Hội
nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương ( Asia Pacific Economic Cooperation- APEC) lần thứ 26 đã diễn ra trong
trong bối
cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) vào ngày 17.11.2018 tại thủ đô Port Moresby
của Papua New Guinea (PNG) với sự tham dự
của lãnh đạo 21 quốc gia thành
viên. Sau hai ngày thảo luận chung về những chương trình hợp tác
kinh tế , hội nghị đã kết thúc mà không công bố một tuyên bố chung .
Justin Trudeau, thủ tướng Gia Nã Đại cho biết lý do hội nghị đã không tìm được đồng thuận cho một tuyên bố chung vì những quan điểm dị biệt về vấn đề thương maị. Thay vào đó Zhang Xiaolong, phát ngôn nhân bộ ngoại giao TC loan báo, Thủ tướng Peter O'Neill của nước chủ nhà thừa sự ủy nhiệm các nước tham dự sẽ cho ra tuyên bố Chủ tịch (Chairman’s Statement) với nội dung các quốc gia thành viên cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức cũng như các biện pháp cản trở thương mại, đồng thời tiếp tục thương thảo việc thành lập Hiệp định Thương mại tự do của châu Á - Thái Bình Dương, khu vực chiếm 40% dân số thế giới, chiếm một nửa thương mại toàn cầu về số lượng và khoảng 60% về kinh tế thế giới. Apec được thành lập vào năm 1989.
Hai
gã khổng lồ hiện diện trong Hội nghị .
Tập Cận Bình Và Mike Pence . Ảnh Aaron Favila |
Đáp lại những phê bình của Pence, Chủ tịch cộng đảng và nhà nước Tập Cận Bình cáo buộc Mỹ theo đuổi một chính sách ích kỷ. Tập kêu gọi các nước bác bỏ chủ nghiã bảo hộ kinh tế và chủ nghiã đơn phương, đồng thời cảnh cáo Mỹ "Lich sử minh chứng, mọi cuộc xung đột bất cứ dưới dạng chiến tranh lạnh hay chiến tranh thực sự cũng sẽ không có kẻ thắng "
Các tham dự viên Hội nghị than phiền sự tranh chấp giưã hai cường quốc kinh tế đã gây ra tai hại cho nhiều quốc gia khác rồi. Và Thủ tướng Peter O'Neill nhắc nhở Mỹ và TC "Cả thế giới đang lo sợ và mong đợi hai cường quốc phải ngồi lại tìm một giải pháp". Ông cáo buộc Hội nghị không có tuyên bố chung. "Nguyên do là có hai gã khổng lồ trong phòng họp"
Úc và Mã Lai Á chỉ trích
Trong phần phát biểu, Thủ tướng Úc Scott Morrison nhấn mạnh "không có quốc gia nào muốn bảo hộ hay chiến tranh thương maị cả". Mahathir Mohamad, thủ tướng Mã Lai Á so sánh tranh chấp giưã Mỹ và TC đã tạo thiệt hại cho nền thương mại tự do trong khu vực tương tự như quyết định Anh rời Liên minh minh Âu châu.Thủ Tướng Nga Dmitri Medwedew cũng lên tiếng cảnh báo hậu quả của chủ nghĩa bảo hộ .
Bên lề hội nghị Phó tổng thống Pence hứa giúp nước PNG xây dựng một mạng lưới điện. Dự án kéo dài đến năm 2030, tham gia còn có Nhật, Úc và Tân Tây Lan. Đến nay chỉ có 13 % dân nước này được cung cấp điện. Trong những năm tới dự án hy vọng sẽ cấp điện cho 70 % dân chúng. Ngoài ra Pence loan báo Mỹ sẽ cùng Úc thiết lập một căn cứ quân sự mới ở PNG.
Mặc dù tranh chấp, TC vẫn đạt xuất siêu đối với Mỹ trong tháng 9 ( 34,12 tỉ USD) và tháng 10 ( 31,78 tĩ USD) . Trước ngày khai mạc Hội nghị APEC, Tổng thống Trump cho biết TC đã chấp nhận danh sách 142 điểm mà Mỹ đòi hỏi, nhưng chưa đầy đủ. Ông sẽ thảo luận với Tập trong Hội nghị G20 của 20 nước kỹ nghệ lớn dự kiến tổ chức tại Á Căn Đình vào cuối tháng 11 này và hy vọng sẽ tìm được giải pháp cho cuộc tranh chấp thương mại giữa hai nước.
Đảo quốc PNG ở Thái Bình Dương, nhưng về phương diện điạ lý lại thuộc Châu Úc, có khoảng 8 triệu dân là quốc gia nghèo nhất trong số 21 thành viên của Cộng đồng kinh tế APEC. Phần lớn dân PNG sống trên đồi núi, hay các vùng hèo lánh. PNG là một trong nhiều quốc gia đã ký thỏa ước gia nhập sáng kiến một vành đai, một con đường và đã nhận nhiều tài trợ cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó Đại sảnh Hội nghị do các công ty TC xây cất.
Vũ Ngọc Yên
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire