Chuyên gia Nguyễn Gia Hảo chia sẻ:
Mấy hôm nay trên mạng có nhiều ý kiến phản đối về dự định giao cho nhà thầu
TQ làm đường "Cao tốc Bắc-Nam", tôi đã bình luận đôi điều và được
nhiều bạn hỏi về chuyện này... Băn khoăn suy nghĩ và cuối cùng buộc phải nêu
lại ý kiến của mình lên trên mạng cá nhân để chia sẻ với mọi người như sau:
Đường cao tốc Bắc-Nam
Bấy lâu nay, nhiều người, kể cả "tư lệnh ngành", từng giải thích
lý do ta phải dành tới 90% các hợp đồng EPC cho các nhà thầu TQ vì họ chào giá
"rẻ nhất"!
Là một người của TCTy Technoimport, Cục kiêm TCTy Nhập khẩu Thiết bị Toàn
bộ và Trao đổi kỹ thuật (thuộc Bộ Ngoại thương cũ) được cử đi học lớp học về "Mua sắm quốc tế", trong đó có đấu thầu, do ADB và UNCTAD
tổ chức tại Manila để sau đó trực tiếp làm việc với WB về hồ sơ đấu thầu và tổ
chức việc đấu thầu mua thiết bị cho 3 công trình thủy lợi đầu tiên dùng vốn vay
của WB từ những năm sau khi thống nhất đất nước.
Theo Hướng dẫn của WB, cả ADB, và chắc của nước nào cũng vậy, đều quy định
rằng chủ thầu sẽ ký hợp đồng với nhà thầu nào chào giá "được coi là giá rẻ
nhất" (considered as the lowest price) chứ đơn thuần không chỉ là
"giá rẻ nhất" (the lowest price) như có người đã giải thích ngay cả
trong QH!
Hơn nữa, trong các hợp đồng phải có các chế tài phạt do không đúng theo yêu
cầu của đơn thầu, không đạt công suất, chậm tiến độ...lạ hơn nữa, hiện nay
nhiều (hầu hết) dự án đã được “mua bán theo hình thức đấu thầu” rồi mà nhà thầu
còn đòi nâng giá, cá biệt lên gấp đôi so với giá chào và ký hợp đồng vì lý do
"trượt giá"! Thế còn gì là “giá rẻ nhất”! Còn gì là đấu thầu!...
Việc định giao cho Cty của TQ lại làm đường cao tốc Bắc-Nam, xin lưu ý
rằng, trong biên chế của Quân đội TQ có cả binh chủng được gọi là "bộ đội
đường sắt"… Thủ tướng mới của Malaysia đã hủy nhiều công trình làm với TQ,
trong đó có đường bộ và đường sắt với trị giá lên tới cả ngàn tỷ USD, vì thủ
tướng cũ đang bị lên án "đi đêm" (ăn hối lộ của nhà thầu TQ)...và
cũng còn nhiều vấn đề về an ninh chính trị, kinh tế và cả quốc phòng... (Xin
đọc " Cuộc xâm lăng thầm lặng" (của TQ) đối với trường hợp của Úc để
tự vấn).
Bị Malaysia loại bỏ dự án, và, chắc cũng chẳng phải vì vậy (mất thị
trường/khách hàng), mà với âm mưu như đối với Malaysia, nay TQ lại muốn
"dụ khị" VN dành cho họ được làm đường cao tốc Bắc-Nam.
Nhiều bài học với TQ chưa tỉnh hay sao mà lại định giao cái "xương
sống" của mình cho TQ . Riêng về đường sắt, nhãn tiền là "Đường sắt
trên cao" ở Hà nội, chỉ có chưa đầy 20km, là một điển hình rất rất rất...
xấu rồi! Về đường bộ, ở một tỉnh Miền Trung, từng giao cho nhà thầu TQ làm, vừa
khánh thành xong thì mặt đường đã xuất hiện “ổ trâu”, “ổ bò”, "ổ
voi"...đào lên mới thấy trong nền đường có cả rác rưởi (cả xốp nhựa) ...
Xin lưu ý thêm, trước đây, WB chỉ tập trung về việc nghiên cứu đánh giá xếp
hạng các nước tham nhũng "ăn hối lộ", cách đây mấy năm, lại có cả
đánh giá các nước "đưa hối lộ", trong đó TQ được đứng hàng đầu về
chuyện này (sẵn sàng "chung chi" tới 30, thậm chí 50%)…! Hình như đã
thành một "quy luật": nước nào tham nhũng nhiều thì càng thích làm ăn
với TQ (?)
Đường cao tố Bắc-Nam, có thể coi là “xương sống” của cả nước, dự án lớn như
vậy, ngoài mặt kinh tế-kỹ thuật, còn liên quan tới an ninh, quốc phòng, xã
hội…, phải hết sức thận trọng, cần lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp nhân
dân, phải đúng quy trình ra quyết định, theo luật pháp, phải có sự tham gia và
giám sát độc lập của những người am hiểu luật pháp, kinh tế, kỹ thuật…, ngay từ
đầu, tuyệt đối tránh tình trạng “áo gấm đi đêm”, tránh thủ đoạn “xé nhỏ để dễ
thông qua”, cuối cùng là “con voi vẫn chiu qua được lỗ kim” ngân sách… như đã
từng xảy ra đối với nhiều công trình đang và sẽ để lại những hậu quả nghiêm
trọng về nhiều mặt mà nhiều thế hệ sau này phải gánh chịu, trước tiên là trả
nợ…
Nhân loại hỡi hãy cảnh giác!
PS: Cũng xin nêu thêm để vài anh chị ngoài ngành thương mại tỏ tường là hiện
nay người ta đang lẫn lộn giữa 2 phương thức mua bán, đó là đấu thầu và đấu
giá. Đấu thầu (bidding) là người mua/thuê ký hợp đồng với người bán/người cung
cấp dịch vụ nào chào với giá (được coi là) rẻ nhất. Đấu giá (auction) là người
bán sẽ bán cho ai trả với giá cao nhất, điều quan trọng là định giá ban đầu là
bao nhiêu cho sát với thị trường và ai là người định giá và thẩm tra việc định
giá....
Buồn một nỗi, ở ta thường là định giá thấp và không công khai nên nhiều
trường hợp lại bán cho ai trả giá thấp ( Td: Cảng Quy nhơn, trị giá cả 1400 tỷ,
người ta định giá có 140 tỷ để bán "cho nhau", vụ này có lúc đã khui
ra, song, nay thấy "êm êm", không rõ đã "chìm xuồng"
chưa?).
Bài học của Liên xô sau khi tan rã, người ta cổ phần hóa bằng cách làm
"nội bộ", cuối cùng là tài sản của 70 năm tích lũy khi
"bán" (cổ phần hóa) chỉ bằng 6% trị giá thực và vì vậy trong thời gian
rất ngắn (20 năm) số tỷ phú của Nga tăng hơn hẳn số tỷ phú của 200 năm nước Mỹ!
Với cung cách tham nhũng như hiện nay, không hiểu ở ta đã có bao nhiêu "tỷ
phú đỏ"(?).
Hình như đã hình thành một "quy luật" ở đâu có tham nhũng nhiều thì ở đó người ta thích làm ăn với TQ(?!)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire