cử tri được tham gia màn “Hội
nghị tiếp xúc cử tri”, để nghe mấy lời giới thiệu sơ sài về những người
ứng cử. Có lẽ những cử tri nghiêm túc ở Bến Tre, từng tham gia bầu Phó Bí thư
thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre Trần Văn Truyền làm đại biểu Quốc hội khóa X,
và bầu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng
Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền làm đại biểu Quốc hội khóa XII, đã tưởng
rằng họ biết đủ rõ về ông, cho đến ngày ông bị báo chí phanh phui đủ chuyện, khiến Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải điều tra và kết luận, dẫn tới việc một phần trong số tài sản tham nhũng bị thu hồi.
Đừng tưởng tiếp nhận được thông tin ca ngợi,
quảng cáo của đài báo chính thống thì mình đã có được thông tin khách quan và
chính xác. Một ví dụ thời sự điển hình, được bao người biết tới, là Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên kết sản
xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt). Hay đi ô tô mang biển kiểm soát 80B…, rồi nhiều lần xuất hiện trên đài báo chính thống, với quân hàm đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, lại được
nhiều tướng và sĩ quan cấp tá tháp tùng.
Vậy thì còn gì để nghi ngờ nữa? Tiếc rằng, với lòng tin ngây thơ, được báo chí
chính thống chắp thêm đôi cánh, 6 vạn người đã nhẹ nhàng sa vào cái bẫy bán hàng đa cấp
của tên trùm lừa đảo.
Tóm lại, mỗi cử tri trung thực và có tinh thần
trách nhiệm cần cân nhắc thận trọng. Chẳng bầu cho những người mình không tín
nhiệm đã đành, cũng không thể bầu cho những người mà mình không có đủ hiểu biết
về họ. Nói gọn lại, nguyên tắc bầu cử trung thực và có trách nhiệm phải là: KHÔNG BIẾT KHÔNG BẦU.
Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với Khẩu hiệu
02, một trong hai khẩu hiệu được văn bản hướng dẫn của số 1327/HD-BNV của Bộ Nội vụ (ban hành ngày
19/4/2011) quy định
phải treo ở “hai bên tường
phòng bỏ phiếu”. Nội dung của nó là: “Sáng
suốt lựa chọn những người tiêu
biểu có đủ đức, đủ tài bầu
vào Quốc hội…”. Rõ ràng, nếu cử tri không biết chắc một người ứng cử “có đủ đức, đủ tài” hay không, thì phải khiêm tốn mà thừa
nhận trung thực rằng mình KHÔNG BIẾT, và vì vậy KHÔNG BẦU cho người đó. Không
thể sĩ diện, làm như thể mình biết, rồi bầu bừa một cách vô trách nhiệm. Nếu
bầu cho người mà mình không biết có thật sự xứng đáng làm đại biểu Quốc hội hay
không, thì bản thân cũng không xứng đáng là cử tri.
Trường hợp xấu nhất là danh sách ứng cử chỉ có
những người mà mình không biết, hoặc biết nhưng không tín nhiệm. Nếu vậy thì
không thể bầu cho ai cả. Đó là kết luận mà mọi cử tri trung thực và có tinh
thần trách nhiệm đều phải rút ra.
Điều 74 Luật BCĐBQH 2015 quy định rằng “phiếu
gạch xóa hết tên những người ứng cử” là “phiếu bầu không hợp lệ”. Thì
đã sao? Không hợp lệ chỉ là quan niệm lệch lạc của phía cầm quyền. Đối với bản
thân cử tri, thì quan trọng nhất là lá phiếu phải hợp với lòng mình. Với người
tử tế, phiếu bầu bị coi là không hợp lệ nhưng vô hại vẫn còn tốt hơn hẳn, so
với phiếu bầu được coi là hợp lệ mà có hại cho Dân, cho Nước.
Cả những cử tri yêu chế độ và đồng cảm với
giới cầm quyền cũng chẳng cần phải băn khoăn, về việc lá phiếu bầu của mình bị
bộ máy tổ chức bầu cử của chế độ coi là không hợp lệ. Vì những lá phiếu trắng
không chỉ là vô hại, mà chúng còn có tác dụng thức tỉnh. Vâng, chúng nhắc nhở
những người ứng cử cần cố gắng hơn, và nhắc nhở bộ máy tổ chức phải thận trọng,
chu đáo hơn trong lần bầu cử tiếp theo. Ngược lại, nếu vì muốn làm hài lòng
giới cầm quyền, mà nhắm mắt bầu bừa cho cả những người mà mình không hề biết
hoặc không có đủ hiểu biết cần thiết, thì đó là hành vi tham gia lừa dối Nhân
dân, lừa cả bản thân người ứng cử và lừa chính bộ máy tổ chức bầu cử.
Cũng đừng tự dày vò, rằng mình thiếu hiểu biết
về những người ứng cử, bởi đó không phải là lỗi của bản thân, mà là lỗi của
chính cơ quan tổ chức bầu cử. Họ chẳng triển khai mọi biện pháp cần thiết, cũng
chẳng tạo mọi điều kiện cho những người ứng cử tự thể hiện, nhằm giúp tất cả cử
tri hiểu rõ về từng người ứng cử. Dù may mắn thuộc vào một vài phần nghìn cử
tri được tham gia “Hội nghị
tiếp xúc cử tri”, thì sau khi nghe mấy lời giới thiệu ngắn ngủi, cử tri
cũng không thể biết rõ từng người ứng cử “có
đủ đức, đủ tài” hay không.
Nếu ăn nói kém cỏi thì có thể tạm coi là không “đủ tài”. Nhưng nếu nói năng
rất hay thì chưa thể coi là “đủ
đức”, bởi vì đám đạo đức giả thường ăn nói giỏi hơn người. Hơn nữa, một
khi những người ứng cử chỉ độc diễn kể lể về bản thân, chứ họ không hề công
khai tranh luận với nhau, thì làm sao cử tri có thể biết được ai đúng ai sai,
ai hơn ai kém, để mà “sáng
suốt lựa chọn những người tiêu biểu” theo
yêu cầu của Khẩu hiệu 02?
4.3. Phân thân đôi ngả?
Bài học “KHÔNG
BIẾT KHÔNG BẦU“ đã
được rút ra ở cuối bài “Não lòng với
Hiến pháp“. Những tưởng như thế là đã rõ phương châm hành động. Ai
dè đến bài này thì ta lại vương vào một mối băn khoăn mới, khó tìm ra câu trả
lời thỏa đáng.
Nhận thức quan trọng vừa thu được là: Luật BCĐBQH 2015 vi phạm nghiêm trọng tất cả bốn nguyên tắc bầu cử “phổ
thông”,”bình đẳng”, “trực tiếp” và “bỏ phiếu kín”, được hiến định tại Điều 7 Hiến pháp
2013. Hơn nữa, nếu không có thay đổi đột biến, truyền thống vi
hiến của các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trước đây lại có thể được tiếp diễn.
Bên cạnh những hệ quả vi hiến tất yếu của Luật BCĐBQH, còn vô số hành vi vi
hiến được bộ máy tổ chức chủ động “sáng
tạo” ngoài khuôn khổ pháp
luật. Vậy phải ứng xử sao đây?
Nếu vì thế mà không đi bầu đại biểu Quốc hội,
thì lại đánh mất một cơ hội, để thể hiện chính kiến công dân và đóng góp cho
mục tiêu bầu ra một Quốc hội tốt hơn trước, cho dù tỷ trọng của một lá phiếu cử
tri là rất nhỏ. Và nếu không đi bầu thì lại áy náy về trách nhiệm công dân, mặc
dù trách nhiệm đó do mình tự đặt ra cho bản thân, chứ không hề được hiến định.
Song nếu tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội được tiến hành theo một Luật BCĐBQH vi hiến, lại bị những thế lực “không ngại vi hiến” chi phối toàn diện và triệt để, thì
lại tòng phạm trong việc vi phạm Hiến pháp. Sự tham gia của đông đảo cử tri sẽ
khiến thế lực cầm quyền chủ quan, yên tâm rằng họ đã luật định rất đúng, hoặc
dù có luật định sai thì dân trí thấp đến mức chẳng ai nhận ra mà phản ứng, nên
cũng chẳng cần phải sửa.
Thực trạng vi hiến khiến những công dân vừa có
ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc và Nhân dân, vừa tôn trọng pháp luật hiện
hành, lâm vào tình trạng khó xử, băn khoăn đứng trước ngã ba đường. Cả hai ngả
đều vấp phải cái quá dở. Biết chọn ngả nào đây?
Chẳng thể phân
thân, mong vẹn toàn đôi
ngả. Nên mỗi người phải tự cân nhắc và quyết định, sao cho phù hợp
nhất với lương tâm và quan điểm của chính mình.
* * * * * * * * * *
Phụ lục 1: Biện pháp đảm bảo cho cử tri có thể
bỏ phiếu kín
Khoang viết phiếu kín đáo cho từng cử tri đã
được sử dụng hơn một trăm năm (Ảnh 1). Kín đáo nhất là che cả bốn phía, và để
tiết kiệm thì có thể dùng vải treo lơ lửng, chỉ che nửa người trên (Ảnh 2). Nếu
ai đó cố ngụy biện, rằng như vậy cũng đã quá tốn kém, thì hãy nhớ tới đống tiền
vung vãi cho rừng cờ quạt biểu ngữ. Chỉ cần bớt một phần nhỏ những khẩu hiệu “muôn năm”, “đời đời”, “nhiệt liệt”… thì đã thừa vải
để che chắn các khoang bầu cử (Ảnh 3 và 4). Thậm chí, có thể dùng chính cờ
quạt, biểu ngữ mà che chắn (Ảnh 5). Một số nơi chỉ che kín phía trước mặt
và hai bên, còn phía sau được che chắn bởi chính thân thể cử tri (Ảnh 6). Trong
trường họp ấy thì cử tri thường đứng chứ không ngồi, để khi cúi gập người mà
viết thì che kín lá phiếu, đến mức người đứng sau khó nhìn thấy. Trong Ảnh 7 là
một kiểu bảo mật bầu cử độc đáo ở Trung Quốc. Nhờ cái hốc gỗ đủ hẹp được che
hai bên, phía trước và cả phía trên, dù cử tri ngồi hay đứng để viết thì người
khác đứng ở đâu cũng không nhìn thấy lá phiếu, và camera đặt ở đâu cũng không
thể ghi hình. Còn ở Mỹ thì có cả những khoang bầu cử gọn nhẹ, có thể gấp lại
như một chiếc va li nhỏ khi không sử dụng (Ảnh 8).
Điều đáng nói là: Khoang bầu cử không phải là
thứ đặc sản dành riêng cho những xứ giàu có văn minh, mà còn được phổ cập ở cả
những vùng nghèo hẻo lánh (Ảnh 9, 10, 11 và 12). Tiếc rằng, trong khi khoang
bầu cử được thiết lập nghiêm túc ở cả hai nước láng giềng Lào (Ảnh 13) và
Campuchia (Ảnh 14), thì chúng vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam. Không hiểu bao giờ
thì trình độ tổ chức bầu cử của giới cầm quyền Việt Nam mới đuổi kịp đồng
nghiệp ở Lào và Campuchia?
Ghi chú: Các bức ảnh trên được sưu tầm từ internet. |
Phụ lục 2: Văn bản dưới luật quy định về bầu
cử đại biểu Quốc hội
Để các nhà lập pháp không ngụy biện, rằng đã
hoặc sẽ có văn bản hướng dẫn dưới luật, cần lưu ý rằng văn bản “Hướng dẫn trình
tự tổ chức bỏ phiếu, nội quy, trang trí phòng bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân khóa 2011 – 2016” (số 1327/HD-BNV, ngày 19/4/2011) của Bộ Nội vụ không hề đề cập đến biện pháp để đảm bảo nguyên tắc “bỏ phiếu kín”, thậm chí
không hề nhắc tới chữ “kín”.
Nó quy định tỉ mỉ từng chi tiết, như “cờ
chuối có màu hồng, xanh, tím… không dùng màu đen và trắng”, cả nội dung và
vị trí chính xác của “Khẩu
hiệu 01” và “Khẩu hiệu 02”. Song nơi viết
phiếu của cử tri chỉ được thể hiện trong Sơ đồ Mẫu 02 (kèm theo Hướng dẫn) bằng
một hình chữ nhật dài, không hề có ghi chú nào liên quan đến yêu cầu “bỏ phiếu kín”.
Về khía cạnh này thì Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 1/2/2016 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã tiến bộ hơn, vì có thêm câu sau:
“Nơi cử tri viết phiếu bầu cần có các vách
ngăn để bảo đảm cử tri “bỏ phiếu kín” theo quy định của pháp luật về bầu cử.”
Tuy nhiên, khó có thể đánh giá quá cao Thông
tư ấy. Vì sao?
Một mặt, tuy Thông tư số 02/2016/TT-BNV bổ
sung thêm hướng dẫn về vách ngăn để bảo đảm cho cử tri “bỏ phiếu kín”, nhưng
đồng thời nó lại mắc phải những lỗi mới, mà Hướng dẫn số 1327/HD-BNV ngày
19/4/2011 không mắc phải. Ví dụ, Thông tư số 02/2016/TT-BNV quy định vị trí
chính xác để treo Khẩu hiệu 01 và Khẩu hiệu 02, nhưng lại chẳng viết nội dung
của hai khẩu hiệu ấy là gì. Ví dụ khác, Thông tư số 02/2016/TT-BNV viết rõ ràng
rằng: “Cổng ra vào và khu vực
bên ngoài phòng bỏ phiếu được trang trí theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo thông
tư này” và “Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu
được trang trí theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo thông tư này”. Song trong
Mẫu số 01 và Mẫu số 02 (kèm theo Thông tư) lại không hề có vị trí nào để treo
danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử, trong khi quy định rất chi
tiết vị trí chính xác của những thứ khác (như cờ quạt, khẩu hiệu, biểu ngữ,
danh sách cử tri…). Không có tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử, thì cử tri
phải bầu mò 100% hay sao?
Mặt khác, chưa chắc quy định “cần có các vách ngăn…” của Thông tư số 02/2016/TT-BNV còn
sống sót để “đi vào cuộc
sống”, bởi lẽ chưa kịp rời khỏi Bộ Nội vụ thì nó đã bị… bay hơi. Thật vậy,
quy định ấy không hề xuất hiện trong bài “Bộ Nội vụ hướng
dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021”, được đăng tại mục “Giới
thiệu văn bản mới” trên
trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ. Bài giới thiệu ấy chỉ viết: “Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu
được trang trí theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.” Trong khi Mẫu số 02 ấy lại chỉ vẽ một hình chữ nhật thật dài với chú thích “Bàn để cử tri lựa chọn đại biểu”,
hoàn toàn không có biểu hiện gì của yêu cầu kín hay hở.
Vị trí treo danh sách và tiểu sử tóm tắt của
những người ứng cử đã từng được quy định rõ trong Mẫu số 01 kèm theo Hướng dẫn
số 1327/HD-BNV của Bộ Nội vụ (ban hành năm 2011). Nội dung chính xác của Khẩu
hiệu 01 và Khẩu hiệu 02 đã từng được quy định hai lần trong Hướng dẫn số
1327/HD-BNV và Mẫu số 02 kèm theo. Song 5 năm sau, những quy định ấy đã biến
khỏi Mẫu số 01 và Mẫu số 02 kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ
(ban hành năm 2016). Vậy lấy gì để đảm bảo, rằng quy định “cần có các vách ngăn…” trong Thông tư số 02/2016/TT-BNV sẽ
được tái hiện trong các văn bản hướng dẫn sau này của Bộ nội vụ?
Thực tế kể trên càng chứng tỏ: Quốc hội phải quy định đầy đủ
những điều cần thiết trong Luật BCĐBQH để đảm bảo bốn nguyên tắc bầu cử đã được
hiến định. Không thể ỷ
lại, phó mặc cho các cơ quan hành pháp ban hành văn bản dưới luật, để rồi chẳng
thiếu thứ này thì lại thiếu thứ khác. Cũng không thể đòi hỏi các cấp thực thi
phải tìm kiếm, xem có những văn bản hướng dẫn dưới luật nào mới được ban hành,
rồi bói xem chúng đã quy định đầy đủ mọi điều cần thiết hay chưa, và nếu còn
thiếu thì phải vá víu từ đâu.
Phụ lục 3: Về việc tổ chức bỏ phiếu bầu cử cho
cử tri vãng lai
Nguyện vọng hàng đầu và cũng là quyền lợi tối
thiểu của cử tri, là bầu ra các đại biểu Quốc hội đại diện cho địa phương mà họ
sinh sống lâu dài. Vì vậy, khi chấp nhận cho cử tri vãng lai bỏ phiếu một cách
thực chất, thì cũng phải chấp nhận cho họ lựa chọn từ danh sách ứng cử của đơn
vị bầu cử “gốc”, tức là
đơn vị bầu cử tại nơi mà họ sinh sống, chứ không phải tại nơi mà họ chỉ đến
chữa bệnh, an dưỡng hay bị tạm giam trong một thời gian ngắn. Nghĩa là cử tri
vãng lai phải được nhận phiếu bầu in sẵn từ đơn vị bầu cử “gốc” và phiếu bầu của họ phải được chuyển
trở về đơn vị bầu cử “gốc” để kiểm phiếu.
Song khu vực bỏ phiếu được thiết lập ở bệnh
viện, nhà an dưỡng, trại tạm giam… (theo quy định của Điều 12 Luật BCĐBQH 1997 và Điều 11 Luật BCĐBQH 2015) khó lòng đáp ứng được nhu cầu bầu cử quá phân tán của
nhiều cử tri vãng lai. Nơi đó chỉ có phiếu bầu in sẵn họ tên của những người
ứng cử của đơn vị bầu cử sở tại, chứ không có phiếu bầu ghi cả họ tên của những
người ứng cử thuộc bao đơn vị bầu cử khác rải khắp muôn phương.
Vậy nên, nếu những người đi chữa bệnh, an
dưỡng và những người bị tạm giam được và chỉ được tham gia những cuộc bầu cử
được tổ chức tại bệnh viện, nhà an dưỡng và trại tạm giam, thì đó cũng chỉ là
tham gia bầu cử một cách giả tạo. Họ chỉ được bầu những người ứng cử mà bản
thân hoàn toàn không quan tâm và cũng chẳng hề hiểu biết. Hơn nữa, những đại
biểu Quốc hội được bầu ở đó đại diện cho đơn vị bầu cử sở tại, hơn là đại diện
cho các cử tri vãng lai. Như vậy, về thực chất thì những cử tri đang xét cũng
không được hưởng quyền bầu cử đích thực. Tức đây cũng là một dạng vi phạm
nguyên tắc bầu cử “phổ thông”.
Ngoài ra, việc để cho cử tri vãng lai tham gia
bầu cử nhằm xác định đại biểu đại diện cho đơn vị bầu cử sở tại còn vi phạm
nguyên tắc “bình đẳng” giữa các vùng miền, tạo ra kết quả sai
lệch so với nguyện vọng đích thực của đa số cử tri địa phương. Chẳng hạn, giả
sử ở đơn vị bầu cử A chỉ có vị Y là người ứng cử sinh sống và làm việc trên
chính địa bàn của đơn vị bầu cử ấy, còn những người ứng cử khác đều đến từ các
vùng khác, do được Hội đồng bầu cử quốc gia phân về. Thông thường thì đa số cử
tri của đơn vị bầu cử A muốn bầu cho vị Y để đại diện cho địa phương mình.
Nhưng các cử tri vãng lai đang bị tạm giam tại nơi đó lại gạch tên vị Y, đơn
giản vì vị ấy là công an. Hoặc các cử tri vãng lai đang điều trị tại những bệnh
viện nằm trên khu vực đó gạch tên vị Y, để bầu cho những người khác, vì muốn
ủng hộ người ứng cử là đồng hương của họ. Hậu quả là vị Y bị trượt và không có
đại biểu Quốc hội nào thực sự đại diện cho địa phương ấy, chỉ vì ở đó có trại
giam đủ to, hay mấy bệnh viện đủ lớn.
Sáng kiến cho phép thành lập các khu vực bỏ
phiếu cho cử tri vãng lai có lẽ xuất phát một phần từ căn bệnh hình thức. Phía
lập pháp chỉ cố quy định bằng được, rằng việc bỏ phiếu của một loại cử tri nào
đó phải diễn ra, nhằm chứng tỏ mình tôn trọng quyền bầu cử của đối tượng ấy,
chứ chẳng quan tâm và cũng chẳng đủ sức quan tâm, xem việc bỏ phiếu ấy có thực
sự chính đáng và có thể diễn ra một cách hợp lý, tử tế hay không.
Phụ lục 4: Bầu cử nghị sĩ Quốc hội ở CHLB Đức
Theo Luật về các đảng chính trị của CHLB Đức, các đảng phải là những hiệp hội của công dân muốn tác
động vào quá trình hình thành ý muốn chính trị của nhân dân và muốn tham gia
đại diện cho nhân dân trong Quốc hội Liên bang và Quốc hội của các bang; và một
hiệp hội sẽ đánh mất cương vị đảng hợp pháp nếu trong vòng 6 năm không tham gia
bầu cử Quốc hội Liên bang hay Quốc hội của các bang với danh sách đề cử riêng (Điều 2). Tức
là việc đề cử nghị sĩ Quốc hội không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ pháp định
của các đảng. Trong bối cảnh văn minh ấy, không một thế lực nào, kể cả đảng
đương cầm quyền, dám mơ tưởng đến việc dùng những thủ đoạn xấu xa để cản trở
các đảng khác đề cử nghị sĩ Quốc hội.
Theo quy định, mỗi cử tri Đức được bỏ một lá
phiếu với hai ý kiến bầu cử. Ý kiến thứ nhất bầu cho một cá nhân ứng cử tại đơn
vị bầu cử của cử tri. Ý kiến thứ hai bầu cho một đảng tham gia bầu cử tại đó
với một danh sách đề cử. Ý kiến thứ nhất được dùng để xác định cho mỗi đơn vị
bầu cử một nghị sĩ Quốc hội, tổng cộng là 299 nghị sĩ đại diện cho 299 đơn vị
bầu cử. Ý kiến thứ hai được dùng làm cơ sở để phân chia tỷ lệ ghế nghị sĩ Quốc
hội cho các đảng, trong đó các nghị sĩ còn lại (ngoài số 299 nghị sĩ đã được
xác định đích danh bởi ý kiến thứ nhất) được lấy từ danh sách đề cử của các
đảng.
Sáu đảng đạt tỷ lệ phiếu bầu từ 5% trở lên theo ý kiến
bầu cử thứ hai, để được tham gia Quốc hội và chia nhau 631 – 299 = 332 ghế nghị
sĩ còn lại, là CDU, SPD, DIE LINKE, GRÜNE và CSU, với tỷ lệ phiếu bầu tương ứng
là 34,1%, 25,7%, 8,6%, 8,4% và 7,4%. Tức là không có đảng nào đạt được trên 50% phiếu bầu.
Ví dụ này cho thấy, trong một chế độ thực sự
dân chủ và tôn trọng quyền ứng cử của công dân, như CHLB Đức, nếu đòi hỏi người
trúng cử phải đạt trên 50% phiếu bầu, thì sẽ chỉ bầu được một phần nhỏ của số
nghị sĩ Quốc hội cần bầu.
Phụ lục 5: Quy định về trúng cử tại CHLB Đức
và Pháp
Điều 5 Luật Bầu cử CHLB Đức quy định:
“Mỗi đơn vị bầu cử được bầu một nghị sĩ. Trúng cử là người ứng cử nhận được nhiều phiếu
nhất. Trong trường hợp số phiếu bằng nhau thì phụ trách đơn vị
bầu cử quyết định bằng cách rút thăm.”
Với quy tắc này, bao giờ mỗi đơn vị bầu cử
cũng bầu ra được đúng một nghị sĩ cần thiết. Một điều nữa đáng lưu ý là quy
định: “Trong trường hợp số
phiếu bằng nhau thì phụ trách đơn vị bầu cử quyết định bằng cách rút thăm”.
Nó khác hẳn quy định ở Việt Nam, tại Điều 78 Luật BCĐBQH 2015:
“Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều
người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn
định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.”
Theo đó, nếu có hai người ứng cử được số phiếu
bầu bằng nhau, thì Quốc hội CHXHCN Việt Nam ưu tiên tiếp nhận cụ già 90 tuổi,
chứ không phải bạn trẻ mới 45 tuổi. Ngạc nhiên chưa? Cứ tạm coi các cụ già vẫn
còn tỉnh táo và dồi dào sức khỏe giống hệt thanh niên, thì rõ ràng quy định này
vi phạm nguyên tắc bầu cử “bình
đẳng” (giữa các lứa tuổi).
Pháp áp dụng một quy tắc bầu cử khác. Mỗi đơn vị bầu cử được bầu đúng một trong tổng số 577
nghị sĩ Quốc hội, với không quá hai vòng bầu cử. Trong lần bầu cử ban đầu,
trúng cử là người có được sự ủng hộ củađa số tuyệt đối (tức là hơn 50%) trong tổng số
phiếu bầu và đồng thời đạt được phiếu thuận của hơn 25% số cử tri đăng ký tại
đơn vị bầu cử ấy (kể cả những cử tri không đến bỏ phiếu). Đơn vị bầu cử nào không
có ai trúng cử tại lần bầu thứ nhất thì tiến hành bầu lần thứ hai. Trong lần
bầu thứ hai, chỉ một phần ứng cử viên được tham gia tiếp, đó là những người đã
được ít nhất 12,5% số phiếu thuận của toàn bộ cử tri (đã đăng ký tại đơn vị bầu
cử) tại vòng một, và thắng cử là người đạt được sự ủng hộ của đa số tương đối (tức là giành được nhiều phiếu nhất).
Như vậy, chỉ những đơn vị bầu cử mà mọi người ứng cử đều đạt được phiếu thuận
của ít hơn 12,5% cử tri đăng ký thì mới không tiến hành bầu cử vòng hai. Còn
khi đã được tiến hành vòng hai thì nhất định có người trúng cử. Về lý thuyết,
vẫn có thể tồn tại những đơn vị bầu cử không bầu ra được nghị sĩ Quốc hội (vì
không đủ tiêu chuẩn để tổ chức bầu cử vòng hai), nhưng khả năng đó thấp hơn
nhiều so với quy tắc đòi hỏi người trúng cử bắt buộc phải “được quá nửa số phiếu hợp lệ”,
như trong Luật BCĐBQH của CHXHCN Việt Nam.
Phụ lục 6: Về quy tắc “mỗi đơn vị bầu cử chỉ được bầu một đại biểu
Quốc hội”
Quy tắc này được áp dụng ở nhiều nước và có
nhiều ưu điểm. Chẳng hạn, cử tri sẽ cân nhắc kỹ hơn là mình nên bầu cho ai, và
cũng dễ nhớ hơn là mình đã bầu cho ai, để theo dõi xem người đó thể hiện thế
nào trong vai trò đại biểu Quốc hội (nếu trúng cử). Và rồi mỗi đại biểu Quốc
hội sẽ là người duy nhất phải đứng ra chịu trách nhiệm trước cử tri thuộc đơn
vị bầu cử của mình, không thể thoái thác và dồn lên vai đại biểu khác. Hơn nữa,
trong trường hợp số người ứng cử bị hạn chế như ở Việt Nam, để đảm bảo số người
ứng cử nhiều hơn số người trúng cử, muốn bầu ra 500 đại biểu Quốc hội thì phải
chấp nhận ít nhất 1000 người ứng cử. Như vậy sẽ có thêm ít nhất 1000 – 832 =
168 người có cơ hội lọt vào danh sách ứng cử chính thức, tăng 20,19% so với kỳ
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vào năm 2011. Đó rõ ràng là một cải thiện
dân chủ.
Quy tắc “mỗi
đơn vị bầu cử chỉ được bầu một đại biểu Quốc hội” có lợi hơn hẳn như vậy, tại sao nó
không được áp dụng ở Việt Nam? Có lẽ do thế lực cầm quyền chẳng lo cải thiện
dân chủ, mà chỉ muốn hạn chế danh sách ứng cử, nhằm gia tăng khả năng trúng cử
của bản thân và đồng đội. Nếu mỗi đơn vị bầu cử chỉ được bầu một đại biểu, thì
kể cả trong trường hợp chỉ có hai người ứng cử, vẫn có thể trượt cả hai khi họ
đều đạt 50% số phiếu bầu, nghĩa là không ai “được
quá nửa số phiếu hợp lệ”. Còn nếu mỗi đơn vị bầu cử được bầu hai đại biểu
từ ba người ứng cử, hoặc bầu ba đại biểu từ bốn hay năm người ứng cử, thì khi
những người ứng cử có uy tín gần giống nhau, tất cả họ đều có thể “được quá nửa số phiếu hợp lệ”.
Một lần nữa ta thấy được tính chất phản động của “sát thủ hóa trang thánh thiện”,
là cản trở việc áp dụng quy tắc bầu cử hợp lý. Một lý do khác khiến nhà cầm
quyền khó chấp nhận quy tắc “mỗi
đơn vị bầu cử chỉ được bầu một đại biểu Quốc hội”, là họ khó cài người từ
trung ương về ứng cử ở địa phương. Bởi khi đó, nếu người ứng cử của địa phương
trúng cử thì người của trung ương trượt; còn nếu người của trung ương trúng cử
thì chẳng có ai đại diện cho địa phương.
Hà Nội, ngày 21/3/2016
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire